Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

   Nhiều người sử dụng xe hơi chưa biết được tính năng hữu ích của điều hòa. Điều hòa có tính năng cung cấp luồng không khí sạch qua bộ phận lọc gió cho người trong xe ở nhiệt độ thích hợp. Hơn nữa thiết bị điều hòa có tính năng lọc bụi, cặn bẩn không xâm nhập vào trong xe, bảo vệ sức khỏe con người.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

   Sau một thời gian, thiết bị lọc gió điều hòa sẽ xuống cấp, hoạt động của nó bị trì trệ khiến bạn không an tâm hay khó chịu. Điều này rất dễ lý giải, chính vì vậy thiết bị lọc gió điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên hơn. Để khách hàng tham khảo thêm, Đăng Phương Auto xin cung cấp một số thông tin hữu ích về cách vệ sinh lọc gió điều hòa cho xe ô tô ngay dưới đây.

Những yếu tố tác động đến lọc gió điều hòa cho xe ô tô

   Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lọc gió điều hòa bị tắc, hoạt động không êm ái là do bụi bẩn tích tụ lâu dần dẫn đến khí lọc bị ô nhiễm và hoạt động không ổn định.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

   Hơn nữa, việc không thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mùi khó chịu khi bật điều hòa cho xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như không khí ẩm, sử dụng lâu bị oxi hóa… Những điều này làm giảm lưu lượng gió hút vào xe, tốn nhiên liệu, đồng thời dẫn vào một lượng khí độc hại vào xe.

   Điều hòa trên xe ô tô bao gồm hệ thống điện điều khiển, hệ thống quạt gió kết, giàn lạnh giàn nóng và hệ thống lọc gió. Những hệ thống này cần được bảo dưỡng định kỳ và người dùng xe cũng có thể tự vệ sinh các thiết bị này bằng dụng cụ đơn giản.

   Vệ sinh lọc gió điều hòa là việc làm quan trọng, có thể làm định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần nếu đi lại ở những khu vực nhiều bụi bẩn thường xuyên.

Đối với những dòng xe du lịch, nhiều chỗ:

   Với những dòng xe du lịch, lưới lọc gió được thiết kế đặt sâu bên trong hộp đựng găng tay, khi cần vệ sinh chỉ việc lấy lưới lọc gió ra khỏi hộp đó. Sử dụng súng xịt hơi, bơm nước để làm sạch, không nhất thiết phải dùng bằng nước để giặt, cuối cùng lắp vào lại bình thường.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Sau khi vệ sinh lọc gió, cửa gió điều hòa là bộ phận không thể bỏ qua. Trong quá trình vệ sinh, lưu ý không để bụi bẩn trong cửa gió điều hòa phát tán ra nội thất xe. Đường dẫn điều hòa cũng cần được làm sạch và khử sạch vi khuẩn thường xuyên, dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa là thiết bị cần dùng giúp làm sạch để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trên xe.

Trước khi phun dung dịch, lưu ý tắt chế độ lạnh, mở quạt cao nhất ở chế độ sưởi khoảng 10 phút giúp làm khô hệ thống lạnh.

Tiếp tục tắt máy để đưa đầu vòi bình xịt vào nắp máy lạnh trong ca-bin và thao tác xịt hơi nước. Giữ khoảng 15 phút cho chất tẩy rửa thấm vào thiết bị lọc gió điều hòa, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Cuối cùng, đóng nắp lại và mở chế độ sưởi với mức gió cao nhất.

Sau khi hoàn tất công việc vệ sinh, bạn nên mở cửa xe khoảng 2 – 3 phút thông thoáng gió cho xe.

Đối với xe ô tô con thông thường:

Đầu tiên, tháo hộp để đồ ở cốp phải chuẩn bị vệ sinh cho thiết bị lọc gió điều hòa nhiệt độ.

Sau đó, tháo nắp nhựa khay hình chữ nhật đựng lọc gió ra để rút nhẹ khay lọc bằng PE tổng hợp.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

   Xả nước và sấy nhẹ cho khô rồi lắp lại. Chú ý không xịt khô áp lực cao bởi sẽ làm rách lọc gió.

   Sau khi tháo ra, để lắp lại cho đúng cần chú ý đến chữ Up bên cạnh lọc gió có mũi tên hướng lên trên thể hiện hướng đi của không khí.

   Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách vệ sinh lọc gió điều hòa cho xe ô tô mà bạn có thể làm ngay tại nhà. Đăng Phương Auto khuyến khích khách hàng nên ra các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô để vệ sinh thiết bị lọc gió điều hòa này. Việc này tránh tình trạng khách hàng chưa tìm hiểu kỹ về cách vệ sinh có thể làm ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên xe.

Không khí trong xe có thể ô nhiễm gấp nhiều lần không khí ngoài môi trường nếu lọc gió điều hòa bẩn. 

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Tháo lọc gió điều hòa là một công việc khá đơn giản nhưng không nhiều lái xe quan tâm và có thể thực hiện được việc này

Một thực tế cho thấy rằng, những người sử dụng ôtô thường quan tâm tới các công việc bảo dưỡng định kỳ cho động cơ hơn là cho sức khỏe của chính bản thân mình thông qua việc vệ sinh/thay thế lọc gió điều hòa.

Chức năng chính của lọc gió điều hòa (lọc gió điều hòa) là lọc bụi bẩn trong không khí ngoài môi trường trước khi được hút vào trong xe. Ngoài ra, lọc gió điều hòa còn có thêm chức năng lọc một số khí ô nhiễm, nhiều loại lọc gió cao cấp còn có khả năng khử mùi, lọc một số tạp chất có trong không khí,…

Ảnh hưởng từ lọc gió điều hòa bị bẩn

Khi lọc gió bị bẩn sẽ làm giảm lưu lượng gió được hút vào xe ở chế độ điều hòa lấy gió ngoài khiến xe mát chậm dù vặn quạt gió lớn nhất, núm điều chỉnh ở vị trí xanh nhất.

Qua thời gian, lọc gió điều hòa bị ẩm, bụi bẩn tích tụ dần, đây là nơi vi khuẩn hoạt động mạnh sinh ra nhiều khí độc hại. Khi hệ thống điều hòa hoạt động, không khí được hút qua lọc và cuốn luôn cả những nấm mốc, vi khuẩn có trên lọc gây nên mùi hôi khó chịu. Nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, khi lọc gió quá bẩn hoặc không được vệ sinh hay thay định kỳ thì mức độ ô nhiễm trong xe lớn hơn gấp nhiều lần so với không khí ngoài môi trường.

Ngoài ra, khi lọc đã sử dụng lâu ngày, chất lượng không khí được lọc sạch giảm dần khiến bụi bẩn đi vào trong nhiều hơn và bám lên giàn lạnh. Lâu ngày, lượng bụi bẩn tích tụ nhiều khiến không khí khó tiếp xúc với các thanh nhôm của giàn lạnh dẫn tới không khí không được làm lạnh tối đa, hệ thống điều hòa phải để ở mức thấp hoặc phải hoạt động hầu như liên tục gây tốn nhiên liệu.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Đối với nhiều lái xe, thói quen vệ sinh và thay lọc định kỳ là một điều rất "xa xỉ", trong khi nó lại có tác động lớn tới sức khỏe người ngồi trong xe

Khi nào cần thay lọc gió điều hòa?

Việc thay lọc gió điều hòa khá đơn giản như thay lọc gió động cơ, bất cứ chủ xe nào cũng có thể làm việc này. Thông thường các nhà sản xuất thường bố trí lọc gió điều hòa nằm phía dưới hộp đựng đồ phụ bên trong điều hòa hoặc dưới nắp ca-pô của xe.

Thời điểm thay lọc gió điều hòa phụ thuộc vào từng dòng xe, từng hãng sản xuất căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc số ki-lô-mét đi được tính từ lần thay mới gần nhất (tùy thuộc vào yếu tố nào tới trước) và đặc biệt quan trọng là căn cứ vào môi trường sử dụng. Nhiều chủ xe không thay lọc gió điều hòa khi đã quá thời gian khuyến cáo vì cho rằng xe chưa đạt tới số ki-lô-mét hạn định là hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt, người sử dụng nên thay lọc gió điều hòa theo số liệu khuyến cáo có trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc theo nhà sản xuất lọc gió. Nên thay đổi quan niệm chỉ thay lọc gió điều hòa khi nó đã quá bẩn bằng việc thay thế định kỳ để đảm bảo sức khỏe của người sử dụng và hiệu quả của hệ thống điều hòa trên xe. Nên thay lọc gió điều hòa vào thời điểm bắt đầu vào hè và thay sớm hơn khuyến cáo nếu xe thường xuyên hoạt động trong môi người nhiều khói bụi.

Lưu ý khi sử dụng

- Không nên lấy gió ngoài khi xe chạy trên đường có nhiều bụi.

- Không chỉ định kỳ vệ sinh lọc gió mà còn vệ sinh cả hộp lọc gió.

- Khi bảo dưỡng định kỳ cho xe, bạn nên chắc chắn rằng các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh lọc gió điều hòa một cách cẩn thận.

- Nên thay lọc gió điều hòa định kỳ thay vì việc xác định bằng mắt thường.

Theo Autocar Vietnam


Page 2

Xe bị nổ lốp sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, do đó, bạn không nên bỏ qua những lời khuyên dưới đây. 
 

Xác định nguyên nhân dẫn đến nổ lốp

Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp khi xe đang chạy. Lý do trước tiên có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.

Lý do thứ 2 chính là áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn… 

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ chỉ một lý do đơn giản là trong một pha cua gấp ở tốc độ cao trong khi lốp đã bị mòn quá nhiều. Xác định và hiểu được nguyên nhân vì sao lốp xe bị nổ sẽ giúp bạn vừa khắc phục được nhanh chóng, đồng thời, phòng tránh được tình huống xe bị nổ lốp.

Những điều nên làm:

Nếu không may bạn đang lái xe trên đường mà xe bị nổ lốp, trước hết là nhả chân ga từ từ. Chỉnh vô lăng để giữ ổn định xe, khi xe đã ổn định, hãy tiếp tục giảm tốc độ và hướng xe vào địa điểm mà bạn xác định là an toàn.

Dù là lốp trước hay lốp sau của xe bị xì hơi cũng phải theo những quy tắc trên để duy trì sự kiểm soát xe một cách chính xác. Điều khác biệt duy nhất giữa xì hơi lốp trước và sau là khi xì lốp trước bạn sẽ cảm nhận thấy áp lực lên vô lăng còn lốp sau sẽ là ghế ngồi và thân xe.

Những điều không nên làm:

Điều cần nhớ là không được đạp phanh gấp (bởi phanh gấp khi lốp bị nổ sẽ làm xe mất cân bằng và khó kiểm soát hơn). Nếu bạn hốt hoảng đạp phanh, xe của bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng.

Bạn cũng không được rời chân ga đột ngột. Bởi khi đó xe của bạn chuyển trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước và dẫn tới mất kiểm soát.

(Theo PL&XH)


Page 3

Bất cứ hư hỏng nào của hệ thống này cũng có thể làm bó máy, cong vênh và thổi gioăng nắp máy. 
 

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Hệ thống làm mát trên ôtô cần được quan tâm, chăm sóc tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của nó

Có rất nhiều kiểu làm mát cho động cơ đốt trong, nhưng chúng tôi đang đề cập đến hệ thống làm mát bằng dung dịch tuần hoàn kín trên động cơ của ôtô. Hệ thống này gồm các chi tiết, cụm chi tiết chính như bơm nước, két nước làm mát, van hằng nhiệt, quạt gió.

Có khá nhiều những hư hỏng khác nhau từ hệ thống làm mát nhưng tựu chung lại chúng đều có dấu hiệu chung là nhiệt độ động cơ tăng cao bất thường.

Tắc két nước

Đây là hiện tượng rất hay gặp mà nguyên nhân lại thường thuộc về người sử dụng. Không thay nước làm mát định kỳ, sử dụng nước làm mát không đúng tiêu chuẩn, bổ sung bằng nước thường là những gì người sử dụng thường mắc sai lầm. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng cặn trong hệ thống làm mát. Sau một thời gian sử dụng, cặn bẩn tích tụ và bám trên các thành của ống dẫn trên két làm mát dẫn tới tắc khiến nước lưu thông kém hoặc tắc hẳn.

Hỏng bơm nước

Bơm nước có nhiệm vụ luân chuyển dòng nước phía trong động cơ đi qua két làm mát và tiếp tục quay trở lại động cơ. Khi bơm bị hỏng nước làm mát không được luân chuyển dẫn tới nhiệt độ động cơ tăng, sôi nước. Bơm nước thường xảy ra các hư hỏng sau đây:

Cụt cánh bơm: Sau một thời gian làm việc, nước làm mát bị lão hóa, biến chất tác dụng với các tạp chất có trong nó sinh ra các chất ăn mòn hóa học. Đồng thời cánh quạt luôn hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao và cường độ lớn nên cánh bơm bị ăn mòn nhanh hơn.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Bơm nước bị cụt hết cánh bơm do nước làm mát chưa nhiều tạp chất


Rỉ nước làm mát qua phớt chặn của bơm nước gây hao nước: Nguyên nhân do phớt bị lão hóa, giảm khả năng bao kín hoặc do quá trình tháo lắp của người thợ không chuẩn.

Cũng có trường hợp không phải do bơm hỏng mà nguyên nhân là dây đai dẫn động bơm bị chùng khiến lưu lượng nước tuần hoàn chậm cũng làm động cơ bị quá nhiệt.

Hỏng van hằng nhiệt

Van hằng nhiệt giúp rút ngắn thời gian chạy sấy nóng của động cơ bằng cách đóng không cho nước làm mát bên trong động cơ luân chuyển ra ngoài cho tới khi nhiệt độ động cơ đạt được đến mức cần thiết để có thể hoạt động ổn định.

Cách tháo lọc gió điều hòa xe vios

Cẩn trọng khi bổ sung nước làm mát khi có quá nhiều chỗ để đổ

Nếu van hằng nhiệt bị kẹt, không thể mở khi quá trình sấy nóng động cơ đã kết thúc sẽ khiến nước trong máy bị sôi, động cơ bị quá nhiệt gây bó máy (kẹt pít-tông).

Trên hầu hết các xe hiện nay, tốc độ quạt gió được điều khiển bằng ECU căn cứ vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Nếu cảm biến này bị hỏng, đứt dây thì quạt sẽ không quay dẫn đến nước không được làm mát. Ngoài ra, hệ thống làm mát còn có các hiện tượng như hao nước làm mát do nước bốc hơi, rò rỉ do nứt, vỡ hoặc hở đường ống dẫn nước hoặc két sưởi. 

Lưu ý khi sử dụng

- Nên thay nước làm mát sau 4 - 5 vạn ki-lô-mét hoặc sau 2-3 năm sử dụng.

- Cần kiểm tra nước làm mát thường xuyên và định kỳ để bổ sung nếu cần thiết.

- Khi bổ sung nước làm mát chỉ cần bổ sung nước cất, không nên sử dụng những loại nước thông thường khác.

- Khi gặp hiện tượng nhiệt độ động cơ tăng cao cần tắt máy ngay và xuống kiểm tra sơ bộ để có cách xử lý hoặc gọi cứu hộ.

- Nếu nhiệt độ động cơ tăng cao vì lý do thiếu nước làm mát, cần tắt máy và để máy nguội sau đó mới bổ sung nước làm mát để tránh hiện tượng nứt thân máy hoặc cong vênh nắp máy.

Theo Autocarvietnam