Các phương pháp giáo dục THE chất

Trẻ mầm non là độ tuổi vàng để phát triển trí não. Tuy nhiên, để trẻ có sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh và hoạt bát không thể không phát triển thể chất cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh tìm hiểu những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả hiện nay.

1. Vai trò của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Vai trò của phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Trẻ được rèn luyện thể chất từ nhỏ sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội. Dưới đây là những điểm ưu điểm nổi bật của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

Giúp trẻ rèn luyện thể lực và trau dồi trí tuệ

Ba mẹ nào cũng muốn con mình có sự phát triển tốt nhất về mặt trí não, thông minh vượt trội. Tuy nhiên, để có thể tiếp thu được những kiến thức mới, trẻ cần có đủ sức khỏe và sự tập trung mà chỉ có rèn luyện thể chất mới giúp trẻ có được.

Việc cho con tiếp cận sớm với nhiều môn thể thao cũng giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết, tránh xa những hoạt động tiêu cực như xem tivi, xem điện thoại quá nhiều. Từ đó, trẻ sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh hơn.

Hình thành thói quen vận động từ nhỏ cho trẻ

Áp dụng đúng đắn các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là điều vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe; làm cho trẻ năng động hơn mà còn giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích vận động. 

Bởi vậy, hiện nay, trong các trường mầm non công lập và tư thục đều tích hợp nhiều các hoạt động thể chất vào chương trình học cho trẻ. Chương trình học này khiến cho trẻ vừa có kiến thức mới, vừa có sức khỏe lại hào hứng tới trường.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ vui vẻ, hào hứng tới trường

Định hình được nhân cách trẻ

Thông qua các hoạt động thể chất được tổ chức ở trường mầm non, giáo viên cũng có thể  đánh giá được tính cách của trẻ dựa vào thái độ của trẻ khi hoạt động và lời chỉ dẫn của thầy cô. Việc thêm các hoạt động thể chất vào giờ học giúp hình thành ý thức kỷ luật; tính linh hoạt và tinh thần tập trung cho bé. Việc tích cực vận động sẽ tác động hiệu quả hệ thần kinh của trẻ; hỗ trợ định hình và phát triển tích cách trẻ. 

Giáo viên có thể cùng trẻ chuẩn bị dụng cụ trong buổi tập hay đề xuất cách thức chơi. Bên cạnh đó, khi tổ chức các hoạt động nhóm, trẻ có thể biết cách làm việc nhóm; tăng tình cảm bạn bè. Cách làm này khiến trẻ cảm thấy hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của giáo viên.

2. Phương pháp giáo dục thể chất hiệu quả cho trẻ mầm non

Để trẻ có sức khỏe tốt không thể không rèn luyện thể chất. Dưới đây là những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả cao.

2.1. Hình thành thói quen tập thể dục, thể thao cho trẻ từ nhỏ

Ngay khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, trẻ cũng cần tập thể dục bằng cách tập cử động chân tay hoặc những động tác massage nhẹ nhàng.

 Sau đó, đến độ tuổi mầm non, ba mẹ càng có nhiều cách để rèn luyện thói quen thể dục, thể thao cho trẻ như: cho trẻ đi dạo cùng gia đình vào cuối tuần, tập luyện các động tác thể dục cơ bản mỗi ngày, cho trẻ học đi xe đạp, chơi các trò chơi vận động nhẹ…

2.2 Cho trẻ tham gia nhiều môn thể thao khác nhau

Khi trẻ đến độ tuổi mầm non, nhiều ba mẹ thường “mặc định” lựa chọn cho con mình một môn thể thao để con rèn luyện như bơi lội, bóng đá, đạp xe… và tin tưởng rằng đây chính là cách giúp con phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở độ tuổi này, trẻ cần được tham gia nhiều hoạt động giáo dục thể chất khác nhau, bởi sự đa dạng sẽ tạo ra hứng thú cho trẻ khi vận động. 

Nếu ba mẹ chỉ cho trẻ chơi một môn thể thao, trẻ sẽ nhanh chán, thậm chí là áp lực lên tâm lý trẻ. Lời khuyên các các chuyên gia là: “ Ba mẹ hãy để trẻ mầm non được chơi đùa với càng nhiều môn thể thao càng tốt. Đó có thể là bóng đá, bơi lội, bóng rổ, đạp xe hay đi bộ… Và chỉ khi trẻ được vận động nhiều thì hệ cơ, xương, hô hấp, tim mạch… của trẻ mới phát triển toàn diện.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Tham gia nhiều môn thể thao giúp trẻ yêu thích vận động hơn

2.3 Chọn thời điểm, thời lượng vận động phù hợp với trẻ

Đây cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Thời điểm và thời lượng vận động cũng rất quan trọng trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Trong một ngày, thời điểm tốt nhất để trẻ mầm non vận động thể chất là buổi sáng (từ 7h - 9h) hoặc buổi chiều (từ 17h - 18h). Về thời lượng, mỗi ngày nên cho trẻ tự do vận động ít nhất 1 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, không phải trẻ mầm non nào cũng phù hợp với nguyên tắc này. Ba mẹ phải để ý đến thể trạng của con để chọn thời điểm cũng như thời lượng vận động phù hợp. Ví dụ, với những trẻ suy dinh dưỡng có thể giảm thời lượng vận động xuống và chỉ nên cho trẻ vận động vào buổi sáng.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các đợt vận động trong ngày. Mỗi lần chỉ kéo dài từ 10 đến 20 phút, cùng với đó là cường độ tập luyện nặng, nhẹ của trẻ.

Các phương pháp giáo dục THE chất
 

Thời điểm và thời lượng vận động cũng quan trọng khi giáo dục thể chất cho trẻ

2.4 Phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Với những trẻ mầm non tham gia nhiều hoạt động thể chất thì sẽ có nhu cầu ăn uống nhiều hơn để nạp năng lượng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của trẻ, ba mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Thực đơn cần đầy đủ đạm, canxi, vitamin, tinh bột, sữa cùng các chế phẩm sữa.

Mặt khác, ba mẹ cũng cần lưu ý đến giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh tạo thói quen luyện tập thể chất, ba mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, không để trẻ vận động quá sức dẫn đến khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khiến trẻ vận động hiệu quả hơn

Trên đây là một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non TGB Preschool gửi đến gia đình mình. Hi vọng bài viết này đã giúp các ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non và chọn được những phương pháp rèn luyện hiệu quả nhất cho con em mình.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Ở lứa tuổi mầm non, các bé cần được phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể chất, nhưng dường như nhiều cha mẹ lại chỉ chú trọng vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mà không quan tâm đến những hoạt động rèn luyện sức khỏe, cải thiện thể lực. Có lẽ nguyên nhân dẫn đến điều này là do các bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như cách để phát triển thể chất cho con.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con mình.

Xem thêm: thiết kế thi công trường mầm non

Những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Do đặc điểm lứa tuổi, trẻ mầm non rất hiếu động, nghịch ngợm và luôn tò mò về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, các bé có nhu cầu hoạt động vô cùng lớn, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con được tiếp xúc và rèn luyện những môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất. Hơn thế nữa, cơ thể khỏe mạnh, thể lực tốt chính là cơ sở, tiền đề để các con phát triển trí lực một cách tốt nhất.

Khi sử dụng những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, người lớn cần để cho các con có không gian vui chơi – hoạt động riêng, đừng quá bao bọc và cấm đoán con. Hãy để các con có không gian tự sáng tạo, tự bộc lộ cá tính, từ đó phát triển khả năng tư duy, độc lập và chủ động trải nghiệm thực tế.

Có 3 phương pháp chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non:

Phương pháp 1: Dùng lời nói

Khi dạy trẻ tập thể dục, giáo viên giới thiệu tên, các bước thực hiện động tác, đếm nhịp và hô khẩu lệnh tập: “động tác vươn thở, các con từ từ đưa tay lên cao, hít vào…”. Phương pháp giáo dục thể chất này giúp trẻ quan sát có mục đích, có những hiểu biết nhất định về động tác cũng như các bước thực hiện, khiến trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động một cách chính xác.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Phương pháp 2: Trực quan

Kết hợp cùng lời nói, giáo viên nên làm mẫu để trẻ có thể tiếp thu kiến thức thông qua nghe kết hợp với nhìn, từ đó dễ dàng tưởng tượng và bắt chước theo. Việc làm động tác mẫu chuẩn xác, đẹp mắt sẽ thu hút và gây được hứng thú cho các con, khiến các con có suy nghĩ muốn thực hiện đúng và đẹp như cô.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Phương pháp này hình thành khái niệm thị giác, thính gác và cảm giác cơ về vận động cho trẻ, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng các động tác, bài tập.

Phương pháp 3: Thực hành

Sau quá trình được nghe cô hướng dẫn và làm mẫu, hãy để các bé được trực tiếp thực hành từng động tác. Việc tập và lặp lại vận động nhiều lần sẽ giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động – tự vận động. Từ đó trẻ hiểu được trình tự vận động, cảm nhận được phương hướng của vận động, tốc độ thực hiện của cơ thể, nhịp điệu của từng động tác và cách dùng sức hợp lý.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Một số phương pháp cụ thể phát triển thể chất cho trẻ

Để phát triển thể chất cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn các con những động tác thể dục đơn giản, dễ thực hiện và thiết kế thành một bài thể dục để cùng tập với con vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Hay cùng trẻ đi bộ nhanh, chạy bộ với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp cho độ tuổi của trẻ.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Tập thể dục sẽ giúp trẻ phát triển cơ vai, cơ hông, cơ đùi và hệ hô hấp. Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động giải trí lành mạnh cho con trẻ. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo những bài tập cho trẻ theo từng lứa tuổi cụ thể trên mạng, hoặc tham khảo giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ở bên dưới.

  • Cùng bé tổ chúc và chơi các trò chơi vận động

Các trò chơi vận động mang tính tập thể không chỉ tăng sự gắn kết, khiến các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, đây còn là hình thức hoạt động giúp các con phát triển toàn diện về cả thể chất và kĩ năng.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Khi được vui chơi cùng cha mẹ, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với các hoạt động vận động. Do đó, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để con được vận động tinh và vận động thô: vận động tinh giúp trẻ phát triển tốt các cơ bắp nhỏ ở bàn tay và ngón tay; vận động thô khiến con phát triển cơ bắp, kiểm soát và phối hợp sức mạnh cơ bắp ở thân, chân và tay.

  • Thường xuyên đi tham quan, du lịch dã ngoại

Đi lại là vận động tự nhiên rất có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ, vì vậy nên các hoạt động tham quan, du lịch dã ngoại được các trường mầm non thường xuyên tổ chức.

Các phương pháp giáo dục THE chất

Cha mẹ cũng nên thường xuyên đưa bé đi dạo tại những địa điểm quanh nhà, hay đi chơi công viên, vườn thú, thủy cung… mỗi dịp cuối tuần. Nếu có điều kiện và thời gian, hãy cùng con đi du lịch biển, lên núi… Những hoạt động này không chỉ giúp con vận động cơ thể mà còn tạo điều kiện để con được khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về những vùng đất mới.

Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

[…]

Để trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất, ngoài những bài tập khoa học, không gian sống tốt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống khoa học và đủ dưỡng chất giúp trẻ có đủ sức khỏe và năng lượng để thực hiện vận động thể chất.

Trên đây là 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mà các giác viên và cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng cho con trẻ. Từ đó giúp các con có được không gian sống và hoạt động lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, phát triển kỹ năng cá nhân.