Cách giáo dục trẻ 2 -- 3 tuổi

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 2-3 TUỔI

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

  • 2 tuổi là bước vào thời kì tự lập. Cái gì cũng không khiến bố mẹ làm hộ, mà tự làm lấy, rất muốn học cách tự làm lấy.
  • 2 tuổi trẻ không có giờ phút nào ngồi yên, lúc nào cũng phải hoạt động, như những vận động viên chuyên nghiệp. Kể cả lúc ăn cơm cũng vậy, không thể ngồi yên một chỗ ăn ngoan ngoãn được. Luôn luôn vận động, làm cái này, làm cái nọ, không biết mệt, cho đến lúc đi ngủ đêm. Đây là ý muốn học tập của trẻ 2 tuổi. Vì vậy không được bỏ phí mà phải phát triển ý muốn ấy 1 cách hiệu quả nhất.
  • 3 điểm cơ bản để phát huy ý muốn ở trẻ 2 tuổi: 3 điểm đó là Vận động- Ngôn ngữ- Kỹ năng cơ bản. Nếu đón nhận và phát huy đúng lúc, sẽ khiến trẻ trở thành người ưu tú thực sự.
  • Thời kỳ 2-3 tuổi, phụ huynh cần chú trọng:
    1) Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều
    Hãy cho trẻ vận động hết mình bằng cách đi bộ hằng ngày. Trí lực của trẻ được phát triển hoàn hảo khi được kích hoạt các giác quan, vận động, ngôn ngữ ngay sau khi sinh. Ví dụ đối với vận động, nếu không để kĩ năng vận động của tay chân được phát huy hết mức thì trẻ không phát triển theo chiều hướng tích cực. Đứa trẻ sẽ không có chiều sâu nội tâm.
    – Trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Gần đây cha mẹ trẻ thường không cho con đi bộ, mà đi đâu cũng đi ô tô luôn. Vì vậy sức đi bộ trở nên cực kì ít, khoảng cách đi được cũng ngắn, đứa trẻ phát triển bất hoàn hảo. Nếu cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ. Phải nên nhớ rằng rèn luyện đi bộ hằng ngày là bước đầu tiên để có được em bé thông minh. Đi bộ cũng làm dáng dấp bé đẹp hơn.– Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt. Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hằng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ đi bộ trên đường bằng phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc…
– Mẹ ở xa ném quả bóng cho lăn và bảo con chạy lấy quả bóng. Mới đầu trẻ sẽ chạy theo đường quả bong lăn, sau đó sẽ quan sát hướng đến của quả bóng và chạy đến nhặt quả bóng bằng đường ngắn nhất.
Hàng ngày qui định khoảng cách là bao nhiêu để cho con chạy. Mới đầu là 3 mét, dần lên 5m, 10m, 15m. Bắt đầu luyện cho trẻ dung lực toàn thân để vận động từ lúc 2 tuổi này đến khi vào lớp 1, trẻ sẽ có sức chạy rất tốt.
– Sau 2 tuổi rưỡi cho trẻ nhảy trên tấm đệm đàn hồi, tập lấy thăng bằng. Cả đi, cả nhảy, nhào lộn trên đệm đàn hơi cũng rất tốt.

Cách giáo dục trẻ 2 -- 3 tuổi

Cách giáo dục trẻ 2 -- 3 tuổi


2) Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời.
Khi được 2 tuổi, trẻ có nhu cầu vận động toàn thân, và nhu cầu đối với ngôn ngữ cũng y như vậy. Đặc biệt là khi được 2 tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phá, nhưng chỉ đến 2 tuổi rưỡi là hiện tượng đột phá này tự nhiên biến mất. Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này, đây là thời kì mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.
Đến tuổi này ngôn ngữ em bé không còn phù hợp với trẻ nữa. Ngôn ngữ em bé sẽ trở thành nguyên nhân gây ra khuyết tật trong ngôn từ của trẻ. Cha mẹ thấy kiểu nói em bé đáng yêu, ví dụ như “Souyo” thì nói thành “Chouyo” sẽ khiến trẻ không có khả năng nói đúng âm “Sa, shi, su, se, so” được, tức là thành “nói ngọng”. Tật nói ngọng “suzume” thành “tsutsume” hay “sensei” thành “chenchei” là do khoảng 2 tuổi trẻ không được uốn nắn đúng mực. Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn.
– Khi đi tắm, dạy bé càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ mỉ càng tốt. Hoặc là hỏi con “bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?” chẳng hạn. Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…
– Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy. Hay là, “những từ nào bắt đầu bằng chữ “a” nhỉ?” rồi hướng dẫn con trả lời, như ari, ashi, asahi, asagao, ahiru…. Kiểu chơi này khi đi chợ, đi dạo, ngồi trên xe ô tô, dọn dẹp nhà cửa đều có thể thực hiện được. Cứ chơi kiểu như vậy, cũng là cách để dạy con từ về màu sắc, hình dáng, to nhỏ.
– Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích. Mua nhiều sách sẽ tốn kém, thì có thể mượn thư viện, hoặc là xin sách cũ của những anh chị lớp trên ở gần nhà.
– Trẻ 2 tuổi cũng muốn biết là những việc liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Seri 4 quyển sách “kotobano benkyo” của nhà xuất bản ukuonkanshoten rất thích hợp. Hay bộ kỹ năng 4 cuốn của nhà xuất bản Kim Đồng cũng rất phù hợp.
– Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân- quả. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”. Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ”. Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay nói “ Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”. Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn. Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ. Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “quả bong lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng.
– Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “ Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.
– Như trên đã nói, 2 tuổi có khả năng nhạy cảm với ngôn ngữ nhất. Đọc sách tranh đã đành, nhưng các bậc cha mẹ nên biết rằng đọc thơ là phần thưởng quí giá hơn nhiều. Thơ là tài liệu dạy con người ta về cái hay, cái quan trọng của ngôn ngữ tốt nhất. Ở độ tuổi này không nhất thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý nghĩa của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc và nhớ được là được. Ví dụ như mẹ chọn một bài trong tập thơ “Kitaharashiroaki- douyushu” rồi đọc cho con nghe. Không cần hiểu ý nghĩa, chỉ cần nhớ vần điệu của bài thơ cũng khiến trẻ thích thú. Với trẻ 2 tuổi nên đọc những câu chuyện dân gian nhiều lần. Trước khi đi ngủ không nên quên việc đọc sách cho con nghe.
– Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời. Trẻ con thì 1 tuổi cũng nhớ được chữ. Trẻ mới lọt lòng cũng nhớ được chữ. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh thích thú với việc nhớ chữ hơn cả việc nhớ cách nói. Mọi người sẽ thắc mắc tại sao trẻ chưa biết nói lại có thể đọc được chữ cơ chứ, thì xin cứ thử đọc 1 chữ cho trẻ nghe, rồi bảo con nhặt lấy tấm card có ghi chữ vừa đọc sẽ biết ngay. Trẻ sẽ nhặt tấm các có ghi chữ mà nó biết một cách chính xác, tức là nó đã biết đọc.
– Nhớ được chữ, thì cấu tạo đầu cũng thay đổi, đặc biệt là thay đổi lớn ở đại não. Đến cả con trẻ bị bệnh não, giai đoạn này dạy cách đọc chữ cũng rất hiệu quả, trẻ có thể nhớ được, khi nhớ được thì sắc mặt trở nên trí thức hơn, mắt sáng hơn. Nếu không tận dụng thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ của trẻ thì sẽ khó làm thay đổi được tố chất của đại não, kể cả với trẻ thường và trẻ bị bệnh não.
Để trẻ gần gũi với chữ, ghi tên của trẻ vào tờ giấy rồi dán lên tường, đọc nhiều lần cho trẻ nghe. Hướng trẻ chú ý vào chữ tên sách, tên thương hiệu hàng hoá, đọc và dạy những chữ ấy cho trẻ. Mở rộng phạm vi chữ đã nhìn trong sách ra báo chí… sẽ làm tăng sự quan tâm của trẻ đến chữ. Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ hán gì, chữ số gì chẳng hạn. Với cách dạy cho trẻ những từ ngữ gần gũi nhất, dễ thấy nhất xung quanh như vậy, là bạn đã thực hiện xuất sắc thuật dạy đọc chữ cho con rồi đấy.

3) Những kĩ năng cơ bản
Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Khi được 3 tuổi rưỡi, nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
– Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm lấy. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui. Trẻ con ham học hỏi, mà làm giỏi thì ý muốn được thoả mãn, sẽ có được lòng tự tin vào việc mình làm. Cứ như vậy trẻ lớn lên từng bước một.
– 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ. Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
– Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dù việc nhỏ nhặt trẻ làm được cũng phải khen nhiều. Bí quyết dạy trẻ giỏi là “khen”
– Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng
– Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy
– Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất
– Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy
– Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết xếp đồ chơi sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ.
– Chỉ cho lấy đồ chơi từng ít một ra. Cất 1 cái rồi mới lấy cái khác. Như vậy việc dọn sau khi chơi là điều thích thú của trẻ. Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lệnh. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp. Ở thời kì ý muốn tự làm lấy việc của mình này mà không dạy phép tắc dọn dẹp sắp xếp thì sau này không thể làm cho trẻ nhập tâm việc này được.
– Thời kì 2-3 tuổi phải dạy trẻ điều khiển đôi tay thật giỏi
Trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển chậm
– 2 tuổi: tập cho trẻ dùng đũa
– Cho trẻ chơi đất nặn: đưa hình mẫu táo, dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ tù, chỗ nhọn… làm cho giống, mới là quan trọng. Như vậy tạo cho trẻ tính quan sát tỉ mì và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
– Chơi trò xếp hình gỗ tsumiki rất bổ ích. Hãy để trẻ xếp chồng lên cao, xếp chuỗi dài, bắt chước hình mẹ đã xếp, tự xếp theo trí tưởng tượng của trẻ… Thi xem 2 mẹ con ai xếp được cao hơn chẳng hạn. Đồ chơi tốt là đồ chơi phát triển kĩ năng của trẻ. Có thể thấy các loại đồ chơi phù hợp mục đích đó là: nhà xếp, xe tải ghép, pazuru… Các loại đồ chơi máy móc chạy pin không chỉ có tác dụng thoả mãn ý thích nhất thời của trẻ, mà cũng không có tác dụng phát triển kĩ năng và tư duy của trẻ.

-Thay vì bỏ món tiền lớn để mua đồ chơi loại ấy ra, hãy trộn lẫn 4 loại đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ xanh mỗi loại 10 viên với nhau, rồi bảo con nhặt riêng từng loại vào 4 cái cốc riêng biệt còn hơn.
– Hãy rèn luyện cho trẻ 2 tuổi – thời kì mẫn cảm này – khả năng dùng 2 ngón tay (cái – trỏ) nhón những vật nhỏ xíu như hạt đậu, cái ghim cài tài liệu… có màu sắc, kích cỡ khác nhau chia theo màu sắc, kích cỡ vào những cái cốc khác nhau.

4) Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi – làm sao vượt qua?
Người ta có câu “trẻ 2 tuổi đáng sợ”. Thấy hiện tượng này ở trẻ vừa đầy 2 tuổi, kéo dài trong khoảng thờI gian từ 4 đến 6 tháng. Thời kì này gọi là thời kì phản kháng đầu tiên của trẻ.
Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm lấy. Vì vậy khị bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Cũng có trẻ giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được. Để vượt qua tình cảnh này, hãy cho trẻ đọc sách và rèn ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được rèn luyện kĩ năng nói tốt, biết dùng từ phong phú thường không có kiểu nói ích kỉ, cũng như không nghịch ngợm làm phiền bố mẹ. Vì trẻ tự làm được những việc của mình, biết dùng đồ vật, biết truyền đạt ý muốn của mình thì không có cảm giác bất mãn như trên.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ này. Nếu con muốn gì, cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống hằng ngày thật suôn sẻ. Với trẻ chậm nói, thì không thể có những tháng ngày vui vẻ như vậy được. Nói là thông cảm với tâm trạng của trẻ, nhưng cũng như tay gãi đúng chỗ ngứa vậy, gãi quá sẽ bị xước, thành ra nói hết phần của trẻ. Trẻ không nói được điều mình muốn nói, vốn từ ít, sẽ sinh ra bất mãn. Việc quan trọng là nghe thấu tâm trạng trẻ, chứ không phải nói hộ hết tâm trạng của trẻ.
Nếu trẻ hiểu lời nói thì sẽ hiểu những gì mẹ nói, mẹ có thể dạy lễ nghĩa, phép tắc một cách dễ dàng hơn. Không cần ra tay can thiệp làm hộ con, mà chỉ cần trông con thôi, để con dần lớn lên với tính tự tin.
Thời kì này trẻ có khả năng ngôn ngữ cao, kĩ năng sử dụng hay làm việc gì đó thành thạo sẽ không có biểu hiện bất mãn, phản kháng như đã nêu ở trên. Bí quyết nuôi dưỡng ý chí của trẻ là không bao giờ nói từ “không được” với trẻ. Luôn dõi theo hành động của trẻ, củng cố lòng tự tin, động viên khích lệ kịp thời, khơi gợi ý muốn của trẻ mới là cách nuôi dạy con hay.

5) Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên tài 
2 tuổi là thời kì thiên tài của trẻ nhỏ. Cũng có nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên khi xem chương trình “Những em bé thiên tài nhất Nhật bản” (Chibikkotensai nipponichi), chứ thực ra hầu hết trẻ em đều có khả năng biểu lộ trí nhớ tuyệt vời như những trường hợp được nêu trong chương trình đó. Nếu không biết sẽ vô tình làm mất đi khả năng tuyệt vời của trẻ. Chính vì vậy chúng ta cần phải cực kì chú ý đến trẻ. Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ học tập của chúng sau này, thái độ đó không thể nào sửa đổi được nữa.
Tôi muốn các bậc cha mẹ phảI coi độ tuổi này là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở cho trẻ. Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ bản suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ. Còn không dạy dỗ gì, cứ để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé biến mất lúc nào không hay. Xin nhắc lại một lần nữa, đó là trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài.
Khi trẻ 2 tuổi mà được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Với trẻ không được rèn luyện trí nhớ lúc này thì đến năm lớp 6 thôi đã không thể nhớ nổi những công thức tính toán phân số, số thập phân… Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ được rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt. Nhớ quốc kì của các nước. Nhớ chủng loại xe ô tô. Nhớ tên các ga tàu điện theo đúng thứ tự. Những việc mà ta thấy đó hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ.
Có bà mẹ đã dạy con 2 tuổi nhớ hết tên 100 thi sĩ nổi tiếng. Đứa trẻ ấy đã trở thành người cực kì xuất sắc. Cũng có bà mẹ dạy con 2 tuổi cả kinh thư Trung quốc. Đây không phải là việc nhồi nhét kiến thức. Tôi muốn các bậc cha mẹ hiểu rằng vào thời kì năng lực trí nhớ lên đến đỉnh cao như lúc này, mà làm những việc như vậy thì một mặt khả năng ghi nhớ cao được gắn liền với trẻ, mặt khác những kiến thức thu nạp được này sẽ còn đọng lại trong kho ý thức tiềm tài của cả cuộc đời, sau này làm nền tảng để có được năng lực xuất sắc, và khả năng tư duy cao.
Đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 10 cái hộp. Trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước. Đặt lên bàn 10 món đồ, cho trẻ nhìn kĩ trong khoảng 1 phút, rồi giấu đi 1 món, đố trẻ biết đó là món đồ gì. Hãy thử làm bài rèn luyện trí nhớ này cho trẻ.
Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy trẻ khả năng quan sát. “ Cửa hàng vừa xem có bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.
– Điều quan trọng là với trẻ 2 tuổi càng cho trẻ quan sát được càng nhiều càng tốt. Dẫn trẻ đến công viên, cho xem kiến, cho xem lá. Dẫn trẻ đến cửa hàng bán chim, thú cảnh, cho trẻ quan sát. Và bảo trẻ nói về cái vừa xem, vừa nhìn thấy đó. Cho trẻ đi vườn bách thú, vườn thú biển, khu vui chơi, nông trường, sở phòng cháy chữa cháy… càng nhiều càng tốt, và rèn cho trẻ kể lại những nơi vừa đi. Cũng có thể cho trẻ đi bus, tàu điện đến bờ biển, vườn táo… để được nhiều dịp quan sát thế giới xung quanh hơn.
Tư tưởng “Mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồI cho đi đây đó cũng được” là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị thui chột. Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi – lúc này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi – không tạo nên khả năng cơ bản quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những khả năng to lớn của trẻ sau này.
– Trẻ 2 tuổi rất thích hợp để học ngoại ngữ: Bởi vì kí ức về âm thanh của trẻ lúc này cực kì phong phú. Người lớn nghe tiếng nước ngoài không thể nghe toàn bộ âm tiếng nhỏ của từ đó. Hơn nữa cũng không thể thành thạo một ngoại ngữ nào. Vì người lớn có một rào chắn lớn về âm thanh, mà có những âm không tài nào nghe thấy, hay có bắt chước cũng không nhập tâm được. Nhưng trẻ 2 tuổi lại là thiên tài ngôn ngữ. Vì trẻ dưới 3 tuổi có khả năng phân biệt được sự khác nhau rất nhỏ giữa các âm tiết, và hiểu được sự liên quan giữa các từ ngữ phức tạp. Với năng lực tiềm tài phong phú, trẻ có thể nhớ ngoại ngữ một cách tự nhiên như một bản năng sinh lí vậy. Vì vậy, khoảng 2-3 tuổi việc cho trẻ nghe nhiều bài hát của trẻ em các nước, để trẻ được tiếp xúc, nhận biết được sự khác nhau về âm thanh giữa tiếng các nước đó điều quan trọng. Những âm thanh trẻ không nghe vào giai đoạn này khi lớn lên sẽ không còn nhập tâm chính xác được nữa.
Khi trẻ đang chơi, thử để máy quay đĩa chạy bản nhạc vui tươi tự nhiên nào đó. Ví dụ như “những bài hát ru con trên thế giới” chẳng hạn.
Điều quan trọng nhất là việc dạy trẻ, rèn luyện cho trẻ phải được thực hiện thường xuyên, hàng ngày, dù mỗi ngày chỉ một chút thời gian.
Tuy nhiên cũng phải vừa xem tình hình, sự phản ứng của trẻ để dạy cho phù hợp. Nếu trẻ có vẻ không thích kiểu rèn luyện này thì phải chuyển sang kiểu thích hợp hơn, để trẻ vui vẻ thực hành hơn. Bí quyết để thành công là rèn luyện cho con hay dạy con dưới hình thức chơi với con một cách vui vẻ.

Tham khảo- Sách

  1. Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn
  2. Trẻ càng chơi càng thông minh
  3. Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 2-3 tuổi
  4. Mỗi ngày một trò chơi
  5. Phát triển tư duy cho trẻ 2-3 tuổi

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh- +84 97911002I

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

[TỔNG HỢP NHỮNG HOẠT ĐỘNG CẦN DẠY TRẺ GIAI ĐOẠN 2-3 TUỔI]
1.Xâu hạt ( tay và kỹ năng sống)
2.Sử dụng kẹp ( tongs) gắp hạt
3.Xếp màu sắc( nhận biết màu sắc)
4.Lau nhà
5.Rót nước
6.Tưới cây
7.Nghịch cát
8. Xúc hạt đỗ, xúc sữa, xúc canh
9. Mặc quần áo
10. Tự rửa mặt, tự lấy khăn mặt và phơi khăn mặt và dùng cặp để cặp khăn mặt
11. Tự rửa tay
12. Rửa bát, thái rau dưới sự quan sát của mẹ
13. Bóc trứng
14. Bổ hoa quả bằng mô hình trò chơi
15. Cắm hoa nhựa
16. Biết dùng đũa gắp thức ăn- mỗi bữa luyện cho con một ít
17. Luyện xúc giác ( nhắm mắt đoán vật thể)
18. Nhận biết mùi –luyện khứu giác
19. Đạp được xe đạp 3 bánh trên nền trơn
20. Rời khỏi ghế ăn dặm và ra bàn ăn ngồi cùng cả nhà, ăn tự do theo sở thích- thể hiện là một người có quyền tự do
21. Nhận biết vật chìm nổi
22.Luyện cài cúc áo trên mô hình
23. Vắt nước: Dùng 5 miễng bọt biển và một chậu nước nhỏ
24. Vừa nghe vừa đoán cái nào có âm thanh giống nhau-Luyện thính giác
25. Vừa ngửi vừa đoán cái nào có mùi giống nhau-Luyện khứu giác.
26. Phải dạy con dày mỏng( cho bộ chiều cao bằng nhau, giảm dần về đường kính), cao thấp( cho bộ đường kính bằng nhau, giảm dần chiều cao), to nhỏ( giảm cả vè chiều cao và đường kính) thông qua bộ sản phẩm hình trụ có núm trong phương pháp Montessori
27. Trò chơi puzzle-ghép các hình

By Chris Huong – Sách hóa Bắc Ninh- +84 979110021

https://www.facebook.com/profile.php?id=100006559991395

 

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...