Các nhà máy khai thác than ở Việt Nam

Theo các tài liệu lịch sử, mỏ than Kế Bào [xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn] được xác định là mỏ than đầu tiên ở Việt Nam. Và hiện tại, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh đang có dự định dựng một nhà bia tại đây để ghi dấu sự kiện này...

Ngược dòng lịch sử, chúng ta được biết, việc khai thác than của người Việt tại Đông Triều bắt đầu từ năm 1840. Thế nhưng đó chỉ là hình thức khai thác thủ công, sơ khai. Chỉ sau khi người Pháp đánh chiếm và thiết lập bộ máy cai trị, quá trình khai thác than mới được tiến hành một cách quy mô. Vào năm 1888, người Pháp bắt đầu lập mỏ khai thác than và Kế Bào là mỏ than đầu tiên được S.F.C.T [Công ty Than Bắc Kỳ] thành lập vào ngày 1-9-1888.

Cũng trong thời gian này, toàn quyền Pháp ở Đông Dương không cần khế ước của triều đình nhà Nguyễn đã tặng toàn bộ mỏ than Kế Bào cho tên lái súng Giăng-đuy-puy vì hắn đã có công dẫn Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Trên con đường đi từ mỏ than Kế Bào ra cảng Vạn Hoa hơn 10km, người Pháp đã làm đường và một số cây cầu sắt, cầu bê tông đưa than ra cảng, đường chui qua cống, đường đục núi để đi qua. Xưa nay, người Vân Đồn vẫn quen gọi là cầu Min-nơ hoặc cầu Cái Làng.

Đến ngày 9-12-1911, Pháp thành lập Công ty Than Kế Bào với số vốn ban đầu là 30 triệu Phơ-răng. Năm 1890, mỏ than này có 2.750 công nhân. Sản lượng than đã khai thác của Công ty Kế Bào là 30.242 tấn. Tính từ 1888 đến 1935, cùng với mỏ than Kế Bào, tư bản Pháp đã lập 80 mỏ than lớn nhỏ ở vùng than Quảng Ninh. Mỏ than Kế Bào ra đời là sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Than Việt Nam. Cũng từ đây, đội ngũ công nhân mỏ Việt Nam ra đời.

Trong quá trình khai thác than, bọn thực dân và bọn chủ mỏ ra sức bóc lột, đàn áp công nhân, vơ vét của cải tài nguyên. Điều này đã được báo chí thời đó phản ánh. Tháng 7-1924, một tác giả có bút danh là Nguyễn Thị Hồng đã viết bài “Cu ly hầm than Kế Bào” đăng trên báo Phụ nữ Tân văn xuất bản tại Sài Gòn. Cũng vì không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chủ mỏ, năm 1929, một nhóm công nhân gồm 26 người đã nổi dậy, họ đẩy 2 tên lính Pháp xuống lò giếng rồi bỏ chạy. Đây là điểm khởi đầu cho các cuộc đấu tranh của công nhân mỏ sau này mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh quy mô lớn của 3 vạn thợ mỏ ngày 12 tháng 11 năm 1936...

Được biết, nhà bia được đặt trong khuôn viên khoảng 100m2, mặt sàn rộng 36m2. Nhà bia có kết cấu giả gỗ, xung quanh có tường bao cao khoảng 0,7m. Ông Hồ Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Vân Đồn, cho biết, khu di tích hiện còn nền nhà đã hoang phế, đường xe goòng tải than, xe chở than v.v. nhưng tất cả đã xuống cấp nghiêm trọng, dường như đã bị lãng quên, chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế công trình đầu tiên khoanh vùng bảo vệ di tích này sẽ rất có ý nghĩa.

Ông Chu Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Yên [Vân Đồn] còn cho biết thêm, hiện ở đây còn 3 cây cầu sắt, cầu bê tông, cửa lò, bệ tời, một số lô cốt, đường thông gió. Theo anh Bắc, ước tính khu vực này khoanh vùng vào sẽ rộng khoảng 3ha, hiện là đất rừng và đất ở đã cấp cho bà con nhân dân trong xã. Bởi thế khi khoanh vùng di tích, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cần làm việc với bà con có phần đất mà di tích đang nằm trên đó…

Theo Báo Quảng Ninh

Nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí [PVEP], Công ty Dầu khí Sông Hồng đang cùng một số Nhà thầu triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò khí than tại khu vực Miền võng Hà Nội như: Arrow Energy, Keeper Resources International Inc

Tiềm năng khí than ở Việt Nam


Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn về khí than [Ảnh: Vfej]

Hiện nay, Việt Nam có trữ lượng than đá vào khoảng 5 tỷ tấn. Hàm lượng khí than ở các mỏ than này là khá cao, từ 4 đến 10 m3/tấn than. Tại vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là miền võng Hà Nội, trong quá trình thăm dò dầu khí đã phát hiện ở tất cả các bồn trầm tích đều gặp các lớp than [mà chủ yếu là than nâu]. Theo ước tính sơ bộ, tại miền võng Hà Nội có khoảng 210 tỷ tấn thân phân bố trong khoảng chiều sâu 3500m.Số liệu về khí than ở miền võng Hà Nội còn ít, nhưng cũng đã cho chúng ta những thông tin lý thú. Chẳng hạn, tại giếng khoan số 1 [Tiên Hưng] có 4 vỉa than [từ độ sâu 1.460 mét đến 1.530 mét], tất cả đều có khí.Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích lượng khí hấp thụ trong than, và thấy có trung bình 12 m3 khí/tấn than [có lúc lên tới 16 m3 khí/tấn than].PGS.TS Trần Ngọc Toản [nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam] nhận xét: Với những thông tin dù còn ít ỏi, đã có thể cho phép chúng ta tin tưởng rằng than Việt Nam cũng có thuộc tính chứa khí than, ít nhất thì cũng ngang bằng với than ở các bồn trầm tích Nam Trung Quốc và Inđônêxia. Nếu cho rằng hàm lượng khí than ở miền võng Hà Nội chỉ đạt mức 3 m3/tấn than, thì riêng khu vực Khoái Châu đã có trữ lượng lên đến 30 tỷ m3 [trong khi mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ được phát hiện là lớn nhất hiện nay trữ lượng ước tính cũng chỉ có khoảng 60 tỷ m3].Ở Việt Nam, từ năm 2000, Bộ Công nghiệp đã giao cho Viện Khoa học Công nghệ mỏ thực hiện đề tài "Nghiên cứu công nghệ thu hồi và sử dụng khí metan từ các vỉa than vào mục đích kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường".Có thể nói, đó là bước đặt nền móng hứa hẹn tới khai thác và sử dụng khí mỏ như một nguồn năng lượng, sẽ đến trong tương lai.

Khí than là gì?


Lát cắt một công trình khai thác khí than trên thế giới [Ảnh: Fegurel]


Khí than có nguồn gốc từ than đá, là khí đốt tự nhiên được tạo thành trong quá trình hoạt động của vi sinh biến đổi than bùn thành than đá dưới tác động của nhiệt và áp suất. Một phần lượng khí này thoát vào không khí, phần còn lại tích tụ trong các lỗ rỗng của vỉa than, đất đá ở xung quanh vỉa than và hấp thụ trong than. Thành phần chủ yếu trong khí than là khí metan [CH4], thường chiếm khoảng 94 - 95%, phần còn lại gồm etan, propan, butan, pentan, nitơ, cacbonđioxit, một ít lưu huỳnh [hoặc có thể không chứa lưu huỳnh]. Vì thế, khí than có thể được đưa vào ống dẫn để cung cấp trực tiếp cho các hộ tiêu thụ.Metan rất dễ cháy trong không khí và có thể nổ. Tuy nhiên, metan chỉ nổ khi nồng độ của nó trong không khí đạt từ 5 - 6% đến 14 - 16% và gặp lửa. Đặc biệt nó nổ mạnh nhất khi nồng độ đạt 9,5%. Còn khi lượng metan đã lớn hơn 16%, thì hỗn hợp khí chứa metan không nổ mà chỉ duy trì sự cháy trong điều kiện có lửa và ô xy.Từ những năm 1980 về trước, các nhà khoa học và doanh nghiệp khai thác than vẫn cho rằng khí than là nguồn khí mỏ có hại, gây nhiều tai nạn cháy nổ trong khai thác than hầm lò. Công việc nghiên cứu khí than ở giai đoạn này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ an toàn cho người và hầm lò.Đến nay quan niệm này vẫn còn đang khá phổ biến ở nhiều nước, mặc dù sau năm 1980, Viện nghiên cứu khí đốt của Mỹ đã nghiên cứu thành công dùng khí than như loại năng lượng và theo đó đã tiến hành khai thác công nghiệp. Đến năm 2000, khi thị trường khí đốt của Mỹ tiêu thụ khoảng 6.653 tỷ m3 và tăng lên 15% trong năm 2002 thì trong đó phần đóng góp của khí than đã là 7%.

Sự phát triển ngành khai thác khí than trên thế giới

Khí than bắt đầu được nghiên cứu như một nguồn năng lượng vào năm 1980, năm 1982 bắt đầu khai thác tại Mỹ, đến cuối năm 1983 sản lượng khai thác khí than từ 165 giếng khoan là 6 BCF. Đến năm 1995, khí than chiếm 5% tổng sản lượng khí tự nhiên khai thác của Mỹ.


Một mỏ khí than đang được khai thác [Ảnh: Atlascopco]

Theo đánh giá, tiềm năng khí than tại Mỹ chiếm khoảng 12% tổng nguồn năng lượng tiềm năng.

Theo Donna Garbutt, trữ lượng than lớn nằm ở 69 nước. Đến năm 2001 đã có 35 nước nghiên cứu về khí than và 17 nước trên thế giới đã có những hoạt động khoan khí than. Trữ lượng khí than được phát hiện ở một số nước và khu vực trên thế giới là Nam Mỹ, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Indonesia, Úc, Ấn Độ.

Trên thế giới, các tầng chứa khí than đã được phát hiện ở khắp nơi. Tập trung nhiều nhất là ở các nước có trữ lượng than lớn như Canađa, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Anh, Đức, Nga, Ukraina, Nam Phi, Inđônêxia... Sau Mỹ, việc khai thác và sử dụng khí than hiện cũng đã trở nên phổ biến ở nhiều nước tại Trung Quốc, nước có trữ lượng than rất lớn [khoảng 4.000 tỷ tấn], được đánh giá là có nguồn khí than khổng lồ, đã được Chính phủ hết sức quan tâm đầu tư nghiên cứu và thành lập Tổng công ty khí than để thống nhất quản lý nguồn tài nguyên này từ 10 năm nay.Ở Ôxtrâylia, việc khai thác khí than đang được thực hiện tới những vỉa than sâu 100 mét. Hàng năm thu được hàng trăm triệu mét khối khí, sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất điện và các nhu cầu sinh hoạt ở các mỏ. Tại Đức, ba tập đoàn năng lượng lớn của nước này vừa thành lập một công ty liên doanh có tên Minegas GmbH với mục đích khai thác khí metan tại các mỏ than đã ngừng khai thác để sản xuất điện và nhiệt sưởi. Liên doanh này cũng đã lên kế hoạch xây dựng những nhà máy điện chạy bằng khí than có tổng công suất 50 MW.Trong khu vực ASEAN, từ 5 năm nay, Inđônêxia cũng đã nghiên cứu khí than trên quy mô quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho biết, quốc đảo này đang sở hữu một lượng khí than rất lớn. Chỉ tính riêng tiềm năng ở 11 bồn trũng chứa than được nghiên cứu, đã có trữ lượng tương đương với 2/3 nguồn tài nguyên khí than của nước Mỹ.Theo các chuyên gia năng lượng quốc tế, khí than là một loại nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn so với dầu mỏ và than đá. Việc khai thác khí than không làm tổn hại đến trữ lượng than đá mà còn loại trừ được mối nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm đối với các mỏ than, giảm thiểu khả năng gây hiệu ứng nhà kính...

Các chuyên gia năng lượng quốc tế dự báo, trong tương lai gần, khí than sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng và hấp dẫn ở nhiều quốc gia.

********

Luật Dầu khí sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008 quy định khí than cũng là một sản phẩm dầu khí và mọi hoạt động tìm kiếm-thăm dò-khai thác khí than đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật Dầu khí.

[Theo Nang luong Dau khi]

Video liên quan

Chủ Đề