Cách hạch toán khấu trừ thuế vãng lai

Kế toán làm trong các công ty xây dựng, bất động sản thường phải xử lý nhiều công việc liên quan đến thuế vãng lai. Vậy thuế vãng lai là gì? kê khai thuế vãng lai nội tỉnh như thế nào?

Thuế vãng lai về cơ bản giống như một hình thức thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế vãng lai khác thuế giá trị gia tăng ở điểm đó là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi không diễn ra tại đúng nơi doanh nghiệp lập giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ phải đóng loại thuế này vào ngân sách nhà nước.

Cụ thể, tại điểm 1.4 và điểm 6, mục II, phần B, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính có quy định:

trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải khai thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu chưa có thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.

Chi phí thuế vãng lai 2% đối với công trình xây dựng cùng tỉnh khác huyện thì mình phải kê khai thuế vào đâu.

Theo Công văn 6789/BTC-TCT ngày 29/05/2013

Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt trong cùng địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đóng trụ sở chính nhưng khác địa bàn quận/huyện [nhà thầu nội tỉnh]: Kho bạc Nhà nước nơi ngân sách địa phương được hưởng nguồn thu thuế giá trị gia tăng khấu trừ phải truyền chứng từ khấu trừ [giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước] cho cơ quan thuế đồng cấp để cơ quan thuế không hạch toán số đã nộp của người nộp thuế mà chỉ hạch toán thu vãng lai để tổng hợp lên báo cáo thu nội địa trên địa bàn; đồng thời, cơ quan thuế đồng cấp với Kho bạc Nhà nước nơi được hưởng nguồn thu thuế giá trị gia tăng khấu trừ ngay sau khi nhận được chứng từ khấu trừ thuế giá trị gia tăng của công trình xây dựng, lắp đặt nội tỉnh do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, phải chuyển chứng từ cho cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế để hạch toán số đã nộp cho người nộp thuế mà không tổng hợp lên báo cáo thu nội địa trên địa bàn.

Về phía Cơ quan thuế + kho bạc nhà nước.

Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt trong cùng địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đóng trụ sở chính nhưng khác địa bàn quận/huyện [nhà thầu nội tỉnh]: Kho bạc Nhà nước nơi ngân sách địa phương được hưởng nguồn thu thuế giá trị gia tăng khấu trừ phải truyền chứng từ khấu trừ [giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước] cho cơ quan thuế đồng cấp để cơ quan thuế không hạch toán số đã nộp của người nộp thuế mà chỉ hạch toán thu vãng lai để tổng hợp lên báo cáo thu nội địa trên địa bàn; đồng thời, cơ quan thuế đồng cấp với Kho bạc Nhà nước nơi được hưởng nguồn thu thuế giá trị gia tăng khấu trừ ngay sau khi nhận được chứng từ khấu trừ thuế giá trị gia tăng của công trình xây dựng, lắp đặt nội tỉnh do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, phải chuyển chứng từ cho cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế để hạch toán số đã nộp cho người nộp thuế mà không tổng hợp lên báo cáo thu nội địa trên địa bàn.

Như vậy: cơ quan thuế sẽ theo dõi và cập nhật để giảm số phải nộp cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng bình thường với 100% doanh số và số thuế phát sinh trong kỳ [Không kê khai gì vào chỉ tiêu [39] trên tờ khai và Không lập phụ lục 01-5/GTGT: vì trên hệ thống quản lý thuế cơ quan Thuế đã trực tiếp quản lý, theo dõi số thuế 2% đó, nếu doanh nghiệp khai khi cơ quan Thuế nhập số thuế còn đc khấu trừ trên [43] của 01/GTGT thì trên hệ thống quản lý thuế của cơ quan Thuế sẽ độn 2 lần phần VAT vãng lai 2% nội tỉnh]

Nếu trong kỳ không phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp thì giá trị 2% mà kho bạc nhà nước đã khấu trừ Doanh nghiệp sẽ dựa vào chứng từ đã khấu trừ đã nộp có liên quan để hạch toán trên sổ sách 

Nợ TK 33311 [tức là nộp thừa]

Có 131 [Sẽ được bù trừ khi phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp]

Nếu trong kỳ có phát sinh tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp thì sẽ chỉ tạm nộp khi đã bù trừ với số 2% đã được kho bạc nhà nước  khấu trừ. Đồng thời [để chắc chắn] thì có văn bản kèm hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc đã khấu trừ/ trích nộp 2% vào kho bạc nhà nước để đề nghị Cơ quan thuế bù trừ giảm khoản phải nộp của Doanh nghiệp.

Tóm lại: Kê khai thuế vãng lai nội tỉnh 

Số thuế đã nộp [theo chứng từ nộp tiền thuế vãng lai nội tỉnh] được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng đầu ra của người nộp thuế tại trụ sở chính

+ Không lập PL 01-5/GTGT để kê khai thông tin thuế vãng lai đã nộp

+ Không Chỉ tiêu [39] của tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng phát sinh kê khai

+ Chỉ cần lưu trữ chứng từ nộp thuế khi cơ quan thuế kiểm tra: Giấy Ủy Nhiệm Chi/ Giấy rút vốn đầu tư

Hạch toán: [Sẽ được bù trừ khi phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp]

–        Trường hợp công ty tự kê khai: Nợ TK 33311

có 111,112

–        Trường hợp chủ đầu tư kê khai và kho bạc nhà nước trích và giữ trước khi chi trả cho đơn vị thi công được thụ hưởng: Nợ TK 33311

Có TK 131

Lưu ý: 

Chỉ kê khai phục lục 01-5/GTGT để khai thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh với công trình khác tỉnh khác nơi trụ sở của doanh nghiệp 

Nếu công trình thi công cùng tỉnh ví dụ như công ty ở Gò Vấp thuộc tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh làm công trình cho chủ đầu tư ở Bình Thạnh vẫn thuộc cùng tỉnh nhưng mỗi lần Thanh toán chủ đầu tư có kê khai và trừ 2%, Trường hợp này không được kê khai phục lục 01-5/GTGT mà chỉ hạch toán sổ sách mà thôi.

Như vậy bài viết trên cung cấp cho các doanh nghiệp biết được cách kê khai thuế vãng lai nội tỉnh và một số lưu ý quy định về tờ kê khai thuế vãng lai nội tỉnh, hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp về thuế vãng lai nội tỉnh

Nếu có thắc mắc gì về việc kê khai thuế vãng lai nội tỉnh hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.

✅ Thủ tục: ⭕ Kê khai thuế vãng lai
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

KHOÁ HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU Xem Ngay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI GIÁ CHỈ TỪ  500.000 VNĐ Xem Ngay


 

KÊ KHAI, HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT XÂY DỰNG VÃNG LAI NGOẠI TỈNH

I. KÊ KHAI THUẾ:

Căn cứ điểm d khoản 1, Điều 11, Chương II Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, quy định:

Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc [bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp] không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì

Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc

a] Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với Chi cục Thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.

b] Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

c] Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với Chi cục Thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để chuyển sang nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.

d] Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp [theo chứng từ nộp tiền thuế] của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính”.

=>Căn cứ quy định trên: Đơn vị có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì phải kê khai theo mẫu số 05/GTGT [Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính] nộp cho cơ quan thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.

 Trên tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại nơi đóng trụ sở chính, đơn vị kê khaichứng từ nộp tiền thuế GTGT vãng lai đã nộp vào phụ lục số 01-5/GTGT [Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính], đồng thời kê khai vào chỉ tiêu số [39] trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT [Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 Bộ Tài chính].

II. NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN :

Về nghiệp vụ các bạn hạch toán như sau:

Xin đưa ra 1 ví dụ nhỏ để các bạn tiện theo dõi

Ví dụ: Công ty CP Lưới thép Hà Nội

Địa chỉ: Số 77a, Ngô Gia Tự - Đức Giang - Long Biên - HN

Trong tháng 8/2013, Công ty có thi công lắp đặt hàng rào lưới chống chói tại Ninh Bình. Giá trị hợp đồng chưa thuế là: 1.200.000.000,đ. Thuế GTGT 10% là: 120.000.000,đ

- Khi Công ty xuất hoá đơn:

Nợ TK 131: 1.320.000.000,đ

          Có TK 511: 1.200.000.000,đ

          Có TK 3331: 120.000.000,đ

- Khi khách hàng chuyển tiền:

Nợ TK 1121: 1.296.000.000,đ

          Có 131: 1.296.000.000,đ

- Khi nhận chứng từ nộp tiền thuế vãng lai:

Nợ TK 3331: 24.000.000,đ

          Có TK 131: 24.000.000,đ.

Công văn so 7335 ngày 02/06/12 quy định không phải nộp phạt đối với việc nộp chậm hồ sơ khai thuế vãng lai

Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến [ Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi] của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !

Video liên quan

Chủ Đề