Các nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em.

Không có những đứa trẻ xấu, chỉ là hành vi xấu: đây là ý tưởng đằng sau kỷ luật tích cực. 

Kỷ luật tích cực là một mô hình kỷ luật tập trung vào các khía cạnh tích cực của hành vi. Với kỷ luật tích cực, người chăm sóc và các nhà giáo dục có thể củng cố và khuyến khích các hành vi tốt của trẻ và loại bỏ các hành vi không mong muốn.

Kỷ luật tích cực được chứng minh với tính hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục trẻ

Trẻ em được dạy cách kiểm soát bản thân, chịu trách nhiệm và suy nghĩ về cách hành động của chúng ảnh hưởng đến bản thân và người khác là mục tiêu của kỷ luật tích cực. Mô hình này, nói cách khác, dạy trẻ em trở thành thành viên có trách nhiệm và tôn trọng cộng đồng dựa trên sự gần gũi, văn minh và thuyết phục.

Tại sao bạn nên sử dụng kỷ luật tích cực?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được sinh ra có nhu cầu kết nối với người khác. Khi trẻ em cảm thấy có mối liên hệ mật thiết với gia đình, trường học và cộng đồng sẽ ít có khả năng có những hành động sai lệch chuẩn mực. Để trở nên hòa nhập với cộng đồng, trẻ em cần học các kỹ năng sống và hành vi xã hội phù hợp. Kỷ luật tích cực thực sự mang đến những kỹ năng cần thiết này.

Phụ huynh và các nhà giáo dục, hơn nữa, đều hiểu một điều hiển nhiên là trẻ em cần có giới hạn. Khi đang phát triển và học hỏi về thế giới, trẻ cần hiểu những hành vi chấp nhận được ở nhà, ở trường và trong cộng đồng của chúng. Ranh giới kiểm soát hành vi cũng khiến trẻ cảm thấy an tâm. Trẻ cần một không gian an toàn để học hỏi và mắc lỗi và tìm hiểu về thế giới này, như cách tiếp cận phù hợp mà kỷ luật tích cực hướng đến.

Phụ huynh cần áp dụng những phương pháp nào để giáo dục trẻ?

Một số phương pháp nuôi dạy con tích cực là gì?

Có rất nhiều những quan điểm về những phương pháp dạy con tích cực được đề xuất từ các nghiên cứu khoa học, chuyên gia và nhà giáo dục. Điểm chung của các quan điểm trên đều xoay quanh 4 quy tắc giao tiếp giữa phụ huynh và trẻ. Cùng iSchool tìm hiểu 4 quy tắc đó nhé!

Đặt ra giới hạn rõ ràng

Cha mẹ nên tạo ra các quy tắc rõ ràng, công bằng và tất cả mọi người trong gia đình, bao gồm cả cha mẹ nên tuân theo các quy tắc này. Ví dụ, nếu trẻ em không được phép nói những lời nghịch ngợm trong các buổi gặp mặt họ hàng, thì người lớn cũng không nên. 

Các quy tắc có thể được đưa ra trong một cuộc họp gia đình và trẻ em nên có tiếng nói. Bằng cách này, trẻ em có trách nhiệm tuân theo các quy tắc mà chúng đã tạo ra. Khi trẻ cư xử không đúng mực, cha mẹ nên tử tế nhưng kiên quyết trong phản ứng với hành vi của trẻ.

Lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe con bạn cho thấy rằng bạn thực sự thấu hiểu và tôn trọng con. Bạn nghiêm túc thừa nhận những điều con chia sẻ là quan trọng. Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng, trẻ cũng sẽ tôn trọng bạn và những người khác. Thông qua việc lắng nghe, con bạn học cách coi trọng bản thân và tin tưởng gia đình.

Kiến tạo động lực nội tại

Kỷ luật tích cực giúp nuôi dưỡng ý thức về động lực nội tại. Nếu con bạn thực sự có động lực để cư xử tốt, thì chắc chắn không có lý do gì để con làm sai. “Đây là điều đúng đắn. Là trẻ ngoan, con sẽ phải làm điều đúng đắn” chính là nội dung bạn cần lồng ghép khi nuôi dạy con tích cực.

Khen ngợi hành vi tích cực

Hãy dành cho con nhiều lời khen ngợi khi bé thể hiện hành vi tốt và cụ thể hoá, chi tiết hoá những điều cha mẹ đang khen ngợi. Bỏ qua sự nghịch ngợm nhỏ nhặt, chú trọng vào các hành vi đúng đắn, trẻ sẽ tìm kiếm những việc tốt để thực hiện. Dần dần việc tốt trở thành các thói quen, phát triển tích cách và bản chất của con trở nên chuẩn mực, văn minh.

Lắng nghe cho thấy rằng bạn thực sự thấu hiểu và tôn trọng con

Tự hào là biểu tượng giáo dục Việt trong nền giáo dục hội nhập Quốc tế, iSchool luôn đặt kỷ luật tích cực là một trong những điểm mạnh của phương pháp và chương trình giáo dục. Đồng hành cùng phụ huynh, iSchool chú trọng vào việc thay đổi cách cư xử tích cực, tăng ý thức tự kỷ luật, tinh thần trách nhiệm học sinh và cải thiện các mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội. iSchool cùng trẻ kiến tạo tương lai!

Bất kỳ người lớn nào đang chăm sóc cho trẻ em đều có trách nhiệm hướng dẫn, giúp trẻ sửa đổi và xã hội hóa để có những hành vi phù hợp. Những hành động này thường được gọi là hướng dẫn và kỷ luật trẻ em. Hướng dẫn và kỷ luật tích cực là rất quan trọng đối với trẻ em vì việc này thúc đẩy sự tự chủ, dạy cho trẻ hiểu về trách nhiệm và giúp trẻ đưa ra những lựa chọn thấu đáo. Những phụ huynh càng hiệu quả trong việc khuyến khích hành vi phù hợp ở trẻ thì họ càng ít tốn thời gian và công sức để sửa chữa những hành vi sai trái. Các chuyên gia gia đình đồng ý rằng việc sử dụng vũ lực, đe dọa và hành hạ có thể cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Các chuyên gia gia đình cũng đồng ý rằng không có công thức hoàn hảo nào có thể trả lời tất cả các câu hỏi về kỷ luật. Mỗi đứa trẻ đều độc nhất, tương tự đối với gia đình của trẻ. Một chiến lược kỷ luật có thể hiệu quả với đứa trẻ này, và không hiệu quả với đứa trẻ khác. Hướng dẫn và kỷ luật hiệu quả tập trung vào sự phát triển của đứa trẻ. Điều này cũng bảo vệ lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ. Những hành động xúc phạm hoặc coi thường có thể khiến trẻ nhìn nhận cha mẹ và phụ huynh một cách tiêu cực và điều này có thể ức chế việc học và dạy trẻ cách cư xử không tốt với người khác. Ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của trẻ sẽ khuyến khích sự phát triển lành mạnh, dù những tiến bộ đó chậm hay nhỏ thế nào. Dạy trẻ tính tự giác là một công việc đòi hỏi nhiều khó khăn. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự quan tâm chu đáo, sự hợp tác và vốn hiểu biết tốt về đứa trẻ. Ngoài ra, điều này đòi hỏi kiến ​​thức về thế mạnh của bản thân cũng như sự đấu tranh với các vấn đề kỷ luật. Thật không may, sự chuẩn bị duy nhất cho hầu hết các bậc cha mẹ là kinh nghiệm làm con của chính họ. Những kinh nghiệm trong quá khứ như vậy không phải lúc nào cũng hữu ích trong việc nuôi dạy con cái.

CÁC CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG

Chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn những hành vi sai trái của trẻ. Tính tò mò và khả năng không ngừng sáng tạo khiến trẻ có thể làm những việc mà cha mẹ và phụ huynh sẽ không mong đợi. Tuy nhiên, người lớn có thể thực hiện nhiều bước tích cực để giảm thiểu hành vi sai trái:

- Đặt ra các quy tắc rõ ràng, nhất quán.

- Đảm bảo rằng môi trường an toàn và không chứa nỗi lo sợ.

- Thể hiện sự quan tâm đến các hoạt động của trẻ.

- Cung cấp đồ chơi thích hợp và hấp dẫn.

- Khuyến khích sự tự chủ bằng cách tạo những lựa chọn có ý nghĩa.

- Tập trung vào hành vi mong muốn hơn là hành vi cần tránh.

- Xây dựng hình ảnh bản thân của đứa trẻ là đáng tin cậy, có trách nhiệm và hợp tác.

- Mong đợi điều tốt nhất từ đứa trẻ.

- Đưa ra chỉ dẫn rõ ràng, từng chỉ dẫn một.

- Đồng ý bất cứ khi nào có thể và thích hợp.

- Để ý và quan tâm đến trẻ khi trẻ làm đúng.

- Hãy hành động trước khi tình huống vượt quá tầm kiểm soát.

- Giúp trẻ thấy cách hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.


NHỮNG LÝ DO CÓ THỂ KHIẾN TRẺ CƯ XỬ SAI Nếu cha mẹ hiểu lý do tại sao con cái họ cư xử sai, họ có thể thành công hơn trong việc giảm thiểu các vấn đề về hành vi. Những lý do dẫn đến hành vi sai trái này có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái của họ:

- Kiểm tra xem người chăm sóc có thực thi các quy tắc hay không

- Kỳ vọng khác nhau giữa trường học và gia đình

- Không hiểu biết đầy đủ về các quy tắc, hoặc bị kỳ vọng vượt quá trình độ phát triển của trẻ

- Khẳng định bản thân và sự độc lập của trẻ

- Cảm thấy ốm, buồn chán, đói hoặc buồn ngủ

- Thiếu thông tin chính xác hoặc kinh nghiệm trước đó

- Trước đây đã được thưởng bằng sự chú ý từ phụ huynh vì hành vi sai trái của trẻ

- Bắt chước hành động của cha mẹ


KỸ THUẬT KỶ LUẬT TÍCH CỰC Hành vi sai trái thực sự xảy ra khi một đứa trẻ chọn cách cư xử không phù hợp. Trước khi bạn đưa ra hình thức kỷ luật, hãy xem xét những điểm sau:

- Có phải đứa trẻ thực sự đang làm điều gì đó sai? Thật sự có vấn đề, hay bạn chỉ mệt mỏi và mất kiên nhẫn?

Nếu không có vấn đề gì thực sự, hãy giải tỏa căng thẳng của bạn ở xa đứa trẻ.
Nếu có vấn đề, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo.


- Hãy suy nghĩ một chút về việc liệu con bạn có thực sự có khả năng làm những điều bạn mong đợi hay không.

Nếu bạn không thực tế, hãy đánh giá lại kỳ vọng của bạn.
Nếu kỳ vọng của bạn là công bằng, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo.


- Lúc đó con bạn có biết rằng chúng đã làm sai không?

Nếu con bạn không nhận ra mình đang làm sai điều gì đó, hãy giúp con hiểu bạn mong đợi con làm gì và làm thế nào con có thể làm được điều đó. Đề nghị giúp đỡ con.
Nếu con bạn biết những gì chúng làm là sai và cố tình bỏ qua một kỳ vọng hợp lý, con đã cư xử sai.

Nếu hành vi đó là một tai nạn, chẳng hạn như “dấm đài” khi ngủ, thì đó không phải là một hành vi sai trái. Nếu hành vi đó không phải là một tai nạn, hãy yêu cầu con bạn cho bạn biết lý do con làm những gì con đã làm. Nếu con bạn đủ lớn, hãy hỏi xem con có thể giải quyết vấn đề như thế nào hoặc sửa chữa tình huống. Trẻ em phát triển bằng cách suy nghĩ thông qua một tình huống và phát triển các giải pháp khả thi.

PHẢN ỨNG VỚI HÀNH VI SAI TRÁI

Dưới đây là năm chiến lược mà cha mẹ và phụ huynh có thể sử dụng để đối phó với hành vi sai trái của trẻ. Các quy tắc cần được giải thích đầy đủ và hiểu rõ ràng trước khi xảy ra hành vi sai trái. Bất cứ khi nào có thể, hãy để trẻ em đưa ra các quy tắc cho gia đình hoặc lớp học.

Cho phép trẻ em trải qua hậu quả của hành vi của chúng cũng được gọi là học tập theo cách khó khăn. Ví dụ, Gena không cất sách vào cặp sau khi đọc xong. Một ngày nọ, con làm mất một cuốn sách, và do đó phải tìm cách thay thế nó. Chỉ sử dụng các hệ quả tự nhiên khi chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của trẻ.

Đây là những hậu quả có cấu trúc theo sau những hành vi sai trái cụ thể. Đứa trẻ sẽ có thể thấy hành vi và hậu quả có liên quan trực tiếp như thế nào. Ví dụ, Andrew, một thiếu niên, biết rằng nếu con ở ngoài giờ giới nghiêm vào một đêm trong tuần, cha mẹ sẽ không cho phép con đi chơi với bạn bè của mình vào cuối tuần.

Nếu trẻ em làm hỏng thứ gì đó, trẻ cần giúp sửa chữa hoặc dọn dẹp nó. Nếu con khiến ai đó buồn bực, con nên giúp người đó giải tỏa. Ví dụ, "Con làm cho em con khóc rồi, hãy đến xin lỗi và giúp cha/mẹ dỗ em."

Trong thời gian tự kiểm điểm, trẻ em được yêu cầu dành thời gian một mình ở một nơi cụ thể có ít đặc điểm bổ ích, nếu có. Chiến lược này giúp trẻ có cơ hội yên lặng suy nghĩ về hành vi của con trong khi tránh xa những người khác. Khi đưa ra một khoảng thời gian, hãy bình tĩnh và kiên quyết. Một phút cho mỗi năm tuổi của trẻ là phù hợp. Ví dụ: "Hannah, chúng ta đã thường xuyên nói về việc đánh bạn là không thể chấp nhận được. Nhưng con đánh Jerry nên hãy vui lòng rời sân chơi và đến Bàn tự kiểm điểm trong năm phút. Hãy nghĩ xem Jerry có thể cảm thấy như thế nào khi con đánh bạn. "

Chiến lược này có thể có tác dụng khi bạn nhận thấy một đứa trẻ không tuân theo các quy tắc và trở nên bất hợp tác. Nhanh chóng thu hút sự chú ý của trẻ và giới thiệu một hoạt động khác. Ví dụ, "Tom, tới giúp cha/mẹ tưới hoa đi. Con đã đạp xe lâu rồi và bây giờ đến lượt Lena."

PHONG CÁCH NUÔI DẠY CON

Các nhà nghiên cứu đã mô tả bốn phong cách chung của việc nuôi dạy con cái: độc đoán, dễ dãi, bỏ bê và có thẩm quyền. Hầu hết các bậc cha mẹ không thuộc vào một loại, nhưng ở đâu đó khoảng giữa với các đặc điểm của nhiều hơn một phong cách. Ngoài ra, một số cha mẹ thay đổi phong cách tùy thuộc vào kinh nghiệm, độ tuổi, mức độ trưởng thành và tình hình.

Kiểu phụ huynh độc đoán



- Đánh giá cao sự tuân thủ, tính truyền thống và trật tự

- Có thể sử dụng hình phạt vũ lực

- Thường không cho phép lựa chọn hoặc tự do ngôn luận


Các khả năng có thể xảy ra Con cái của những bậc cha mẹ độc đoán có thể trở thành kẻ theo đuôi và phụ thuộc vào những người khác để đưa ra quyết định. Họ có thể mang lòng tự trọng thấp, trở nên hung hăng hoặc thích khiêu khích.

Kiểu phụ huynh dễ dãi



- Đặt một số ít quy tắc và nguyên tắc

- Không thực thi các giới hạn khi chúng được thiết lập


Các khả năng có thể xảy ra Con cái của những bậc cha mẹ dễ dãi có thể có khả năng tự kiểm soát thấp và xử lý sự thất vọng kém. Họ có thể duy trì tính trẻ con và thường né tránh trách nhiệm.

Kiểu phụ huynh bỏ bê


- Từ chối hoặc phớt lờ đứa trẻ

- Không tham gia vào cuộc sống của trẻ

- Cho phép đứa trẻ làm theo ý con


Các khả năng có thể xảy ra Con cái của những bậc cha mẹ bỏ bê có thể phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả những khó khăn trong việc phát triển kỹ năng, lòng tin và lòng tự trọng.

Kiểu phụ huynh có thẩm quyền



- Đặt ra các quy tắc và nguyên tắc thích hợp

- Chắc chắn, nhất quán và công bằng

- Khuyến khích tính độc lập và cá nhân của trẻ

- Giao tiếp và lập luận rõ ràng

- Cho phép quyền lựa chọn và trao quyền cho đứa trẻ


Các khả năng có thể xảy ra Con cái của những bậc cha mẹ có thẩm quyền thường có trách nhiệm, độc lập, có lòng tự trọng cao và có thể kiểm soát những cơn bốc đồng hung hăng của mình. Phong cách nuôi dạy con cái này cung cấp sự cân bằng giữa việc đặt ra các giới hạn thích hợp và tạo cho trẻ sự độc lập, cũng như cung cấp sự hướng dẫn nhiệt tình và hỗ trợ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kết quả của trẻ. Các giá trị văn hóa, hành vi của bạn đồng trang lứa, hoàn cảnh gia đình và đặc điểm cộng đồng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phong cách nuôi dạy con cái được áp dụng. Ví dụ: nuôi dạy con cái có thẩm quyền hiệu quả hơn trong một số bối cảnh và đối với một số nhóm hơn những nhóm khác.

HIỂU NHỮNG GÌ NÊN MONG ĐỢI TỪ MỘT ĐỨA TRẺ

Đôi khi, kỳ vọng của người lớn có thể vượt quá khả năng của trẻ. Các chiến lược kỷ luật và hướng dẫn nên tính đến nhu cầu và trình độ phát triển riêng của trẻ.

Từ khi sinh đến khoảng 2 tuổi

Trẻ em cần được hỗ trợ, tiếp xúc và tương tác với tình yêu thương. Nếu phụ huynh vắng mặt, đứa trẻ có thể sợ rằng họ sẽ không trở lại. Ở giai đoạn này, trẻ xây dựng sự gắn bó với người chăm sóc. Trẻ học cách tin tưởng rằng người lớn sẽ ở đó vì con và khi con cần. Trong khoảng thời gian này, trẻ em học thông qua các giác quan và các hoạt động thể chất.

Tuổi từ 2 đến khoảng 6

Trẻ em học ngôn ngữ, một số kỹ năng đọc và nhiều kỹ năng xã hội. Trẻ cũng bắt đầu đấu tranh để giành được sự độc lập hơn với phụ huynh. Nếu những nỗ lực như vậy được hiểu và khuyến khích, trẻ bắt đầu chủ động hơn. Trong khoảng thời gian này, trẻ em học bằng cách khám phá, đập, chạm, trộn, di chuyển và ném các đồ vật, và đặt nhiều câu hỏi.

Tuổi từ 6 đến khoảng 12

Trẻ bắt đầu hành động với sự tự chủ ngày càng tăng. Trong những năm này, trẻ bắt đầu đặt nền móng để trở thành những thành viên hữu ích của xã hội. Trẻ xử lý thông tin và có thể đưa ra các quyết định phức tạp. Trẻ có thể tuân theo các quy tắc và chấp nhận trách nhiệm. Trẻ cũng phát triển hình ảnh bản thân dựa trên trải nghiệm và phản hồi mà con nhận được từ những người lớn có ảnh hưởng. Nếu phản hồi này là tích cực, trẻ sẽ phát triển để trở thành những thiếu niên tự tin và thành công. Nếu phản hồi phần nhiều là tiêu cực, trẻ em có thể lớn lên cảm thấy thiếu thốn và kém cỏi.

TÌM HIỂU VỀ CON BẠN

Con bạn là độc nhất. Để tương tác với con một cách hiệu quả, hãy dành thời gian tìm hiểu về những phẩm chất đặc biệt của con. Quan sát con trong các tình huống khác nhau và ghi lại câu trả lời của bạn.


- Con tôi giống tôi ở điểm nào?

- Con tôi khác tôi ở điểm nào?

- Con tôi làm gì để thu hút được sự chú ý của tôi?

- Những thứ mà con tôi yêu thích là gì?

- Con tôi phải đối mặt với những thử thách đặc biệt nào?

- Điểm mạnh đặc biệt của con tôi là gì?

- Tôi đánh giá cao điều gì về con tôi?

Nói chuyện trực tiếp với con bạn về cảm xúc và kinh nghiệm sống hàng ngày của con. Thông qua sự tương tác tích cực và thường xuyên, mối quan hệ cha mẹ - con cái được củng cố.

NUÔI DẠY CON BẠN

Theo nhiều nghiên cứu, khả năng nuôi dưỡng trong việc nuôi dạy con cái là một phẩm chất quan trọng. Một người lớn có khả năng nuôi dưỡng là một người ấm áp, thấu hiểu và hỗ trợ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một đứa trẻ sẽ học dễ dàng hơn từ cha mẹ có khả năng nuôi dưỡng hơn là từ một người khắc nghiệt. Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ có khả năng nuôi dưỡng cũng ít có nguy cơ phạm pháp hơn những đứa trẻ được giáo dục bởi những phụ huynh hay từ chối. Dưới đây là một số ví dụ về thông điệp nuôi dưỡng để trao cho trẻ em:

- Cha/mẹ biết con có thể xử lý các tình huống trong cuộc sống.

- Con quan trọng đối với cha/mẹ.

- Cha/mẹ hài lòng về con.

- Con có thể nói cho cha/mẹ biết bất cứ điều gì.

- Sai lầm cũng không sao.

- Con thuộc về gia đình mình.

- Cha/mẹ đang cùng học với con.


NGUỒN GIÚP ĐỠ KHÁC CHO CHA MẸ Cân nhắc tham gia một lớp học, tham dự hội thảo, đọc sách, đăng ký nhận thông tin từ tạp chí nuôi dạy con cái, truy cập các nguồn Internet hoặc nói chuyện với những phụ huynh khác để tìm hiểu thêm về trẻ em. Để phát triển cảm giác kết nối, hãy cân nhắc việc thành lập hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ. Các nhóm hỗ trợ là một cách tuyệt vời để chia sẻ ý tưởng, học hỏi với những người khác và có thể kinh doanh dịch vụ trông trẻ. Khi bạn nuôi dạy một đứa trẻ, hãy nhớ rằng việc chăm sóc cho bản thân cũng quan trọng không kém. Nghỉ ngơi, nạp đủ dinh dưỡng, tập thể dục và thư giãn có thể giúp việc chăm sóc con cái trở nên thú vị hơn. Việc nuôi dạy và chăm sóc con cái sẽ luôn là một thách thức, cho dù bạn đã chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Tuy nhiên, việc giúp con bạn đạt được kỷ luật tự giác là điều đáng để bạn nỗ lực. Đó là nền tảng chính cho sự phát triển cá nhân và xã hội suốt đời của con.

Nguồn: Positive Discipline and Child Guidance. University of Missouri Extension [2016]



Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:



Video liên quan

Chủ Đề