Cách gọi điện từ chối phỏng vấn

Có rất nhiều lý do khiến một ứng viên từ chối lời mời phỏng vấn, vậy làm cách nào để từ chối lời mời phỏng vấn một cách khéo léo?

Từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng như thế nào?Một số lưu ý khi trả lời thư mời phỏng vấn2 cách từ chối lời mời phỏng vấn2. Gửi email

Các lý do để từ chối lời mời phỏng vấn

Một số gợi ý dưới đây nếu bạn đang “bí”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hãy luôn là người thẳng thắn, thành thật, điều đó tốt cho chính bản thân bạn.

Đang xem: Cách từ chối lời mời phỏng vấn

Bạn có thể đã thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về vị trí hoặc công ty và phát hiện ra rằng mục tiêu của bạn không tương thích với sứ mệnh hoặc văn hóa của công ty.Bạn có thể đã có những vấn đề phát sinh trong cuộc sống và cần thay đổi kế hoạch công việc.Vị trí bạn ứng tuyển có thể yêu cầu cao hơn khả năng của bạn hoặc phản hồi quá chậm. Trong thời gian đó bạn đã được mời làm một công việc mới phù hợp hơn.Bạn có thể đã nhận được một lời mời làm việc với mức lương cao hơn hẳn.Lịch trình của bạn có thể đã thay đổi dẫn tới việc bạn không thể đi làm ở công ty cho dù có phỏng vấn thành công.

Các lý do để từ chối lời mời phỏng vấn

Từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng như thế nào?

Khi xác định không tham gia buổi phỏng vấn, bạn sẽ cần phải lưu ý một số điều sau:

Hãy chắc chắn với quyết định của mình

Khi bạn đã viết email gửi cho nhà tuyển dụng để từ chối cuộc phỏng vấn xin việc làm thì bạn phải xác định bạn không nên thay đổi quyết định này.

Từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng như thế nào?

Bạn không thể từ chối nhưng rồi sau đó lại liên hệ với họ để sắp xếp lại cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu quyết đoán và thiếu chuyên nghiệp, niềm tin của họ với bạn cũng theo đó mà giảm đi.

Thông báo ngay cho nhà tuyển dụng

Bạn không chỉ cần phải quyết đoán về quyết định không tham gia cuộc phỏng vấn mà bạn còn nên trả lời lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng nhanh nhất có thể.

Điều này đặc biệt cần thiết khi nhà tuyển dụng đã lên kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn chính thức với bạn. Nhà tuyển dụng còn bận với các ứng viên tiềm năng khác và rất nhiều công việc nên việc bạn thông báo cho họ sớm là thể hiện bạn tôn trọng thời gian của họ.

Từ chối một cách lịch sự

Từ chối không phải là đóng sầm một cánh cửa lại mà là để mở cánh cửa cho những cơ hội có được việc làm mới trong tương lai.

Thị trường việc làm là một thế giới nhỏ bé nên biết đâu một ngày nào đó bạn sẽ gặp lại nhà tuyển dụng mà bạn đã từng từ chối. Vì vậy, hãy từ chối một cách lịch sự nhất. Theo cách này, nhà tuyển dụng vẫn sẽ có thiện cảm với bạn.

Làm cách nào để từ chối lời mời phỏng vấn khéo léo nhất?

Ứng viên sẽ gây được thiện cảm cho nhà tuyển dụng nếu biết từ chối lịch sự

Trình bày lý do từ chối phỏng vấn

Mục đích của bức thư là để cho nhà tuyển dụng biết rằng kế hoạch của bạn đã thay đổi để họ có thể tiến lên với một ứng cử viên khác. Do đó, bạn không nhất thiết phải nói cho họ một lý do cụ thể tại sao bạn từ chối.

Một số lưu ý khi trả lời thư mời phỏng vấn

Từ chối thư mời phỏng vấn càng sớm càng tốt

Tuyệt đối đừng im lặng trước lời mời phỏng vấn. Bạn nên trả lời thư mời phỏng vấn trong thời gian sớm nhất.

Việc sắp xếp một cuộc phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến thời gian của rất nhiều người, chưa kể đến những ứng viên khác. Vì vậy, hãy trả lời càng sớm càng tốt, [tốt nhất là trong vòng 24 tiếng].

Xem thêm: Motion Blur Trong Game Là Gì, Hiệu Ứng Và Có Nên Bật Nó Hay Không

Đây là biểu hiện của sự chuyên nghiệp và giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Viết nội dung email ngắn gọn, đủ ý

Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để xem email của từng ứng viên. Vì thế, bạn hãy cô đọng nội dung hết mức có thể để họ không bị ngao ngán khi kiểm tra email.

Học các từ chối phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng trong bước đầu của sự nghiệp. Hãy trở thành một ứng viên sáng giá và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không làm việc cho họ bạn nhé.

2 cách từ chối lời mời phỏng vấn

1. Gọi điện

Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần.

Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.

Nếu bạn giới thiệu ứng viên khác, hãy cung cấp thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng.

2. Gửi email

Cấu trúc email từ chối phỏng vấn

Gửi lời chào và cảm ơn

Gửi lời chào trân trọng đến nhà tuyển dụng và cảm ơn họ đã trao cơ hội phỏng vấn, xem xét đối với mình là điều lịch sự nên làm.

Đưa ra lời xin phép từ chối phỏng vấn

Xin phép một cách lịch sự vì đã hủy buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng và đề cập lý do ngắn gọn, đơn giản: có thể là lý do cá nhân hoặc đã nhận công việc khác,… Tuyệt đối không nên những lý do quá chi tiết.

Giới thiệu bạn bè khác phù hợpLời chúc và lời chào trân trọng

Mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn

Bạn có thể tham khảo mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng sau:

Subject: Lời mời phỏng vấn – [Tên của bạn]

Dear + [tên nhà tuyển dụng],

Cảm ơn quý công ty rất nhiều vì đã xem xét và đánh giá hồ sơ xin việc, ứng tuyển vào vị trí + [chức danh công việc] và cho tôi cơ hội tham dự buổi phỏng vấn vào ngày… sắp tới. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, tôi không thể tham gia phỏng vấn được.

Xem thêm: Cf.Vtcgame.Vn Đăng Nhập – Cách Chuyển Đổi Tài Khoản Cf

Cảm ơn quý công ty đã ưu ái và dành thời gian quý báu của mình cho tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

[E-mail]

[Điện thoại]

Lời kết

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được cách viết email từ chối lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Nếu bạn đọc có ý kiến hay góp ý gì cho chúng tôi, vui lòng để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận của bài viết nhé!

Gửi lời mời phỏng vấn như thế nào để ứng viên không từ chối? Đây là “bài toán” đặt ra với phần lớn các nhà tuyển dụng hiện nay. Không phải ứng viên nào cũng chấp nhận tham gia phỏng vấn. Để đưa ra những lời đề nghị ứng viên không thể từ chối, nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây.

Bí quyết để ứng viên không từ chối lời mời phỏng vấn.

1. Một số bí quyết mời ứng viên tham gia phỏng vấn hiệu quả

Hành động nhanh chóng

Sự trì hoãn, kéo dài thời gian trong việc đưa ra lời đề nghị có thể khiến nhà tuyển dụng mất cơ hội với ứng viên tiềm năng. Nếu bạn nhận thấy ứng viên đúng là người mà công ty cần phỏng vấn, có tỷ lệ phù hợp cao, hãy nhanh chóng đưa ra quyết định. Điều đó còn thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy trình tuyển dụng.

Lên lịch cuộc hẹn phỏng vấn phù hợp

Gọi điện hẹn phỏng vấn không chỉ đơn giản là cuộc gọi mời phỏng vấn. Để ứng viên đồng ý với lời mời của nhà tuyển dụng, bạn cần khéo léo và tinh tế, bắt đầu ngay từ việc gọi điện đúng thời điểm.

Không phải ứng viên nào cũng có thể nghe máy và có thời gian trao đổi với bạn. Nhiều trường hợp như ứng viên đang ở nơi làm việc, ứng viên không muốn nghe điện thoại từ số lạ, ứng viên ngại nghe vì chưa thực sự tin tưởng và nghĩ là những cuộc gọi quảng cáo,...

Đặt lịch phỏng vấn phù hợp, khéo léo để giảm khả năng ứng viên từ chối phỏng vấn.

Để vượt qua các trở ngại này, nhà tuyển dụng có thể nhắn tin trước cho ứng viên để đề nghị thời gian dự kiến gọi điện thoại trao đổi. Điều này sẽ giảm tối đa cảm giác bị “làm phiền” cho ứng viên.

Nếu ứng viên bận vào khoảng thời gian dự kiến, bạn có thể chuyển sang một số khung thời gian khác. Lưu ý nhà tuyển dụng nên là người đưa ra đề xuất thời gian để ứng viên lựa chọn.

Thông thường, khoảng thời gian thích hợp sẽ nằm trong khoảng 10h - 12h hoặc 14h - 16h các ngày trong tuần. Bạn cần hạn chế tối đa gọi điện cho ứng viên vào buổi tối, ứng viên sẽ có cảm giác bị làm phiền, thậm chí công ty bạn còn có thể bị đặt trong vòng nghi ngờ của ứng viên.

>> Tham khảo: Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị gì cho một buổi phỏng vấn ứng viên.

Luôn giới thiệu danh tính đầy đủ để tạo sự uy tín, tin tưởng

Thời gian cho các cuộc điện thoại mời phỏng vấn thường không kéo dài lâu nên nhà tuyển dụng cần tận dụng triệt để thời gian để trình bày những thông tin quan trọng. Trước tiên, để ứng viên biết được bạn không gọi điện vì mục đích quảng cáo, khi vừa nhấc máy, bạn hãy giới thiệu tên công ty, tên người gọi điện, mục đích cuộc gọi.

Điều này vừa giúp thuận tiện cho ứng viên xưng hô, vừa tạo dựng sự tin tưởng và chuyên nghiệp đối với ứng viên.

Nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn

Khi mời phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước kịch bản gọi điện mời phỏng vấn đơn giản. Việc nói chuyện lan man, thiếu trọng tâm không chỉ tốn thời gian mà còn không mang lại hiệu quả.

Thể hiện sự thân thiện, chuyên nghiệp khi gọi điện cho ứng viên.

Giọng nói thể hiện sự tích cực

Chắc chắn không ứng viên nào hứng thú với cuộc gọi khi giọng nói của bạn đang ở trạng thái “buồn ngủ”, uể oải hoặc đang bị khàn giọng vì cảm cúm. Bạn hãy giữ cho giọng nói của mình dễ nghe, không nên nói quá to sẽ khiến người nghe khó chịu, cũng không nên nói quá bé. Một giọng nói vừa phải, tích cực sẽ khiến ứng viên có cảm tình, cảm thấy thu hút và muốn kéo dài cuộc gọi.

Tưởng tượng ứng viên đang ở trước mặt

Để đảm bảo cho cuộc gọi được tự nhiên, bạn có thể hình dung ứng viên đang ngồi trước mặt, hành xử như một cuộc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp, sử dụng sự tự tin của bạn để thuyết phục ứng viên tham gia buổi phỏng vấn.

Khơi gợi sự tò mò của ứng viên

Kể cả trường hợp ứng viên đã ứng tuyển vào công việc này nhưng không có nghĩa sẽ đồng ý tham gia phỏng vấn, đặc biệt khi ứng viên có nhiều sự lựa chọn. Bạn cần đưa ra các yếu tố khiến cho vị trí đăng tuyển trở nên hấp dẫn về chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến,...

Thân thiện nhưng chuyên nghiệp

Ngoài việc kiểm soát giọng nói, bạn cần chú ý ngữ điệu và cách diễn đạt khi gọi điện cho ứng viên. Bạn không chỉ cần thân thiện mà còn cần tỏ ra chuyên nghiệp, tiếng nói của bạn thể hiện phần nào văn hóa của công ty và góp phần quan trọng để tìm kiếm nhân tài cho công ty.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

2. Mẫu gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn hiệu quả cho doanh nghiệp

Ứng viên chủ động ứng tuyển

Trường hợp này không quá khó vì ứng viên có mong muốn ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng của công ty. Phần lớn các ứng viên này đã có tìm hiểu qua về công ty, công việc nên bạn sẽ mất ít thời gian hơn. Mẫu kịch bản gọi điện mời phỏng vấn bạn có thể tham khảo như sau:

Nhà tuyển dụng: Xin chào, đây có phải số điện thoại của bạn A không ạ?

Ứng viên: Vâng đúng rồi ạ!

Nhà tuyển dụng: Mình là [tên người gọi], gọi đến cho bạn từ phòng nhân sự của Công ty [tên công ty]. Hiện tại bạn có tiện nghe điện thoại trao đổi không ạ?

Ứng viên: Dạ được ạ.

Nhà tuyển dụng: Mình nhận được CV của bạn ứng tuyển vị trí [tên vị trí tuyển dụng]. Mình nhận thấy hồ sơ của bạn có nhiều điểm phù hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng. Công ty muốn mời bạn tham gia phỏng vấn trực tiếp vào ….giờ, ngày…., bạn có thể tham gia phỏng vấn không ạ?

Chuẩn bị kịch bản trước để chủ động khi mời phỏng vấn.

  • Trường hợp 1: Dạ em sẽ tham gia phỏng vấn đúng giờ ạ.
  • Trường hợp 2: Dạ em đang có việc bận vào thời gian phỏng vấn, không biết bên công ty có thể sắp xếp vào thời gian khác không ạ? => Nhà tuyển dụng kiểm tra lịch có thể phỏng vấn và đưa ra một số khung thời gian cho ứng viên lựa chọn.
  • Trường hợp 3: Ứng viên không muốn tham gia phỏng vấn [vì không còn nhu cầu tìm việc, có việc khác,...] => Nhà tuyển dụng cảm ơn và kết thúc cuộc gọi.

>> Tham khảo: Kỹ năng phỏng vấn ứng viên giúp nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài.

Ứng viên không chủ động ứng tuyển

Thông thường, các ứng viên trong trường hợp này do công ty tự tìm kiếm trên các diễn đàn, chạy email Marketing,... Vì ứng viên không chủ động ứng tuyển nên nhà tuyển dụng cần chuẩn bị một kịch bản gọi điện thật chi tiết để cung cấp thông tin cho ứng viên.

Nhà tuyển dụng: Xin chào, đây có phải là số máy của bạn [tên ứng viên] không ạ.

Ứng viên: Vâng ạ

Nhà tuyển dụng: Chào bạn, mình là [tên người gọi] đến từ phòng nhân sự của công ty [tên công ty]. Bạn có tiện nghe điện thoại lúc này không ạ?

Ứng viên: Dạ được ạ. [nếu ứng viên bận thì hẹn gọi lại lúc khác].

Nhà tuyển dụng: Qua một số nguồn thông tin, mình có tìm được CV của bạn và được biết bạn đang tìm việc. Không biết hiện tại bạn đã có công việc chưa ạ?

Trường hợp 1: Ứng viên chưa tìm được việc => Nhà tuyển dụng giới thiệu sơ qua về công ty và vị trí tuyển dụng. Nếu ứng viên đồng ý tham gia phỏng vấn trao đổi thêm thì hẹn thời gian.

Trường hợp 2: Ứng viên đã có công việc. Nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về công việc hiện tại có đáp ứng nhu cầu, mong muốn hay không:

  • Nếu công việc của ứng viên chưa đáp ứng được nhu cầu: Nhà tuyển dụng gợi ý về việc tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn và giới thiệu vị trí tuyển dụng.
  • Nếu công việc của ứng viên đã đáp ứng nhu cầu: Xin email ứng viên để gửi lại thông tin về vị trí tuyển dụng để ứng viên tham khảo và ứng tuyển khi có mong muốn tìm việc mới.
  • Nếu ứng viên từ chối cung cấp thông tin: cảm ơn ứng viên và kết thúc cuộc gọi.

Trên đây là bí quyết để ứng viên không từ chối lời mời phỏng vấn. Nghệ thuật mời ứng viên tham gia phỏng vấn đòi hỏi nhà tuyển dụng cần có sự chuyên nghiệp, khéo léo và tinh tế. Một kịch bản gọi điện mời phỏng vấn được chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ tạo sự chuyên nghiệp mà còn góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả trong việc tìm ứng viên phù hợp.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: //cloudoffice.com.vn/

Video liên quan

Chủ Đề