Các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, nhu cầu vui chơi, giải trí của sinh viên hiện nay rất phong phú, với nhiều hình thức khác nhau và trong những không gian, thời gian khác nhau.

Hầu hết sinh viên đều có cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động đoàn thể, các Câu lạc bộ mà mình thích - hay gọi chung là Câu lạc bộ sở thích. Ðây là nơi sinh viên được thể hiện mình, được phát huy khả năng, khám phá bản thân mình. Qua đó rèn luyện phẩm chất, nhân cách và trang bị cho sinh viên kỹ năng cần thiết để hội nhập. Ðồng thời, mô hình CLB còn là môi trường lành mạnh để sinh viên có những lựa chọn đúng đắn trong quá trình học tập tại trường. Cũng cần phải nói đến một bộ phận các bạn sinh viên có thái độ thờ ơ với các hoạt động này. Nhưng con số đó là không nhiều, bởi hiện nay những hoạt động, mô hình hay được tổ chức có thể đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và tạo động lực không nhỏ làm thay đổi nhận thức, quá trình phấn đấu, cống hiến của nhiều sinh viên với Lớp, Khoa và Nhà trường.

Khi đứng ngoài không gian trường lớp, sinh viên cũng là thành viên của một xã hội rộng lớn; họ có thể tham gia các nhóm cùng chung sở thích và thường là các nhóm không chính thức. Các hoạt động vui chơi, giải trí tiêu biểu thường thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia là thể thao, du lịch, âm nhạc, điện ảnh... Sinh viên tham gia các loại hình này với tư cách là một cá nhân trong xã hội, họ không bị ràng buộc, gò bó trong các quy tắc, luật lệ của không gian sư phạm, học thuật trong nhà trường. Tại đây, các bạn trẻ có thể thoải mải, vui vẻ, nghỉ ngơi, hưởng thụ. Các hoạt động vui chơi, giải trí này có thể xuất hiện ở từng cá nhân hoặc có sự tham gia của một nhóm bạn, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ. Loại hình này có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, không phải loại hình nào cũng có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các bạn trẻ và bản thân tổ chức đoàn, hội cũng chưa đủ kinh phí để có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh dành cho đông đảo sinh viên.

Khi trở về trong không gian cá nhân của riêng mình, nhiều sinh viên 'bước sang' một thế giới khác - một thế giới mà đôi khi đưa sinh viên, đưa thanh niên và giới trẻ vào một con người hoàn toàn khác. Có thể gọi đó là 'Thế giới ảo'. Ngoài việc là một kênh thông tin, kênh giao tiếp hiệu quả phục vụ tra cứu, liên lạc, in-tơ-nét còn là một thế giới giải trí rất hấp dẫn với sinh viên. Các hoạt động giải trí trên in-tơ-nét cũng rất đa dạng: từ đơn giản như lướt web, chat, viết blog cho đến tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, hay đến việc chơi game online...; từ các hoạt động online cho đến các hoạt động offline. Trong những hoạt động này, rất nhiều sinh viên, thanh niên nhiệt tình tham gia. Các bạn trẻ thường chọn loại hình này để giải tỏa cảm xúc, bày tỏ những chính kiến, những điều khó chia sẻ trong cuộc sống thực tế, hay đơn giản chỉ là để giải trí.

Những loại hình vui chơi, giải trí ngoài không gian trường lớp phần lớn mang tính tự phát, ngẫu hứng. Các loại hình này ít phụ thuộc vào sự định hướng mà phần nhiều được thúc đẩy bởi các nhu cầu nội tại của cá nhân từng sinh viên. Mặt trái của nó là nhiều lúc hình thức giải trí này trở nên mất kiểm soát nếu mỗi sinh viên không có sự tự chủ cao.

Ðáng chú ý hiện nay, dung lượng và thời lượng của các loại hình giải trí trong cuộc sống thực của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng thu hẹp và dần chuyển sang các loại hình trong 'không gian ảo' trong

in-tơ-nét. Thực trạng này có những hệ quả xấu. Nhiều sinh viên chìm đắm trong thế giới ảo, đam mê chơi game online đến mức quên ăn, quên ngủ, quên cả bạn bè, người thân, bỏ bê việc học hành. Có những sinh viên 'thả mình' vào những website có nội dung khiêu dâm, đồi trụy và không thể thoát ra được. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thể chất mà còn tổn hại cả về tinh thần của sinh viên.

Tổ chức đoàn, hội nói chung và tổ chức đoàn, hội sinh viên trong các nhà trường nói riêng đã có những nỗ lực tiếp cận với các bạn trẻ trên in-tơ-nét thông qua những diễn đàn, website... Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế; việc định hướng, hướng dẫn sinh viên khi tham gia khai thác thông tin trên in-tơ-nét, sử dụng in-tơ-nét để học tập, nghiên cứu, giao lưu... chưa có hiệu quả cụ thể.

Một thực tế khác là không gian phục vụ việc vui chơi, giải trí dành riêng cho sinh viên nói riêng và thanh niên, thiếu niên nói chung hiện nay đang thiếu, nhất là các không gian ngoài trời. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một bộ phận sinh viên sa vào thú vui độc hại, vi phạm pháp luật, như: sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện [ma túy, thuốc lắc], cờ bạc, rượu chè, đua xe...

Nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của sinh viên hiện nay là rất lớn, đa dạng, phong phú. Vì vậy, rất cần các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý, các nhà trường, tổ chức đoàn, hội quan tâm, xem xét, nghiên cứu nhằm xây dựng, định hướng những loại hình, những không gian vui chơi, giải trí bổ ích dành cho sinh viên.

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhsử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên

14:14 06/05/2022

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các ngân hàng đẩy mạnh việc áp dụng số hóa nhằm thích nghi với tình hình mới và giúp gia tăng giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mới nổi như tại Việt Nam, phần lớn khách hàng còn dè dặt và hạn chế sử dụng, dù dịch vụ này mang lại nhiều tính năng ưu việt.

Xu hướng ngân hàng số trong năm 2022

Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Thúc đẩy dịch vụ ngân hàng số - ''lợi cả đôi đường''

Tập trung vào ý định sử dụng của sinh viên, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy sáu nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số bao gồm: Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích, Cảm nhận rủi ro, Quy chuẩn chủ quan, Phong cách tiêu dùng và Thái độ. Từ đó, nhóm tác giả một số hàm ý quản trị nhằm giúp các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng số đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

Giới thiệu

Việt Nam là thị trường kinh tế số có mức tăngtrưởng cao và tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.Trong đó, nền kinh tế số Việt Nam hiện đạt tổng giátrị khoảng 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ USD vàonăm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 29%.Nền kinh tế Internet tại Việt Nam ghi nhận mức tăngtrưởng chính trong đó bao gồm ngành Công nghệ tàichính. Theo thống kê của Cổng thông tin điện tử củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quý III/2021đã có gần đến 507 triệu lượng giao dịch thanh toánnội địa qua kênh thanh toán di động của ngân hàng.

Ngân hàng số là dịch vụ ngân hàng trên điệnthoại di động thông minh, cho phép khách hàng cánhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chínhvà các tiện ích nâng cao do ngân hàng cung cấp.Cụ thể, nền tảng số này không chỉ thỏa mãn tất cảnhu cầu tài chính của khách hàng [mở tài khoản,thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh…],mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn[như tiêu dùng, giải trí, đầu tư…]. Ngân hàng sốlà bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử.Ngân hàng số được coi là một dịch vụ quan trọngtrong việc gia tăng lòng trung thành của khách hàngđối với ngân hàng.

Một cuộc khảo sát cho thấy gần20% khách hàng sẵn sàng chuyển sang một tổ chứctài chính khác nếu ngân hàng hiện tại của họ khôngcung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến [Guru,Shanmugam, Alam và Perera, 2003]. Do đó, nghiêncứu về ý định sử dụng các dịch vụ ngân hàng kỹthuật số có ý nghĩa cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ tạo cơ hội cải thiện chất lượng dịchvụ, hoạt động cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng sốcòn góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và mang đến rất nhiều lợi ích chocả ba nhóm: Khách hàng - Ngân hàng - Chính phủ.

Trong giai đoạn hiện nay, ứng dụng công nghệthay thế cho các phương pháp thanh toán truyềnthống thủ công là tính tất yếu. Việc triển khai và cungcấp các dịch vụ này từ hệ thống ngân hàng, khôngchỉ khẳng định vị thế của ngân hàng trong việc hiệnđại hóa hạ tầng công nghệ cung cấp sản phẩm dịch
vụ tiện ích cho khách hàng, mà còn góp phần hạnchế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giúp tiết
kiệm chi phí xã hội cũng như minh bạch hóa các hoạtđộng kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế.

Hiện tại, khách hàng bắt đầu làm quen và đã cómột số lượng tương đối người dùng sử dụng dịchvụ Digital Banking, tuy nhiên, phần lớn còn dè dặt,thăm dò. Do vậy, để thành công, các ngân hàng và
các tổ chức tài chính phải hiểu rõ động cơ của kháchhàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra,tuy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về cácloại dịch vụ Fintech, nhưng chỉ một số ít tác giả trongnước đề cập đến dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Ngân hàng số [Digital Banking] là một hình thứcngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịchvụ ngân hàng truyền thống. Theo đó, mọi giao dịchngân hàng đều được thực hiện qua Internet, thôngqua các hình thức như GPRS/3G/4G/Wifi, diễn ramọi lúc mọi nơi. Dịch vụ ngân hàng số giúp ngânhàng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ,từ đó nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh.

Ngân hàng số còn mang lại giá trị mới cho kháchhàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi, mọi lúc,
mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả [Đỗ Hoài Linh vàKhúc Thế Anh, 2016].Chính bởi tầm quan trọng và xu hướng phát triểntất yếu của ngân hàng số nên đã có lý thuyết liênquan đến ý định sử dụng Digital Banking như: Lýthuyết chấp nhận công nghệ [TAM], Lý thuyết hànhđộng hợp lý [TRA], Lý thuyết hành vi có kế hoạch[TPB], Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụngcông nghệ [UTAUT] và Lý thuyết khuếch tán đổi mới[IDT].

Đây đều là các mô hình được sử dụng rộng rãitrong nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế.Vấn đề những nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhsử dụng dịch vụ ngân hàng số đã được một số nhànghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu nổi bật như: nghiên cứucủa Nguyễn Thị Ngà và công sự [2021], Hà NamKhánh Giao và Trần Kim Châu [2020]… Mỗi nghiêncứu có phạm vi khác nhau, với kết quả không trùnglặp với nhau. Đồng thời, qua khảo lược, nhóm tácgiả nhận ra rằng, chưa có nghiên cứu nào về nhữngnhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụngân hàng số của sinh viên – đối tượng chưa có thunhập ổn định, nhưng có nhu cầu sử dụng các ứngdụng công nghệ cao.

Mô hình nghiên cứu

Nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh và thái độ sử dụng ngân hàng số của sinh viên,
nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu qua thamkhảo những nghiên cứu đi trước. Mô hình đề xuấtđánh giá các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sửdụng dịch vụ và đưa ra các giả thuyết như Hình 1.

Tính hữu ích cảm nhận là mức độ tin tưởng rằngsử dụng mô hình công nghệ giúp cải thiện hiệu quả
công việc [Davis, 1989]. Chính vì cảm nhận được sựhữu ích mà khách hàng sẽ quyết định sử dụng. Giảthuyết đặt ra là:

H1a: Tính hữu ích có tác động tích cực đến tháiđộ sử dụng.

H1b: Tính hữu ích có tác động tích cực đến ýđịnh sử dụng.

Tính dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa làsự nhận thức của một cá nhân trong việc tin rằngsử dụng dịch vụ công nghệ một cách thoải mái vàkhông cần nhiều nỗ lực [Davis, 1989]. Đây là yếu tốquan trọng để giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụngcác dịch vụ Digital Banking. Giả thuyết đưa ra là:

H2: Tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến tháiđộ sử dụng.

Rủi ro nhận thức là mức độ mà một người sửdụng tin rằng nó là an toàn để sử dụng hoặc hậu quảtiêu cực có thể xảy ra. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H3: Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến thái độ

Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thứccủa một cá nhân, với những người tham khảo quantrọng của cá nhân đó cho rằng, hành vi nên haykhông nên được thực hiện [Fishbein và Ajzen, 1975].

Từ đó đề xuất giả thuyết:

H4: Quy chuẩn chủ quan có tác động tích cựcđến thái độ sử dụng.

Giới trẻ được đánh giá là những người tiên phongcho những trào lưu mới, thời thượng và táo bạo.
Họ là những người đi đầu cho xu hướng sử dụngnhững dịch vụ mới hiện đại hơn. Digital Banking sẽ
trở thành xu hướng và định hình phong cách giớitrẻ trong các giao dịch giúp họ thể hiện sự tự tinđối với việc bắt kịp một xu hướng tất yếu trong nềnkinh tế do đó giả thuyết đặt ra là:

H5: Phong cách tiêu dùng có tác động tích cựcđến ý định sử dụng.

Mặc dù, thái độ của cá nhân là nhất quán, songvẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài tronglâu dài [Schiffman và cộng sự, 2010]. Để khách hàngcó thái độ tích cực với dịch vụ này thì các ngân hàngphải tác động lên thái độ của họ. Do đó, giả thuyếtđược đưa ra:

H6: Thái độ có tác động tích cực tới ý định sử dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá sự ảnh hưởng của 6 nhân tố đến ýđịnh sử dụng dịch vụ ngân hàng số, bao gồm: Tínhhữu ích, Tính dễ sử dụng, Cảm nhận rủi ro, Quychuẩn chủ quan, Phong cách tiêu dùng và Thái độ,nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằmđánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tốkhám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA và kiểmđịnh lại mô hình lý thuyết với mô hình SEM.
Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến ý định sử dụng dịch vụ Digital Banking.

Với thang đo được xây dựng gồm 24 biến quan sát,nhóm tác giả đã thu về được 252 phiếu, trong đó có206 phiếu hợp lệ, đối tượng là sinh viên, chủ yếu tạiđịa bàn Hà Nội, đảm bảo mẫu nghiên cứu theo Hairvà cộng sự [1998].

Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh giá thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả 7 biến quansát đều lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổngđều lớn hơn 0,3 cho thấy mối quan hệ giữa các biếnquan sát với biến tổng đạt độ tin cậy. Kết quả phântích nhân tố khám phá EFA cũng cho thấy dữ liệuđược sử dụng trong phân tích đảm bảo phù hợp vớiphân tích yếu tố với giá trị KMO bằng 0,877 [>0,5]và giá trị Sig. của kiểm định Bartlett là 0,00 [< 0,05].

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Mô hình nhận được các giá trị TLI = 0,986, CFI= 0,988, GFI=0,903 đều lớn hơn 0,9; Cmin/df = 1,180
[

Chủ Đề