Các biện pháp giúp ngăn ngừa dịch bệnh Công nghệ 10

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I - NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI

Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiểm ẩn trong đất, trong các bụi cây, cỏ ở bờ ruộng

Sử dụng hạt, giống cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Các biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh nhân dân ta áp dụng các biện pháp: cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng, …; xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh.

II - ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI

1. Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh.

Mỗi một loại sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Ở giới hạn nhiệt độ này, sâu bệnh sinh trưởng mạnh nhất. Ngoài giới hạn sâu hại ngừng hoạt động, thậm chí còn bị chết.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại

Ví dụ:

- Nhiệt độ từ 250 – 300C, độ ẩm cao, nấm phát triển

- Nhiệt độ từ 450 – 500C, nấm bị chết

2. Độ ẩm không khí và lượng mưa

Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm, côn trùng có thể bị chết

Nhiệt độ và độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu bệnh trồng qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh hại.

Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn phong phú của chúng.

3. Điều kiện đất đai

Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại.

- Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh ôn đạo, bạc lá.

- Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bệnh tiêm lửa.

III - ĐIỀU KIỆN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC

Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển.

Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón làm sâu bệnh phát triển mạnh.

Bón phân nhiều, đặc biệt là phân đạm làm tăng tính nhiễm bệnh cây trồng, bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển.

Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng.

IV - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH

Ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng trên đồng ruộng

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh

Chỉ sau một vài ngày ổ dịch sẽ lan ra khắp cánh đồng. Khi phát hiện có ổ dịch, nếu có biện pháp diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.

D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Đáp án: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

Giải thích: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm – SGK trang 49

Câu 2: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.

D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Đáp án: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

Giải thích:Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh là có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối – SGK trang 49

Câu 3: Nguồn sâu bệnh hại:

A. Sâu non.

B. Trứng, bào tử.

C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.

D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Đáp án: D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Giải thích: Nguồn sâu bệnh hạ gồm trứng, bào tử, Nhộng, VSV – SGK trang 47

Câu 4:Bệnh hại cây trồng do:

A. Nấm

B. Vi khuẩn

C. Vi rút

D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Đáp án: D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Giải thích: Bệnh hại cây trồng do: Nấm, Vi khuẩn, Vi rút

Câu 5: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Làm mất nơi cư trú.

B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.

C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.

D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Đáp án: D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Giải thích: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng là Diệt sâu non, trứng, nhộng,..

Câu 6:Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Gió.

B. Nhiệt độ.

C. Độ ẩm, lượng mưa.

D. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa.

Đáp án: D. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa.

Giải thích:Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng là nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa – SGK trang 48

Câu 7:Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.

D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

Đáp án: A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

Giải thích: Câu không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại là: Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa – SGK trang 48

Câu 8: Ổ dịch là:

A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.

B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.

C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.

D. Có sẵn trên đồng ruộng.

Đáp án: A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.

Giải thích:Ổ dịch là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng – SGK trang 49

Câu 9:Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

A. Đất thiếu dinh dưỡng

B. Đất thừa dinh dưỡng

C. Đất chua

D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Đáp án: D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Giải thích: Những loại đất dễ phát sinh sâu bệnh: Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng – SGK trang 48

Câu 10: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

A. Làm bộ lá phát triển.

B. Thừa chất dinh dưỡng.

C. Làm đất có độ pH thấp.

D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.

Đáp án: A. Làm bộ lá phát triển.

Giải thích:Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển – SGK trang 49

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    [trang 103 sgk Công nghệ 10]: Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan.

    Trả lời:

    Cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như sau:

    – Yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với vật nuôi, không thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đầy đủ oxi, không có chất độc cho vật nuôi.

    – Chế độ dinh dưỡng: Phải đầy đủ, cân đối, không chứa chất độc hại.

    – Cách quản lí, chăm sóc: Không để hiện tượng nhiệm độc do ngoại cảnh, bị thương do các tác nhân vật lí.

    [trang 104 sgk Công nghệ 10]: Theo em, cần phải làm gì để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi.

    Trả lời:

    – Ta phải tiêm vắc xin cho vật nuôi để vật nuôi có khả năng miễn dịch.,/

    – Có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lí để vật nuôi có sức khỏe.

    Câu 1 trang 104 Công nghệ 10: Kể lại các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Lấy ví dụ.

    Lời giải:

    – Có 4 loại mầm bệnh chính thường gây bệnh cho vật nuôi:

    + Vi khuẩn.

    + Vi rút.

    + Nấm.

    + Kí sinh trùng.

    – Để gây được bệnh các loại mầm bệnh phải đủ số lượng và cách xâm nhập cơ thể thích hợp.

    – Ví dụ: bệnh lở mồm long móng do virut gây ra, bệnh nấm phổi do nấm gây ra.

    Câu 2 trang 104 Công nghệ 10: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

    Lời giải:

    Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mầm bệnh. Nếu môi trường cung cấp nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với sự phát triển của mầm bệnh thì mầm bệnh sẽ phát triển rất nhanh, môi trường không phù hợp, chứa những chất độc sẽ làm vật nuôi yếu đi, giảm sức đề kháng làm cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập.

    Câu 3 trang 104 Công nghệ 10: Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    – Tiên vắc xin để vật nuôi có được miễn dịch với một loại bệnh nào đó.

    – Chế độ chăm sóc phù hợp để nâng cao khả năng đề kháng của vật nuôi.

    – Tạo môi trường sống không phù hợp cho các mầm bệnh phát triển.

    Câu 4 trang 104 Công nghệ 10: Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    – Bệnh sẽ phát triển thành dịch lớn nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau:

    + Có các mầm bệnh.

    + Môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

    + Vật nuôi miễn dịch yếu.

    – Để phòng ngừa vào ngăn chặn dịch bệnh: Ta phải vệ sinh môi trường sống của vật nuôi, không cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, song song với đó là có chế độ chăm sóc, tiêm vắc xin hợp lí để vật nuôi có khả năng miễn dịch với mầm bệnh.

    Video liên quan

    Chủ Đề