Các dạng bài tập thương mại quốc tế

Sau đây là tổng hợp các dạng bài tập tình huống trong môn Luật Thương mại quốc tế thường gặp:

Bài 1: Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B [đều là thành viên WTO] ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó, hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ô tô và sản phẩm điện tử của B khi vào A được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu Hãy cho biết:

1. Mức thuế này cao hay thấp hơn mức thuế MFN mà A và B cam kết với các thành viên WTO khác. Tại sao?

2. Sản phẩm hàng điện tử của quốc gia C vào A có được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu như sản phẩm của B không?

3. Giả sử sau khi hiệp định này đã có hiệu lực, quốc gia B quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản của A [với lý do bảo vệ người tiêu dùng] có được không? Nêu cơ sở pháp lý cho biện pháp theo quy định của WTO.

Bài 2: Năm 1998, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO [DSB] yêu cầu được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập khẩu từ A. Trong đơn kiện của mình A cho rằng biện pháp của B [tăng thuế NK sản phẩm X từ 10% đến 35%] đã vi phạm cam kết của B về tự do hóa TM. A và B đều là thành viên WTO.

A] Biên pháp tăng thuế của B có phù hợp qui định của WTO không?

B] Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trên.

Bài 3: Công ty ABC của Việt Nam chào hàng để bán một số túi da cho công ty DEF của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi [ngày 5/1/2007]. Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/ 2007, công ty DEF chấp nhận các điều kiện của chào hàng, chỉ thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế [ICC]. Áp dụng quy định của công ước Vienna [1980] & bộ luật Dân sự Việt Nam [2005].

1, Trả lời của DEF có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?

2, Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây có phải là chấp nhận chào hàng không?

3, Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào?

Bài 4: Xem xét vụ việc sau:

Ngày 15/08/2006 doanh nghiệp A [ trụ sở tại Hà Nội] ký kết HĐ bán cà phê cho Cty B [trụ sở tại Singapore] 1000 MT cà phê với giá 400 usd/MT, giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng Hải phòng [Incoterms 2000]. Thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Thời hạn giao hàng từ ngày 15 đến 30/09/2006.

Ngày 15/09/2006 doanh nghiệp A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng tại VN đang có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc SX và thu họach cà phê. Do đó A không thể giao hàng theo thời hạn đã thỏa thuận trong HĐ và hiện tại, doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục hậu quả để họat động bình thường trở lại và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể sau.

Áp dụng Công ước Viên 1980 và quy định của PL Việt Nam để giải quyết vụ việc trên.

Bài 5: Xem xét vụ việc sau:

A và B đều là thành viên WTO. Với lý do cho rằng sản lượng XK bị sụt giảm nghiêm trọng từ đó lợi ích của mình đã bị suy giảm và vô hiệu theo quy định của WTO, A gửi khiếu nại cho DSB liên quan đến việc B đã áp dụng mức thuế quan khác nhau trong việc nhập khẩu cá mòi [sardines] với cá trích cơm [sprats] và cá trích [herring]. Quốc gia B đã xếp cá mòi vào danh mục thuế quan riêng biệt so với cá trích cơm, còn cá trích bị áp dụng hạn chế định lượng.

1. Phân tích những nội dung pháp lý của WTO được thể hiện trong vụ việc trên.

2. Anh chị giải quyết vụ việc trên như thế nào?

Bài 6: Xem xét vụ việc sau: Quốc gia A cấm nhập khẩu cá ngừ và các SP liên quan đến cá ngừ của quốc gia B. A tuyên bố rằng các biện pháp này hoàn toàn phù hợp với qui định của Điều XX[g] của GATT, cho phép các nước thành viên có quyền không áp dụng những điều khoản của hiệp định khi mà họ muốn bảo tồn những nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt. Từ vụ việc trên, hãy cho biết:

1. Cơ quan nào sẽ xem xét các vụ tranh chấp này? Vì sao?

2. Trình bày ngắn gọn nội dung nguyên tắc sẽ được áp dụng để thông qua phán quyết?

3. Anh chị hãy chọn một bên [nguyên hoặc bị đơn] để bảo vệ quyền lợi theo quiđịnh của GATT. [có viện dẫn các qui định liên quan].

Bài tập 1: Dưới đây là bảng số liệu về chi phí sản xuất gạo và TV ở Thái Lan và Trung Quốc [với các giả định của mô hình D.R được áp dụng] Gạo Ti vi Thái lan 75 100 Trung Quốc 50 50 1. Thái lan có lợi thế tuyệt đối về sx cả 2 mặt hàng này k? 2. Thái lan có lợi thế so sánh về sx mặt hàng nào? 3. Nếu không có TMQT thì giá tương quan giữa gạo và ti vi ở Thái Lan là bao nhiêu? Bài tâp 2: Yêu cầu về nguồn lực để sx được thể hiện ở bảng sau: Quốc gia Yêu cầu nguồn lực [Đơn vị/Sp] Chè Lúa mì Ấn độ 8 20 Mỹ 40 10 Hãy giải quyết các vấn đề sau: 1. Có nước nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sx cả 2 sp không? 2. Nếu không có TMQT thì giá cả 2 sp này ở hai quốc gia là bao nhiêu? 3. Nếu TM được thực hiện tự do thì điều kiện TM giữa hai sp là bao nhiêu? 4. Giả sử mỗi quốc gia có 1000 đơn vị nguồn lực hãy sử dụng đồ thị để chứng minh lợi ích của TMQT? Bài tập 3: Giả sử 2 nước A và B chỉ sx 2 HH X và Y [áp dụng các giả định của mô hình D.R] với chi phí LĐ như sau: Quốc gia HHX HH Y A 12 16 B 12 8 1. Có nước nào có lợi thế tuyệt đối về sx cả 2 mặt hàng không? 2. Nếu không có TMQT thì giá tương quan giữa 2 HH ở 2 nước là bao nhiêu?

Bài tập 1: Dưới đây là bảng số liệu về chi phí sản xuất gạo và TV ở Thái Lan và Trung Quốc [với các giả định của mô hình D.R được áp dụng] Gạo Ti vi Thái lan 75 100 Trung Quốc 50 50 1. Thái lan có lợi thế tuyệt đối về sx cả 2 mặt hàng này k? 2. Thái lan…

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU Tổng hợp các dạng bài tập môn giao dịch thương mại quốc tế. Giao dịch thương mại quốc tế là môn chủ yếu về lý thuyết và nhiều bạn bỏ quên những công thức và bài tập của môn này. Tuy nhiên đây mới chính là những thứ dễ học và dễ gỡ điểm trong bài thi vấn đáp nhất. Mình xin tổng hợp lại 5 dạng bài tập trong bài thi vấn đáp giao dịch sau:  Bài tập về giá trượt [giá di động]  Bài tập về thời hạn tín dụng bình quân  Bài tập về quy đổi FOB, CIF  Bài tập về trọng lượng thương mại  Bài tập về tỉ suất ngoại tệ 1. Bài tập về giá trượt [giá di động]: - Công thức: = [ + + ] trong đó:  P1: giá cuối cùng dung để thanh toán  P0: giá cơ sở khi ký hợp đồng  A, B, C lần lượt là tỷ trọng của chi phí cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công [A+B+C = 1]  b1: giá NVL ở thời điểm xác định giá  b0: giá NVL ở thời điểm ký hợp đồng  c1: tiền lương nhân công ở thời điểm xác định giá  c0: tiền lương nhân công ở thời điểm ký hợp đồng VD: Việt Nam đặt thuê gia công nước ngoài, giá cơ sở 2,5 tr trong đó 1 tr giá cố định. Giá nguyên vật liệu có tỷ trọng = 2 giá thuê nhân viên. Thời điểm chốt giá lần cuối giá nguyên vât liệu và nhân viên đều tăng 15%. Tính giá tại thời điểm đó? Giải: P0=2,5tr. = 1/2,5 = 0,4 Có: + + =1 => = 0,4 =2 = 0,2 P1 = 2,5[0,4+0,4*1,15+0,2*1,15]= 2,725tr 1 //www.facebook.com/ChiakhoadatdiemcaotaiFTU CuuDuongThanCong.com //fb.com/tailieudientucntt
  2. Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU 2. Bài tập về thời hạn tín dụng bình quân: - Khái niệm: Thời hạn tín dụng bình quân [T] là thời gian người đi vay sử dụng 100% số tiền hàng mà không phải trả lãi. - Công thức thời hạn tín dụng bình quân: ∑ = ∑ trong đó:  Xi: số tiền phải trả của lần i  Ti: thời hạn tín dụng lần i Hoặc T = ∑ với Pi là tỷ lệ số tiền phải trả lần i trên tổng nợ - Công thức tính giá tín dụng và giá trả ngay: P tín dụng = P trả ngay + P trả ngay . T. r = P trả ngay . [1+T.r] trong đó: r là lãi suất ngân hàng ả Hệ số ảnh hưởng tín dụng: K tín dụng = í ụ VD1: Lựa chọn đơn chào hàng trong 2 đơn chào hàng sau: Đơn 1: Đơn giá 1000$/MT, trả ngay 50%, sau 2 tháng trả 20%, sau 5 tháng trả nốt Đơn 2: Đơn giá 1000$/MT, trả ngay 40%, sau 2 tháng trả 10%, sau 4 tháng trả nốt Giải: Đơn 1: T1=0,5.0 + 0,2.2 + 0,3.5 = 1,9 Đơn 2: T2=0,4.0 + 0,1.2 + 0,5.4 = 2,2 2 đơn có cùng đơn giá 1000$/MT tức là P tín dụng bằng nhau  P trả ngay 1 > P trả ngay 2  Chọn đơn 2 [vì mình là người mua hàng nên sẽ chọn đơn chào hàng có P trả ngay nhỏ hơn] VD2: Bạn nhận được thư hỏi mua với giá 40USD/tấn FOB, trả tiền 30% sau 2 tháng, 40% sau 4 tháng và trả nốt sau 8 tháng, biết lãi suất ngân hàng là 12%/năm, nếu chấp nhận bạn sẽ bán hàng với mức giá trả ngay khoảng bao nhiêu? Giải: T = 0,3.2 + 0,4.4 + 0,3.8 = 4,6. P trả ngay = P tín dụng / [1+T.r] = 40/[1+4,6.1%] = 38,2 USD. 2 //www.facebook.com/ChiakhoadatdiemcaotaiFTU CuuDuongThanCong.com //fb.com/tailieudientucntt
  3. Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU 3. Bài tập về quy đổi FOB, CIF: Công thức: CIF = C + I + F [= CFR + I] = FOB + I + F = FOB + r.110%CIF + F  = , . trong đó: r là phí suất bảo hiểm VD [Đề 63 FTU2]: Bạn sẽ lựa chọn đối tác nào khi nhận được hai đơn hỏi mua 100.000 tấn gạo với điều kiện giao dịch như sau: - Đơn 1: giá 605 USD/MT CIF cảng đến, Incoterms 2010; thanh toán 2 tháng sau khi giao hàng. - Đơn 2: giá 540 USD/MT FOB cảng đi, Incoterms 2010; thanh toán ngay khi giao hàng. Biết tỉ lệ phí bảo hiểm 0,25%; cước phí 45USD/MT, lãi suất ngân hàng 6%/năm Giải: Đơn 1: T1 = 2 Giá FOB [thanh toán sau 2 tháng] = CIF.[1-1,1.r] – F = 605.[1-1,1.0,0025] -45 = 558,3 USD [r: phí suất bảo hiểm]  Giá FOB [trả ngay] = P tín dụng / [1+T.r] = 558,3 / [1+2.0,005] = 552,8 USD [r: lãi suất ngân hàng]  Chọn đơn 1 [vì mình là người bán nên sẽ chọn đơn hàng có giá cao hơn] Các ví dụ khác các bạn có thể tham khảo ở bộ đề vấn đáp giao dịch của FTU2. Nhớ lưu ý xem mình là người bán hay người mua để lựa chọn chính xác. 4. Bài tập về trọng lượng thương mại: - Công thức: 100 + = . 100 + Trong đó: GTM: Trọng lượng thương mại của hàng hóa GTT: Trọng lượng thực tế của hàng hóa WTC: Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa WTT: Độ ẩm thực tế của hàng hóa Một số lưu ý: 3 //www.facebook.com/ChiakhoadatdiemcaotaiFTU CuuDuongThanCong.com //fb.com/tailieudientucntt
  4. Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU GTM: Đây chính là khối lượng sẽ dùng để thanh toán chứ không phải GTT GTT: Khối lượng này là khối lượng cân được tại cảng WTC: Đây là độ ẩm mà khi hàng hóa ở độ ẩm này thì khối lượng thực tế của nó chính là khối lượng thương mại. Độ ẩm này theo tập quán ngành hàng hoặc do 2 bên tự thỏa thuận với nhau WTT: Đây là độ ẩm môi trường tại thời điểm đem cân hàng hóa để lấy GTT WTC = 10% thì số thay vào công thức sẽ là 10 Chứng minh công thức: Gọi Go là khối lượng hàng hóa lúc độ ẩm tiêu chuẩn bằng 0 [WTC=0 hay không có độ ẩm] Tại độ ẩm tiêu chuẩn: GTM = Go * 100 + Go * WTC => GTM = Go*[100+WTC] [1] [Nhân 100 vì đ ể thay vào công thức thì đ ộ ẩm là 10 khi WTC = 10%] Tại độ ẩm thực tế: GTT = Go*100 + Go*WTT => GTT = Go*[100+WTT] [2] Chia cả 2 vế của [1] và [2] sẽ được công thức ở trên. VD [Đề 64 FTU2]: Hợp đồng quy định số lượng 1000MT +/- 5% ở độ ẩm tiêu chuẩn 15%. Khi giao hàng, độ ẩm thực tế là 12%. Người bán sẽ giao hàng với số lượng bao nhiêu? Giải: GTT = 950 ->1050 MT GTT = 950 => GTM = 950. = 975,4 MT GTT = 1050 => GTM = 1050. = 1078,1 MT  GTM = 975,4 -> 1078,1 MT 5. Bài tập về tỷ suất ngoại tệ: - Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là số nội tệ bỏ ra để thu về 1 đơn vị ngoại tệ thông qua XK. Công thức: = trong đó: 4 //www.facebook.com/ChiakhoadatdiemcaotaiFTU CuuDuongThanCong.com //fb.com/tailieudientucntt
  5. Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU  Fe: Số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu  De: Số nội tệ phải bỏ ra để xuất khẩu - Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: Là số nội tệ thu được khi bỏ ra 1 đơn vị ngoại tệ thông qua NK Công thức: = trong đó:  Fi: Số ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu  Di: Số nội tệ thu được khi bán hàng hóa trên thị trường trong nước  CHÚC CÁC BẠN THI TỐT  5 //www.facebook.com/ChiakhoadatdiemcaotaiFTU CuuDuongThanCong.com //fb.com/tailieudientucntt

Page 2

YOMEDIA

Tài liệu giới thiệu đến các bạn các bài tập trong môn Giao dịch thương mại quốc tế như bài tập về giá trượt, thời hạn tín dụng bình quân, quy đổi FOB, CIF, trọng lượng thương mại, tỉ suất ngoại tệ...

15-06-2021 141 4

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề