Cách sấy vải tại nhà

Vải thiều sấy khô là món ăn vặt ngon không cưỡng lại được. Vải thiều vốn là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lục Ngạn, Bắc Giang của nước ta. Nhưng vải không có quanh năm mà chỉ tập trung thu hoạch được trong khoảng 2 tháng hè. Do đó chúng ta nên sấy khô vải để bảo quản và sử dụng lâu dài.

Cách sấy vải tại nhà
Cách làm vải thiều sấy khô

Nội Dung Bài Viết

Tự làm vải thiều khô tại nhà có khó không?

Vải thiều là loại quả ngon với hương vị đậm đà, giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài những trái vải thiều tươi ngon, mọng nước thì vải thiều sấy khô cũng là một trong những món ngon khoái khẩu của rất nhiều người. Nếu mua vải thiều lục ngạn sấy khô bán sẵn ngoài thị trường bạn cũng nên cân nhắc. Bởi vải sấy khô ngoài thị trường có thể sấy trực tiếp bằng lò than, lò củi. Rất khó để đảm bảo vệ sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Có thể tự làm vải sấy khô tại nhà hay không? Việc này rất dễ dàng nếu như bạn đọc bài viết này. Hãy cùng Khôi Minh học cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, mà lại bảo đảm an toàn vệ sinh nhé.

Chọn nguyên liệu vải thiều để làm vải sấy khô

Nguyên liệu chính tất nhiên là vải chín rồi, nên ưu tiên chọn quả vải thiều Bắc Giang. Cần lưu ý một số cách lựa chọn quả vải như sau:

  • Chọn vải thiều quả chín mọng, vỏ có mầu nâu sẫm, nhỏ hơn vải lai, màu tròn đều, chắc tay.
  • Kích thước quả không quá to cũng không quả nhỏ để tạo sự đồng đều
  • Loại bỏ những quả bị dập, thối hoặc bị sâu để có chất lượng tốt nhất.

Lưu ý: Trung bình, cứ 10kg vải tươi sau khi sấy khô sẽ cho ra 4- 4.5kg vải sấy khô thành phẩm. Tùy thuộc vào lượng vải sấy khô bạn mong muốn để cân nhắc được lượng vải tươi cần thiết sử dụng.

Cách sấy vải tại nhà
Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Dụng cụ cần chuẩn bị để làm vải sấy:

  • Kéo, chậu sạch, rổ nhựa hoặc tre, muối trắng
  • Máy sấy hoa quả hoặc lò nướng hoặc nồi chiên không dầu

Cách sơ chế vải trước khi sấy

Sau khi chọn được những quả vải đạt tiêu chuẩn chúng ta tiến hành sơ chế quả vải trước khi mang đi sấy khô. Quả vải cần được sơ chế trước khi sấy để cho chất lượng vải sấy khô được tốt nhất.

3 bước sơ chế vải để có được vải sấy khô đạt chất lượng tốt nhất:

  1. Cắt vải ra khỏi cuống, lưu ý không cắt sát cuống mà nên để lại khoảng 0.5 cm.
  2. Sau khi cắt cuống thì ngâm qua nước muối loãng khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa sạch và để cho ráo nước (để cho vải khô nước là tốt nhất).
  3. Bạn đun sôi một nồi nước, sau đó vặn lửa thật nhỏ và cho vải vào luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Công đoạn này có tác dụng giúp trái vải lưu giữ được hương vị, đồng thời khử bớt vị chua của vải.

4 cách làm vải sấy khô tại nhà nhanh, đơn giản

Sau khi đã sơ chế xong quả vải, công đoạn tiếp theo là công đoạn làm sao để sấy khô, sấy dẻo quả vải. Có nhiều cách để bạn có thể làm vải sấy khô, tùy thuộc vào các thiết bị sẵn có tại nhà của bạn.

1. Cách làm vải sấy khô tự nhiên bằng ánh nắng mặt trời

Đây là cách sấy khô vải tươi theo phương pháp thủ công truyền thống. Theo đó, trái vải tươi sau khi sơ chế sẽ được dàn đều lên các bề mặt phẳng như mẹt, mâm,…. Sau đó được đem ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bạn nên chọn những lúc nắng gắt để phơi vải và phơi liên tục khoảng 10 ngày. Khi vỏ quả vải bắt đầu khô, chuyển sang màu nâu và phần cùi bắt đầu co lại thì tức là trái vải đã được sấy khô thành công.

  • Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời sẽ cho thành phẩm trái vải khô có màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng thơm ngon, tự nhiên. Tuy nhiên, cách làm này tốn khá nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt còn phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên có thể sẽ không phù hợp với nhiều người.
  • Cần phơi khô trái vải ở nơi nắng to, phơi và đảo liên tục trong nhiều ngày để trái vải được khô đều.
  • Cách làm này lộ thiên bên ngoài nên khó kiểm soát được chất lượng vệ sinh cho vải khô. Bạn nên tìm nơi ít bụi, tránh xa đường giao thông chính, nơi ít côn trùng.
  • Nếu cách làm vải sấy khô trên đây không phải là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn thì bạn có thể tham khảo cách sấy vải bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

2. Cách làm trái vải sấy khô bằng Máy sấy thực phẩm

Máy sấy thực phẩm hay máy sấy trái cây hay lò sấy trái cây hiện nay khá thịnh hành trên thị trường. Nó là các tên gọi khác nhau tùy thuộc vùng miền của từng nơi. Về cơ bản dòng máy này được chia làm 2 loại:

  • Máy sấy thực phẩm gia đình có công suất nhỏ, làm khối lượng vải sấy không nhiều (3-5kg vải).
  • Máy sấy thực phẩm công nghiệp có nhiều công nghệ hơn, có thể sấy vải khô đến hàng trăm kg mỗi mẻ.

Xếp dàn đều các quả vải đã được sơ chế vào các khay chứa của máy sấy. Sau đó xếp các khay vào thùng chứa của lò sấy. Cài đặt mức nhiệt độ sấy và hẹn giờ thời gian sấy vải:

  • Mức nhiệt độ cài đặt cho máy sấy trái cây mini là từ 60-65 độ C, Thời gian sấy khoảng 9-12 tiếng.
  • Máy sấy công nghiệp thường có nhiều chế độ sấy. Bạn có thể chọn sấy ở mức 70-75 độ C trong khoảng 30 phút, sau đó hạ 50-60 độ C và sấy trong 6-8 giờ.

Xuyên suốt quá trình sấy ta cần phải kiểm tra thường xuyên. Khi thấy vỏ vải khô, xóc bên trong có tiếng kêu thì vải đã khô, mở lò cho nguội bớt rồi lấy thành phẩm ra. Đồng thời bạn cũng sẽ được các thông số cài đặt chuẩn xác cho các mẻ sấy sau.

Cách sấy vải tại nhà
Vải sấy khô

3. Cách sấy khô vải bằng lò nướng, lò vi sóng

Bạn làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trước rồi xếp vải đã được sơ chế vào khay. Cài đặt nhiệt độ ở mức 80 độ C và sấy trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, bạn mở lò nướng ra kiểm tra và tiếp tục sấy thêm khoảng 5 đến 7 lần ở mức nhiệt 80 độ C như vậy nữa. Sau tổng thời gian sấy 3 đến 4 tiếng là bạn có thể lấy vải ra thưởng thức được rồi.

Cách làm vải sấy khô tại nhà này vừa đơn giản, ít tốn thời gian công sức lại khá đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, chất lượng trái vải sấy cũng đảm bảo được độ thơm ngon, hấp dẫn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện.

4. Cách làm vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu

Xếp đều các quả vải đã được sơ chế vào nồi chiên không dầu. Cài đặt nhiệt độ ở mức 80 độ C và sấy trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, bạn mở nồi chiên không dầu ra kiểm tra và tiếp tục sấy thêm khoảng 6 đến 7 lần ở mức nhiệt 80 độ C như vậy nữa. Sau tổng thời gian sấy khoảng 4 tiếng là bạn có thể lấy vải ra thưởng thức được rồi.

Những Lưu ý khi sấy khô vải

  • Để lưu giữ lại những hương vị tốt nhất của trái vải, quá trình sấy khô vải nên bắt đầu càng sớm càng tốt (trong vòng từ 1-2h) sau khi chọn vải
  • Nếu sấy vải trong máy sấy, chúng ta cần phải thật cẩn thận trong việc cài đặt thời gian và nhiệt độ sấy. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra nếu chúng ta cài đặt sai:

1. Tốc độ co của vỏ và thịt quả vải không đồng đều do cài đặt sấy với nhiệt độ lớn khi bắt đầu sấy.

     Giải pháp: Chúng ta nên điều chỉnh nhiệt độ sấy thấp hơn trong 6 đến 12 giờ đầu tiên

2. Vỏ quả vải bị vỡ do nhiệt độ cao, phần vỏ tự khô và co lại quá nhanh.

    Giải pháp: Trước khi sấy vải, nên phơi trái vải trong bóng dâm khoảng 2h để vỏ quả vải co lại, khi sấy sẽ không bị nứt, vỡ. Thêm nữa, trong quá trình sấy, nên bắt đầu với nhiệt độ vừa phải, khoảng 80 độ để vỏ quả co lại một cách từ từ.

Cách sấy vải tại nhà
Vải thiều sấy khô

Cách bảo quản vải sấy khô đúng chuẩn

Sau khi sấy khô quả vải, bạn để vải nguội rồi cho vào túi nilon hoặc hộp có nắp đậy. Hoặc bạn có thể sử dụng máy hút chân không để đóng gói hút chân không cho vải khô. Nên chia nhỏ vải ra trong từng túi nhỏ phù hợp với từng bữa ăn. Sau đó, bạn để túi vải khô hay hộp vải sấy ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng dần. Với cách bảo quản này, bạn có thể giữ trái vải sấy khô khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Trên đây là 4 cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản để bạn tham khảo.

Vải thiều sấy khô được sử dụng như thế nào?

Khi ăn vải sấy, ta thường nhâm nhi cùng trà để giảm độ ngọt và giúp hương vị thơm ngon hơn. Nó còn có thể dùng để ngâm rượu, hầm cháo, nấu chè,… rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.