Cách nói tiếng bụng


Trò nói tiếng bụng giờ đây có thể không còn khiến người xem kinh ngạc nữa. Các nhà khoa học đã giải thích được thủ thuật này đến từng chi tiết, và thậm chí còn tạo được hiệu ứng đảo nghịch - người xem bị lừa tin vào tai thay vì vào mắt.
Các nhà nghiên cứu từ lâu biết rằng, con người đặt niềm tin khác nhau vào những giác quan khác nhau của họ. Điều này đã được những người nói tiếng bụng khai thác triệt để. Họ phát ra âm thanh theo cách mà hầu như môi không cử động, khiến cho người nghe tưởng rằng âm thanh này đến từ một nguồn khác. Thủ thuật đó dựa trên một thực tế rằng con người sử dụng mắt nhiều hơn tai trong việc định vị nguồn phát âm [điều này là do võng mạc mắt rất nhạy cảm với hướng tới của ánh sáng, trong khi tai không nhạy cảm lắm với hướng âm thanh].
"Rạp chiếu bóng chính là nơi áp dụng hiệu ứng nói tiếng bụng kinh điển", David Burr tại Đại học Florence ở Italy, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Chúng ta cứ tin rằng tiếng nói bắt nguồn từ diễn viên trên màn hình, trong khi thực tế nó được phát ra từ các loa phóng thanh gắn đâu đó trong phòng.
Quan điểm phổ biến lâu nay cho rằng thị giác luôn chiếm ưu thế so với thính giác trong những tình huống như vậy. Nhưng Burr và cộng sự nay chỉ ra rằng điều đó không đúng. Thực chất, cả ám hiệu thị giác và thính giác đều được não bộ cân nhắc, và não sẽ xoáy vào tín hiệu nào mà bạn tin tưởng hơn.
Nhóm nghiên cứu trước hết so sánh khả năng của mắt và tai trong việc nhận biết những di chuyển nhỏ của các kích thích. Để làm điều này, đầu tiên họ chiếu hai vòng tròn lên một màn hình máy tính, vòng này tiếp theo vòng kia, và yêu cầu những người quan sát cho biết vòng nào nằm chếch hơn về phía trái. Tiếp đến, họ phát ra hai âm lách cách qua loa, âm này tiếp theo âm kia, và hỏi người nghe xem âm nào đến từ bên trái hơn. Đúng như dự đoán, người thí nghiệm định vị vòng tròn tốt hơn khi định vị âm thanh.
Nhóm nghiên cứu sau đó kết hợp các kích thích thị giác và thính giác vào một thí nghiệm chung - một vòng tròn và tiếng lách cách xuất hiện đồng thời, một giây sau sẽ phát ra một bộ vòng tròn và âm thanh lách cách khác. Những người tham gia được yêu cầu đánh giá xem bộ kích thích nào nằm lệch về phía trái hơn. Tuy nhiên, tiếng lách tách và các vòng tròn không nhất thiết phát ra từ cùng vị trí. Đôi khi các vòng tròn nằm lệch về phía trái, trong khi âm thanh di chuyển về phía phải, hoặc ngược lại.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy khi các vòng tròn là nhỏ và rõ ràng, người tham gia dùng thị giác thay cho thính giác để đánh giá hướng di chuyển. Nhưng khi các vòng này to ra và trở nên mờ nhạt, những người quan sát dường như tin tưởng vào tai hơn, và sử dụng âm thanh để đánh giá đường đi. Các tác giả gọi hiệu ứng này là "tiếng bụng đảo nghịch", và nó xảy ra do các vòng tròn mờ và lớn hơn được não nhìn nhận là ít tin cậy hơn so với các vòng tròn nhỏ mà sắc nét.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, khi cả kích thích thị giác và thính giác được não bộ đánh giá ngang nhau, hai cơ quan này sẽ làm việc đồng thời để cho ra một đánh giá vận động tốt hơn so với khi chỉ một giác quan được sử dụng.


Giọng nói là công cụ quan trọng của mỗi người, cho dù chúng ta sống ở đâu, công tác ở vị trí nào. Để chăm sóc, rèn luyện và phát huy tác dụng của công cụ này, kỹ thuật thở đúng là rất quan trọng, trước hết đối với những người hàng ngày phải dùng giọng nói của mình trong nghề nghiệp như ca sĩ, diễn viên, giáo viên, người dẫn chương trình.
Để hiểu được tầm quan trọng của kỹ thuật thở, chúng ta cần tìm hiểu một chút về chu trình thở.
Mỗi một lần hít vào, thở ra trong trạng thái tĩnh ta đạt được dung tích trung bình 0,5 lít không khí. Dung lượng không khí tối đa của một người bình thường khi hít vào và thở ra là khoảng 1,5 - 2 lít. Vận động viên, ca sĩ và những người biết tận dụng khả năng thở của mình có thể đạt được dung tích 5-6 lít.
Có 2 kiểu thở: thở bằng lồng ngực và thở bằng bụng. Khi thở bằng lồng ngực, ta chủ yếu huy động cơ vai và cơ gáy. Thở bằng bụng chủ yếu nhờ sự co dãn của cơ hoành.
·Kỹ thuật thở đúng:

Lấy hơi và thở ra - đó là việc ai cũng có thề làm được mà không cần phải suy nghĩ gì. Chính vì thế, đa số trong chúng ta cho đến nay không mấy quan tâm về chu trình thở của chính mình. Tuy nhiên, thực tế là có những khác biệt lớn trong quá trình thở.
Hiệu suất thở thấp hay cao phụ thuộc vào việc chúng ta chỉ hít thở ở vùng phía trên của phổi hay cũng hít thở ở vùng phía dưới của phổi.
Đa số chúng ta thở bằng lồng ngực. Khi đó, hai vai ta hơi nhô lên, hạ xuống đề phổi hít vào, thở ra. Chúng ta đều biết, giọng nói được tạo ra khi luồng không khí từ phổi bị đẩy ra thổi qua dây thanh quản. Nếu thở bằng ngực - hay nói cách khác, khi nói nếu ta chỉ lấy hơi từ lồng ngực - ta mới chi sử dụng được phần trên của phổi, tức chiếm khoảng 25% dung tích phổi. Khi thở nông như vậy và thêm việc nói to, ta sẽ rất vất vả để tạo một áp lực rất lớn đẩy được không khí ra, vì ở vùng phía trên phổi xương trong lồng ngực tương đối bất động, không linh hoạt. Lúc này, giọng nói sẽ bị chèn nén và dễ bị lạc giọng khi cao giọng, người nói gây ấn tượng bị gò bó khi nói. Nếu chỉ thở nông, các cơ vai và gáy liên tục phải làm việc khiến nhanh mỏi mệt.
Thở bằng bụng, còn gọi là thở bằng cơ hoành là cách thở nhẹ nhàng hơn. Khi thở bằng bụng, ta tận dụng được dung tích phổi. Thở bụng dễ hơn, vì xương lồng ngực vùng dưới phổi không bất động mà linh động hơn. Thở bụng còn làm giảm gánh nặng lên các cơ vai và cơ gáy, vì khi thở bằng bụng ta chủ yếu dùng cơ lưng và cơ bụng.
Khi thở bằng bụng, cơ hoành giúp ta đẩy không khí từ phổi thổi vào dây thanh quản - tạo ra giọng nói. Sau khi dùng cách thở bằng bụng hít đầy không khí vào phổi, ta có thể dùng cơ hoành từ từ bắn từng đợt không khí ra trong 40 giây mà không cần phải lên gân, lên cốt. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy hơi bằng cách thở lồng ngực - không huy động cơ hoành - ta
chỉ có thể bắn được tối đa 10 đợt như vậy trong 4 giây. Bạn có thể tự thử bằng cách căng hết cỡ cơ hoành hít đầy hơi, rồi đặt tay lên bụng và nhả dần cơ hoành từ từ bắn từng đợt không khí ra. Bạn sẽ thấy bụng thót dần lại sau mỗi lần bắn.
Khi thở bằng cơ hoành, phổi có thể hít được nhiều không khí hơn và khi thở ra, luồng không khí được điều chỉnh dễ dàng hơn và đều hơn. Nếu thở bằng lồng ngực, bạn khó kiểm soát được luồng không khí thở ra, và như vậy hầu như không kiểm soát được giọng nói và cũng không điều chỉnh được giọng nói theo ý muốn.
Khi thở bằng bụng, không khí hít vào được phân chia đều trong phổi và lồng ngực được giữ trong trạng thái thư giãn. Kỹ thuật thở này là bước đi quan trọng để hỗ trợ giọng nói của chúng ta.
Dùng cơ hoành làm công cụ hỗ trợ khi nói giúp ta không bị khản giọng, mát giọng và không vất vả khi nói. Cơ hoành giúp ta có giọng nói mạnh mẽ, dễ nghe. Nếu thở quá nông [thở bằng lồng ngực], giọng nói của chúng ta sẽ nhỏ và mỏng.
Kỹ thuật thở đúng không chỉ giúp ta kiểm soát đuợc giọng nói của mình mà còn giữ cho ta sự điềm tĩnh. Thở đúng giúp ta tránh được stress, vì khi đó não được cung cấp đủ ôxy.
Thở đúng là tiền đề tạo ra một giọng nói có âm điệu dễ chịu và giúp ta xuất hiện trước công chúng một cách thuyết phục.
·Bài tập thở:
Cách thở tốt nhất là kết hợp thở bằng lồng ngục và thở bụng, vì kiểu này sẽ có tác dụng tốt đối với người phải nói nhiều bởi áp lực dàn đều cho khối cơ vai, cơ gáy [thở lồng ngực] và khối cơ lưng, cơ hoành [thở bụng].
Kỹ thuật thở đúng đắn là cơ sở giúp ta diễn thuyết tốt. Chỉ ai có đủ ôxy trong phổi mới có thể trình bày hết ý mà không cần phải dừng lại giữa chừng đề lấy hơi. Bí quyết nằm ở phương pháp thở sâu từ vùng bụng. Phương pháp thở đó cung cấp ôxy đầy đủ hơn cho máu.
Phần lớn mọi người đều không nắm được phương pháp thở này và thường chỉ thở nông - thở bằng lồng ngực - mà quên thở bằng bụng. Thở bằng lồng ngực không tận dụng được dung tích của phổi và hậu quả là diễn giả hay phải dừng lại giữa chừng để lấy hơi.
·Bài tập cải thiện kỹ thuật thở:
1. Hít từ từ bằng mũi. Đẩy không khí vào phần đáy phổi trước, sau đó đến phần giữa phổi và cuối cùng đến phần trên phổi. Đồng thời đẩy bụng ra phía ngoài.
2. Giữ lượng không khí hít vào trong 5 giây.
3. Sau đó nén bụng vào, đồng thời thở ra từ từ cho đến khi thở ra hết.
4. Khi phổi rỗng hoàn toàn, nghỉ tiếp 5 giây rồi làm lại từ đầu.
5. Làm bài tập này nhiều lần trong ngày với các tư thế ngồi, nằm và đứng.
·Luyện tập nhóm cơ mặt tham gia vào hoạt động nói:
Những người làm công việc thường xuyên phải nói cũng cần tập luyện các cơ trên mặt tham gia vào quá trình nói. Một bài tập rất đơn giản, để thực hiện là ăn bánh tưởng tượng. Ta tưởng tượng đang ngậm một cái bánh rất to trong miệng và khi nhai bánh phải có tiếng động ồm oàm.
·Giữ thanh quản ở vị trí thẳng đứng:
Trong khi nói, chúng ta phải lưu ý đến việc giữ vị trí tối ưu cho thanh quản. Hãy tưởng tượng thanh quản như một cái vòi cao su gắn vào phổi là một quả bóng đựng đầy nước. Khi bóp quả bóng, nếu cái vòi cao su được giữ thẳng thớm thì nước từ vòi trào ra sẽ được mạnh mẽ, dễ dàng. Nếu cái vòi bị vẹo đi, nước sẽ ra ít hơn, khó hơn. Khi ta nói, phổi ép hơi vào thanh quản tạo ra tiếng nói. Nếu luôn giữ cho thanh quản ở vị trí đứng thẳng, không bị bóp méo, vẹo vọ thì không khí trong đó được thổi đi dễ dàng hơn - ta nói tròn giọng hơn, dễ dàng hơn và đỡ mất sức. Vì thế, khi nói ta cố giữ tư thế thẳng đầu, tránh cúi đầu về phía trước hay ngả về phía sau. Chúng ta dễ thấy tình trạng một người nào đó khi tranh luận gay gắt thường vươn cổ về phía trước làm thanh quản bị cong, và kết quả là họ bị lạc giọng.
Không khí trong thanh quản cũng lưu thông khó khăn hơn nếu khi nói ta kéo vai về phía sau và ưỡn ngực ra phía trước. Khi đó, nếu ta nói càng to, giọng nói càng có vẻ bị gò ép hơn. Vì vậy, dựa vào tư thế và giọng nói, ta có thể nhận ra ai đó không muốn trao đổi theo hướng hợp tác nữa mà là đang thích tranh luận.
Tóm lại, để việc nói đạt hiệu quả tốt, ta nhất thiết phải giữ cơ thể ở tư thế thẳng, thoải mái. Làm được như vậy ta mới có một giọng nói tròn trịa và tràn đầy năng lượng.
·Âm lượng:
Không có một quy định chung cho âm lượng giọng nói. Khi phải nói trong một phòng lớn, ta nên thử giọng trước xem người ngồi ở hàng sau cùng có nghe được không. Nguyên tắc là ai đó có giọng rõ ràng thì người nghe sẽ dễ tiếp nhận hơn nhiều, và vì thế mà không cần phải nói to. Chúng ta có thể dùng giọng nói một cách biến hóa, ví dụ như nói lúc to, lúc nhỏ, khi cao giọng, lúc trầm giọng, khi sôi nổi, lúc chậm rãi. Không gì chán hơn một bài diễn thuyết được đọc hoặc trình bày bằng một giọng đều đều như ru ngủ. Ai không tự tin thường hạ giọng và rụt rè. Hãy khắc phục điểm yếu đó, vì không gì làm cho người nghe mất lòng tin hơn một diễn giả rụt rè, ngượng nghịu.
·Chăm sóc giọng nói:
Hãy chăm sóc giọng nói của mình trước mỗi lần diễn thuyết. Một giọng nói yếu, mệt cần nghi ngơi và tăng cường độ ẩm, ví dụ như một ngụm nước ấm hoặc ly trà nóng.
Chúng ta cũng cần luyện nói cho tốt và đỡ mất sức.
Bài tập luyện nói: Ta nói 3 tà Bri/Bra/Bru như sau: từ Bri nói đến họng, từ Bra kéo dài ra đến ngực và từ Bru kéo dài tiếp xuống đến bụng.
·Tốc độ và quẵng nghỉ:
Khi trình bày, ta cần nói chậm và rõ ràng. Trong một bài nói, ta cần có những quảng nghỉ - vừa để giọng nói của ta hồi phục, vừa tạo không khí hồi hộp, chờ đợi trước khi đề cập đến nội dung quan trọng nhất của bài hoặc trước khi bước vào nội dung mới.

Video liên quan

Chủ Đề