Các hợp đồng phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Pháp luật dân sự quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm những nội dung gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với trường hợp nào? 

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 [ BLDS] quy định Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

Lưu ý: Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

– Thế chấp tàu biển.

Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm

Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP cho phép cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

– Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

– Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;

– Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

– Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;

– Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;

– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.

Lưu ý:

– Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định nêu trên, người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện;

– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Thời hạn theo quy định này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [Ủy ban nhân dân cấp xã] hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

– Qua đường bưu điện;

– Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

Trên đây là nội dung Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? theo quy định của pháp luật hiện hành Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm

Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

Đối với giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký thì việc đăng ký vừa là cơ sở để xác định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch vừa là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký khi xử lý tài sản bảo đảm. Pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm nào bắt buộc phải đăng ký?

Khái niệm

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký

Theo quy định của pháp luật có 04 biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký bao gồm:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

– Thế chấp tàu biển.

Ngoài ra, còn có 3 biện pháp bảo đảm cũng phải đăng ký khi có yêu cầu, gồm

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thế chấp xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng nhà đất

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện;

– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:

– Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;

– Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên; hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;

– Rút bớt tài sản bảo đảm;

– Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành; trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

– Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.

>> Xem thêm: Các biện pháp bảo đảm đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề