Các món phụ cho be an dặm 7 tháng

Bên cạnh bữa chính, bữa phụ cho trẻ ăn dặm rất cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện, phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi hàng ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nếu mẹ chưa biết bữa phụ nên cho bé ăn gì.

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ ăn và cũng là món ăn ưa thích của nhiều trẻ. Sữa chua là chế phẩm từ sữa nên có khả năng cung cấp năng lượng, protein và canxi dồi dào, giúp cho trẻ cao khỏe và năng động hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, sữa chua còn là nguồn thức ăn duy trì cho lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột của trẻ, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và bảo vệ trẻ khỏi những vấn đề tiêu hóa thường gặp.

Ngoài ra, sữa chua rất tiện lợi cho mẹ, bởi vì không làm mất thời gian chế biến và có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau cho trẻ. Hiện nay, sữa chua có nhiều vị khác nhau cho mẹ lựa chọn loại ưa thích của trẻ.

Trái cây là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào bữa phụ cho trẻ ăn dặm. Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ tự nhiên có lợi cho quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu cũng như hỗ trợ phát triển cơ thể trẻ. Hầu hết các loại trái cây đều có vị ngọt thanh mát dễ ăn và cũng là những món ăn ưa thích của nhiều trẻ. Các loại trái cây mà mẹ có thể bổ sung vào bữa phụ cho trẻ ăn dặm như chuối, bơ, táo, đu đủ,... Đặc biệt, trong trái cây có chứa rất giàu đạm và chất béo được nhiều chuyên gia khuyên trẻ sử dụng. Bởi vì chúng cung cấp một lượng calo giúp cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ các loại vi chất thiết yếu như magie, kali, omega-3,... có lợi cho quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Để cho trẻ ăn đúng cách các mẹ có thể chế biến các loại trái cây sao cho phù hợp khẩu vị của trẻ như:

  • Quả bơ: Xay nhuyễn hỗn hợp bơ trộn với cháo hoặc cắt lát thành miếng nhỏ dầm với sữa hoặc đường làm món ăn nhẹ tưới mát cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng bơ có rất nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo, protein rất cao. Vì vậy, mỗi ngày các mẹ chỉ nên cho con ăn 1⁄2 quả bơ.
  • Táo: Mẹ có thể gọt vỏ táo và cho vào nồi đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian từ 15-20 phút để táo mềm ra. Sau đó, xay mịn và cho trẻ ăn kèm với sữa chua hoặc sữa.
  • Đu đủ và chuối: Đây đều là những loại quả chín mềm có vị ngọt nên rất dễ ăn và không cần chế biến nhiều. Các mẹ chỉ cần cắt lát nhỏ hoặc cắt hạt lựu hay xay nhuyễn cho trẻ ăn. Thỉnh thoảng mẹ cũng có thể đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách ăn kèm với sữa tươi hoặc sữa chua. Đối với trẻ từ 6-8 tháng tuổi, các mẹ nên nhớ rằng chỉ cần ăn 1 quả chuối nhỏ hoặc 1⁄2 miếng đu đủ chín cho một bữa ăn phụ và sau đó có thể tăng dần từ từ.

Trái cây là một trong những thực phẩm nên bổ sung vào bữa phụ cho trẻ ăn dặm

Ngũ cốc bao gồm các loại hạt và đậu được xem là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bởi vì chúng có chứa nhiều protein dồi dào giúp cho trẻ phát triển cơ, giàu chất chống oxy hóa nhằm phòng chống viêm nhiễm. Bên cạnh đó, các vitamin và chất khoáng, chất xơ thiết yếu như canxi, kẽm, sắt tham gia vào quá trình hoàn thiện cơ quan và giác quan của trẻ. Một số loại đậu còn cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh có liên quan tới hệ tiêu hóa.

Các loại ngũ cốc phổ biến thường được sử dụng làm bữa ăn dặm cho trẻ bao gồm đậu xanh, gạo lứt, đậu đen, đậu đỏ, mè trắng,... Các mẹ có thể kết hợp với nhiều loại hạt trong một bữa ăn dặm nhằm đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Một cách chế biến đơn giản cho các mẹ đó là vo sạch và đem phơi với những loại hạt và đậu cho ráo nước, sau đó xay nhuyễn và cất vào hũ thủy tinh sạch, đóng nắp kỹ để nơi khô ráo. Khi đến bữa ăn phụ, mẹ chỉ cần lấy ra khoảng 2-3 muỗng bột rồi pha với nước và khuấy đều đến khi bột sánh lại sau đó tắt lửa, các mẹ có thể thêm một ít sữa khuấy vào cho trẻ sử dụng.

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài hàm lượng tinh bột và chất đạm giúp cho trẻ tăng cân và phát triển cơ, chất xơ dồi dào còn hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang còn cung cấp nhiều vitamin A dưới dạng beta-caroten, rất tốt cho mắt của trẻ. Bên cạnh đó, khoai lang còn giàu vitamin C, manga, vitamin B6, sắt và kali tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như trí não của trẻ. Khoai lang có vị ngọt tự nhiên cùng với kết cấu dẻo khi nấu chín rất phù hợp làm bữa phụ cho trẻ ăn dặm.

Cách chế biến khoai lang là mẹ có thể rửa sạch khoai sau đó gọt vỏ, thái khoai thành miếng nhỏ rồi hầm từ 10-12 phút. Đợi cho khoai nguội bớt mẹ cho thêm từ 4-5 thìa sữa và cho vào máy xay hoặc nghiền nát bằng tay để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn cho trẻ dễ ăn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể kết hợp khoai lang với đậu xanh, bí đỏ, trứng gà hoặc nấu cháo để làm bữa ăn phụ.

Ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng thích hợp làm bữa phụ cho trẻ ăn dặm

Khoai tây là một loại củ giàu tinh bột, kali và vitamin A, vitamin C, đồng thời rất giàu năng lượng. Một củ khoai tây hấp chín có chứa khoảng 252 calo và có thể cung cấp đầy đủ năng lượng tương ứng với 1 bữa chính cho trẻ. Vì vậy, khi chế biến bữa ăn phụ cho trẻ ăn khoai tây, các mẹ cần lưu ý giảm một ít cháo hoặc bột trong khẩu phần ăn hàng ngày để cân bằng chất dinh dưỡng.

Cách đơn giản nhất mà các mẹ có thể chế biến bữa ăn phụ cho trẻ đó là gọt vỏ khoai tây, thái lát hoặc cắt hạt lựu rồi cho vào nồi hấp. Đợi đến lúc khoai tây chín mẹ lấy ra và dầm nhuyễn, có thể trộn hỗn hợp với sữa cho trẻ ăn. Khi trẻ lớn hơn và mọc được nhiều răng, mẹ cũng có thể tập trẻ học nhai bằng cách ăn hấp khoai tây cắt hạt lựu.

Tóm lại, bữa ăn phụ cho trẻ ăn dặm trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh có con bước vào độ tuổi ăn dặm. Ở độ tuổi này, cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng và cần nhiều năng lượng cho những hoạt động học tập, khám phá và vui chơi mà sữa mẹ lại không còn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, các loại trái cây, khoai tây, ngũ cốc và khoai lang làm bữa ăn phụ bổ sung cho trẻ.

Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri [vitamin C],... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

XEM THÊM:

Giai đoạn 7 tháng tuổi bé đã chính thức bước vào chế độ ăn dặm. Lúc này một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất là cần thiết để bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng vượt trội hơn.

Bé 7 tháng ăn được gì?

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần có đầy đủ các dưỡng chất đó là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bé 7 tháng tuổi có thể ăn được:

- Gạo, khoai tây, khoai lang… có chứa nhiều tinh bột.

- Thịt, tôm, tàu hũ, các loại đậu… giàu chất đạm giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể.

- Dầu, bơ… giàu chất béo giúp tăng cường lưu trữ năng lượng và vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K…

- Rau củ quả, trái cây các loại như rau ngót, rau dền, bí xanh, bí đỏ, táo, cam… tăng cường vitamin và chất xơ.

Bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo?

Bé 7 tháng tuổi vẫn bú đủ 4 - 5 cữ bú và có thể ăn dặm 2 - 3 bữa/ ngày. Mỗi bữa bé bú 770 - 950ml sữa và bé ăn dặm từ 100 - 200ml cháo.

Cách tập ăn dặm cho bé

Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ. Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa.

Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Tùy vào mỗi bé mà mẹ có thể cho ăn dặm 2 - 3 bữa/ ngày. Theo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được chia thành 3 bữa. Cụ thể:

- 6h sáng: Bú sữa

- 9h sáng: Ăn dặm [bột hoặc cháo]

- 10h sáng: Ăn trái cây

- 11h trưa: Bú sữa

- 14h chiều: Ăn dặm [Bột hoặc cháo]

- 16h chiều: Trái cây hoặc nước hoa quả

- 18h chiều: Ăn dặm [bột hoặc cháo]

Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể tạo cho bé 1 lịch ăn dặm phù hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình mình. Nên cho bé ăn dặm xong trước 18h tối. Cho bé ăn đúng giờ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi truyền thống

Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm truyền thống sau:

- Thực đơn ngày thứ 1: Cháo cá hồi sốt gấc tươi + Yến mạch + sữa hạt óc chó

- Thực đơn ngày thứ 2: Cháo cá hồi bí đỏ súp lơ và hạt đậu lăng đỏ

- Thực đơn ngày thứ 3: Cháo bào ngư + gà ác + hầm thuốc bắc + sữa hạt hạnh nhân

- Thực đơn ngày thứ 4: Cháo thịt bò + gừng + cà rốt + súp lơ xanh + đậu gà

- Thực đơn ngày thứ 5: Cháo cá quả + đậu hà lan + cà chua cherry + măng tây

- Thực đơn ngày thứ 6: Cháo lươn đồng + bí ngòi + ngô ngọt và hạt đậu lăng xanh

- Thực đơn ngày thứ 7: Cháo tôm sú + khoai tây + đậu hà lan

- Thực đơn ngày chủ nhật: Cháo tôm sú + khoai lang + bí ngòi + lăng đỏ

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Viện dinh dưỡng Quốc gia đưa ra thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm bao gồm 3 bữa ăn dặm chính. Thực đơn 7 ngày cho bé ăn dặm như sau:

- Thực đơn ngày thứ 2 và thứ 4:

6h sáng: Sữa công thức hoặc sữa mẹ 150 - 200ml

9h sáng: ăn bột thịt lợn

10h sáng: ăn ½ quả chuối tiêu

11h sáng: bé bú sữa mẹ

14h chiều : bé ăn dặm bột trứng

16h chiều: uống nước cam

18h tối: ăn dặm bột cua

- Thực đơn thứ 3 và thứ 5:

6h sáng: bú sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 - 200ml

9h sáng: ăn bột thịt gà

10h sáng: ăn đu đủ 50g

11h sáng: bé bú mẹ

14h chiều: bé ăn bột cua

16h chiều: uống nước cam

18h tối: ăn bột đậu xanh

- Thực đơn thứ 6 và chủ nhật:

6h sáng: bí 150 - 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

9h sáng: ăn dặm bột thịt bò

10h sáng: ăn 1/2 quả hồng xiêm

11h trưa: bú sữa mẹ

14h chiều: ăn dặm bột tôm

16h chiều: uống nước cam

18h tối: ăn dặm bột thịt gà

- Thực đơn ăn dặm thứ 7:

6h sáng: bú 150 - 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

9h sáng: ăn bột trứng

10h sáng: ăn 100g xoài chín

11h sáng: bú mẹ

14h chiều: ăn dặm bột thịt lợn

16h chiều: uống nước cam

18h tối: ăn dặm bột gan

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng

Mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng đầy đủ sau đây:

Thực đơn ngày 1, 2, 3 với món cháo mix dashi, ngày 4 món cháo dashi cà rốt và trà trái cây, ngày 5 món cháo rau ngót, ngày 6 món cháo dashi với bí đỏ.

Thực đơn ngày 7 món cháo mix dashi, bông cải xanh. Ngày 8 món bí xanh, món cháo mix dashi. Ngày 9 món súp khoai lang bông cải xanh. Ngày 10 món súp bí đỏ sữa mẹ.

Thực đơn cho bé từ ngày 11 - ngày 14

Thực đơn ngày 16 - ngày 19 cho bé 7 tháng

Thực đơn ngày 30 bé ăn cháo phô mai rau cải, cà chua

Gợi ý thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm 2 bữa/ ngày

Mẹ có thể tham khảo thêm các thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tuần với thực đơn ăn dặm 2 bữa/ ngày sau đây:

- Tuần 1:

- Tuần 2:

- Tuần 3:

- Tuần 4:

Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu các món cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm thơm ngon đủ dinh dưỡng và dễ làm sau đây.

1. Bột thịt lợn rau chùm ngây

- Nguyên liệu: 20g bột gạo, 20g thịt lợn nạc, 20g rau chùm ngây, dầu ăn cho bé

- Cách chế biến:

Bước 1: Rau chùm ngây rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn.

Bước 2: Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi mang xay nhuyễn. Bắc lên bếp xào với một ít dầu ăn cho bé. Thịt xào săn lại là được.

Bước 3: Hòa 20g bột gạo với nước lọc [tỷ lệ 1 gạo 7 nước]. Bắc lên bếp nấu bột với lửa vừa, khuấy đều tay.

Bước 4: Khi bột sôi được khoảng 1 phút thì cho rau chùm ngây và thịt lợn vào nấu cùng cho đến khi rau chín, bột sệt lại là được.

Bước 5: Rây lại cháo [hoặc có thể xay lại] trước khi cho bé ăn.

2. Bột gà và cà rốt

- Nguyên liệu: 20g thịt gà, 10g cà rốt, 20g bột

- Cách chế biến:

Bước 1: Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Xào thịt gà với xíu dầu ăn cho săn lại.

Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt.

Bước 3: Hòa bột với nước lọc, rồi bật bếp nấu bột. Khi bột sôi 1 phút thì cho cà rốt, thịt gà vào nấu cùng. Khuấy đều tay để bột không bị khê. Bột chín kỹ, sánh lại là được.

3. Bột đậu phụ trứng gà

- Nguyên liệu: 20g đậu phụ, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 20g bột gạo

- Cách chế biến:

Bước 1: Cho đậu phụ vào nồi đun sôi sau đó vớt ra nghiền nhuyễn.

Bước 2: Cho lòng đỏ trứng và vào với đậu phụ đánh cho tan.

Bước 3: Cho 20g bột hòa với nước lọc sau đó bắc lên bếp đun sôi. Khi bột sôi thì cho đậu phụ và trứng gà vào nấu cùng. Khuấy thật đều tay cho đến khi trứng, đậu phụ và bột hòa thành 1 hỗn hợp đặc, sánh mịn là được.

4. Cháo thịt bò cho bé

- Nguyên liệu: 30g thịt bò, 100ml cháo trắng, 10g ớt chuông, rau thơm, ngô bao tử, 1 miếng phô mai nhỏ.

- Cách chế biến:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch rồi thái nhỏ.

Bước 2: Ớt chuông, ngô bao từ rửa sạch rồi thái hạt lựu. Rau thơm nhặt rửa sạch, băm nhuyễn.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho xíu dầu ăn vào rồi cho thịt bò vào xào săn lại. Sau đó cho tiếp ớt chuông, ngô bao từ vào xào cho chín.

Bước 4: Cháo trắng bắc lên bếp nấu sôi. Cho hỗn hợp thịt bò, ngô bao tử, ớt chuông vào nấu cùng. Nấu thêm khoảng 3 - 5 phút thì tắt bếp. Cho rau thơm vào đảo đều. Cho phô mai vào khuấy đều cho tan là được.

Bước 5: Cho toàn bộ hỗn hợp cháo vừa nấu vào máy xay xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Bé 7 tháng chưa ăn được đồ cứng quá, thịt bò quá dai mẹ nên xay nhuyễn.

5. Cháo cá quả

- Chuẩn bị: 100ml cháo trắng, 50g thịt cá quả đã lọc hết xương, 1 thìa cafe rau xanh xay nhuyễn.

- Cách chế biến:

Bước 1: Thịt cá quả rửa sạch rồi xay nhuyễn.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho thịt cá quả vào xào săn lại.

Bước 3: Cho cháo trắng vào nồi nấu sôi. Khi cháo sôi thì cho cá quả và rau xanh xay nhuyễn vào nấu cùng. Nấu thêm 3 - 5 phút cho rau chín là được. Mẹ nhớ đảo đều tay để cháo không bị khê.

6. Bơ nghiền cho bé 7 tháng

- Chuẩn bị: 1/2 quả bơ, 50 - 100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Cách làm:

Bước 1: Bơ bóc vỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ.

Bước 2: Cho bơ, sữa mẹ hoặc sữa công thức vào máy xay sinh tố xay nhuyễn là được bơ nghiền cho bé ăn dặm.

7. Bột tôm khoai mỡ

- Nguyên liệu: 20g bột, 5 con tôm nhỏ, 20g khoai mỡ, dầu ăn cho bé

- Cách chế biến:

Bước 1: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ lưng. Rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Bước 2: Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch rồi ngâm với nước cho ra hết nhựa. Sau đó hấp chín rồi tán nhuyễn.

Bước 3: Cho bột hòa với nước rồi bắc lên bếp đun với lửa vừa. Khi bột sôi thì cho tôm băm và khoai mỡ nghiền nhuyễn vào nấu cùng. Khuấy đều tay liên tục cho đến khi bột, tôm chín, sánh lại là được.

8. Trứng gà luộc, nui, bí ngòi xanh

- Chuẩn bị: 1 quả trứng gà, 20g nui, 30g bí ngòi

- Cách chế biến:

Bước 1: Trứng gà rửa sạch, luộc chín. Bóc vỏ.

Bước 2: Nui đem luộc chín.

Bước 3: Bí ngòi gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa bé cầm tay rồi luộc chín.

Bước 4: Bày trứng gà, nui, bí ngòi ra trước mặt bé, cho bé ăn dặm kiểu Nhật tự bốc ăn các loại thực phẩm.

9. Cháo sườn rau củ

- Chuẩn bị: 20g gạo, 4 miếng sườn non, 10g ngô, 10g cà rốt, 10g đậu hà lan, dầu ăn cho bé

- Cách chế biến:

Bước 1: Sườn non rửa sạch để ráo nước rồi cho vào hầm nhừ. Sau đó mẹ gỡ lấy thịt của xương, lọc nước luộc xương bỏ hết cặn. Xay nhừ thịt xương lọc được.

Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi với phần nước xương hầm nấu thành cháo chín nhừ.

Bước 3: Ngô, cà rốt, đậu hà lan rửa sạch rồi cho vào hấp chín. Sau đó xay nhuyễn.

Bước 4: Cháo chín nhừ thì mẹ cho ngô, cà rốt, đậu hà lan xay nhuyễn cùng phần thịt xương xay vào nấu cùng. Khuấy đều tay cháo thêm 5 phút nữa là được.

10. Bột tôm rau cải ngọt

- Chuẩn bị: 20g bột gạo, 1 nhúm rau ngót, 20g thịt nạc heo, dầu ăn cho bé

- Cách chế biến:

Bước 1: Rau ngót rửa sạch rồi xay nhuyễn lọc lấy nước.

Bước 2: Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn.

Bước 3: Hòa bột gạo với phần nước rau ngót và cho phần thịt xay vào khuấy đều cho tan hết. Sau đó bắc lên bếp nấu với lửa vừa, khuấy đều tay liên tục cho đến khi bột chín, sánh lại là được.

Lưu ý khi nấu cháo hay bột cho bé 7 tháng ăn dặm:

- Bé 7 tháng mẹ có thể nấu chín kỹ mà không cần xay và rây lại cháo như khi bé 6 tháng.

- Tỷ lệ nấu cháo hay bột cho bé 7 tháng tuổi là 1:7 [tức là 1 gạo: 7 nước].

- Mẹ không nên nếm gia vị cho bé dưới 12 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu cháo cho bé với xíu dầu ăn cho bé là được.

- Đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với các món cá như cá hồi, cá lóc, cá thu… mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại rau củ quả để tăng cường vitamin và chất xơ.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-du-duong-chat-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-du-duong-chat-tang-can-hieu-qua-d286073.html

Theo Loan Trần [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề