Cách làm mì khô thập cẩm

Một món mì với màu sắc lẫn hương vị làm người dùng rất yêu thích. Sợi mì dai dai cùng với rau củ quả và đậu hủ chiên giòn và nước sốt đậm vị hòa cùng mì và rau củ, trộn đều khi thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị của món này rất đặc trưng. Mì khô trộn sốt thập cẩm chaycó thể dùng làm bữa sáng rất thích hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Mời bạn cùng vào bếp với AnChay.Vn để chuẩn bị món này nhé!

Thống kê bài: (Lượt đọc "60" lần trên ngày, số lần 1 xem mỗi tiếng)

Mô tả

Mì trụng chín, vớt ra để ráo 

Cải thìa rửa sạch, chần sơ qua với nước sôi

Cà rốt cắt miếng hoặc tỉa hoa, chần sơ qua 

Đậu hủ chiên sẵn, cắt miếng vừa ăn 

  • 5 Mì tươi
  • 100 gam Cải thìa
  • 1/2 Củ cà rốt
  • 2 Miếng đậu hủ
  • Boa rô
  • Gia vị

Cách chế biến

  1. Bước 1:

    Phi thơm hành boa rô, cho lần lượt đậu hủ, cà rốt, cải thìa vào xào đều, nêm ít hạt nêm chay và tắt bếp cho ra dĩa 

    Cách làm mì khô thập cẩm
  2. Bước 2:

    Tiếp tục phi thơm hành boa rô, cho dầu hào + nước tương + đường + giấm, khuấy đều 

    Cách làm mì khô thập cẩm
  3. Bước 3:

    Cho mì và rau ra dĩa, rưới nước sốt lên trộn đều là thưởng thức được. 

    Cách làm mì khô thập cẩm

Khẩu phần ăn 2

Phần ăn


Số lượng cho mỗi phần ăn
Lượng calo Calo từ chất béo
% Giá trị hàng ngày *
Tổng số chất béo gChất béo bão hòa gChất béo trans gCholesterol mgNatri mgKali mgTổng carbohydrate gChất xơ gĐường gChất đạm g

Vitamin A %Vitamin C %Canxi %Iron %Vitamin D %Vitamin E %Vitamina K %Thiamine %Riboflavin %Niacin %Vitamin B6 %Folate %Vitamin B12 %Biotin %Axit pantothenic %Phốt pho %Iốt %Magiê %Kẽm %Chất sê len %Đồng %Mangan %Chromium %Molypden %Clorua %

* Phần trăm Giá trị Hàng ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Giá trị hàng ngày của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhu cầu calo của bạn.

Từ khóa: mì trộn khô thập cẩm chay

  • Du lịch
  • Tư vấn
  • Ăn gì

Thứ ba, 5/5/2015, 11:10 (GMT+7)

Sợi mì nhỏ, dai mềm, trộn nước sốt ngọt ngọt ăn kèm với thịt heo, xí quách là gợi ý cho thực khách Sài Gòn khi chọn món bữa trưa. 

Đối với người Sài Gòn, mì thập cẩm không còn xa lạ, nhất là trong những gia đình sinh sống gần khu người Hoa, quận 5. Món này ăn nước hay khô đều được, nhưng món khô lại cầu kỳ hơn về nguyên liệu và gia vị. 

Phần nhân gồm tôm, mực, cá viên, thịt heo, phèo, gan, cật... đặt vào một tô riêng để giữ độ nóng. Nhiều nơi còn cho thêm cải chua, được biến tấu như dưa giá trong các bữa ăn truyền thống miền nam.

483309-10150935493841123-12921-5572-9773

Tùy mỗi quán mà cách chế biến mì khô thập cẩm sẽ khác nhau. Ảnh: Nguyen Le.

Tuy nhiên, phần ngon nhất của món này phải kể đến sợi mì. Thay vì cọng to hoặc dẹp như thông thường, loại sợi để làm mì khô thập cẩm thường nhỏ, dai mềm, có chút giòn và không bở ngay cả khi chan với nước lèo. 

Một số địa điểm bán mì khô thập cẩm còn cho khách ăn kèm với xí quách (xương hầm). Sợi mì được trộn đều với nước sốt ngọt ngọt, kế bên là tô xí quách lớn được chẻ đôi thành hai miếng.

10473140-785262454828964-63057-7462-9065

Bữa trưa nhẹ nhàng với tô mì và hủ tiếu thập cẩm, dùng kèm chén tôm cật cùng xí quách. Ảnh: Tô Tôn Thành.

Xí quách ngon vì nhiều thịt nạc, có chút mỡ nhưng ăn vào lại giòn thơm. Chính giữa xí quách còn có tủy, được xem như phần tinh túy của nước lèo ngọt đậm đà, thơm mùi xương hầm. 

561570-412981262090326-1419699-7133-4711

Sủi cảo mì khô thập cẩm là một dạng mì thu hút nhiều thực khách Sài Gòn. Ảnh: Trí Phạm.

Ngoài mì khô thập cẩm, các tiệm còn phục vụ thêm những món khác như mì khô xá xíu, sủi cảo mì khô thập cẩm, hủ tiếu, hoành thánh, bún gạo, nui xào... Giá bán một tô khô dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng. 

Địa điểm gợi ý: 

Mì cải chua 311/3 Minh Phụng, phường 2, quận 11; Mì khô Quảng Châu Sạp ăn uống Đào Vĩnh Chiêu, chợ Tân Định 133 Nguyễn Hữu Cầu, quận 1; Hủ tiếu mì 217 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp; Mì Chú Tắc 20/6A Kỳ Đồng, phường 9, quận 3; Sủi cảo Hằng Phát 134 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11. 

Xem thêm: Quán bánh xèo rau rừng Tây Ninh giữa Sài Gòn

Thảo Nghi