Các chức danh chi cục thuế gọi là gì

Tổng cục Thuế [tiếng Anh: General Department of Taxation, viết tắt là GDT] là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước [gọi chung là thuế]; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế được quy định tại Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 và Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu [trực thuộc Bộ Tài chính] dưới quyền điều khiển của một Tổng giám đốc được bổ nhiệm bằng sắc lệnh theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Tài chính. Trong cùng ngày, Chính phủ ra sắc lệnh bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bính, Giám đốc Sở thương chính Bắc kỳ làm Tổng giám đốc.

Để tách biệt với ngành hải quan, ngày 25/3/1946 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 210-TC thành lập Nha Thuế trực thu Việt Nam [trực thuộc Bộ Tài chính] có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm soát các công việc liên quan đến các loại thuế trực thu [thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế lương bổng, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp]. Ở mỗi kỳ có Nha thuế trực thu cấp kỳ; ở mỗi tỉnh có phòng thuế trực thu.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II [2/1951], Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách thuế mới, chủ yếu là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp. Ngày 14/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 55/NĐ thành lập Vụ Thuế Nông nghiệp [trực thuộc Bộ Tài chính] với nhiệm vụ xây dựng và tồ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp. Ở các liên khu, tỉnh, huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp trên địa bàn.

Ngày 17/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 63/NĐ thành lập hệ thống tổ chức ngành thuế công thương nghiệp bao gồm:

+ Ở trung ương: Tổng cục Thuế [Trực thuộc Bộ Tài chính].

+ Ở tỉnh: Cục thuế.

+ Ở tuyến có hoạt động xuất nhập khẩu lớn: Chi sở thuế xuất nhập khẩu.

+ Ở huyện, thị xã: Chi Cục Thuế

Sở thuế trung ương có nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý với mọi loại thuế [trừ thuế nông nghiệp và thuế trước bạ].

Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước được hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp, thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất,kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế nhà nước được tổ chức qua 3 cấp từ tổng cục thuế, cục thuế đến chi cục thuế; được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo.

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ VÀ CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TRỰC THUỘC CỤC THUẾ TỈNH, THÀNH PHỐ

-----

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực [gọi chung là Chi cục Thuế] là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước [sau đây gọi chung là thuế] thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

4. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế; thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

6. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

7. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

9. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

10. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

11. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.

12. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức thực hiện thống kê, quản lý thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

14. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

15. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

16. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

17. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

18. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

19. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Bộ Tài chính.

20. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

  1. Chi cục Thuế có số thu trên 1000 tỷ đồng/năm [không kể thu từ dầu và thu từ đất]; quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau: - Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. - Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học. - Đội Kiểm tra nội bộ. - Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế. - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế. - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Đội Trước bạ và thu khác. - Không quá 03 Đội Kiểm tra thuế. - Không quá 08 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
  1. Chi cục Thuế có số thu từ 300 tỷ đồng/năm đến 1000 tỷ đồng/năm [không kể thu từ dầu và thu từ đất]; quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở xuống hoặc chỉ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí theo điểm a, khoản này được tổ chức các Đội sau: - Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác. - Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế. - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Không quá 02 Đội Kiểm tra thuế [bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế]. - Không quá 06 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị
  1. Chi cục Thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm [không kể thu từ dầu và thu từ đất] được tổ chức các Đội sau: - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế [Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác]. - Đội Kiểm tra thuế [bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế]. - Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
  1. Chi cục Thuế có số thu dưới 50 tỷ đồng/năm [không kể thu từ dầu và thu từ đất] được tổ chức 02 Đội: - Đội Tổng hợp [Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - Nghiệp vụ - Dự toán]. - Đội Nghiệp vụ quản lý thuế [Tuyên truyền - Hỗ trợ - Quản lý nợ - Kiểm tra thuế - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác - Quản lý thuế xã phường/liên xã, phường].

Điều 4. Lãnh đạo Chi cục Thuế

1. Chi cục Thuế có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật, điều động lãnh đạo Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

Điều 5. Biên chế và kinh phí

1. Biên chế của Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.

2. Kinh phí hoạt động của Chi cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Cục Thuế.

Điều 6. Hiệu lực và tổ chức thực hiện

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1700/QĐ-BTC ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Cà Mau; Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

2. Trường hợp tổ chức lại thành Chi cục Thuế khu vực, số lượng Lãnh đạo cấp Chi cục Thuế khu vực không được cao hơn tổng số lượng Lãnh đạo của các Chi cục Thuế trước khi thực hiện việc hợp nhất. Trong thời hạn 03 năm, Cục trưởng Cục Thuế có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để giảm số lượng cấp Phó tại Chi cục Thuế khu vực đảm bảo phù hợp, đúng quy định.

3. Đối với các trường hợp thực hiện hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực, trước mắt giữ nguyên tổng số Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường của các Chi cục Thuế cấp huyện trước khi thực hiện hợp nhất. Trong thời hạn 03 năm, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh tổ chức bộ máy của các Chi cục Thuế khu vực đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 3 Quyết định này.

Chủ Đề