Cách tính chỉ số en so sánh năm 2024

Ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 13/2019/TT-BKHĐT quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.

Cách tính chỉ số en so sánh năm 2024

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, Danh mục chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh được quy định tại Phụ lục lI Thông tư 13/2019/TT-BKHĐT. Cụ thể, nội dung chỉ tiêu thống kê tính theo giá so sánh được Thông tư 13 quy định như sau:

- Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu thống kê có số thứ tự từ 1 đến 7 tại Phụ lục II thực hiện theo quy định tại Nghị định 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp của các chỉ tiêu thống kê có số thứ tự 8 và 9 tại Phụ lục II thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2017/TT-BKHĐT ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê tương ứng với các chỉ tiêu thống kê có mã số 1301, 1303.

Bên cạnh đó, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh cũng được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BKHĐT, đơn cử dưới đây là phương pháp tính tích lũy tài sản:

Vì nghiên cứu tổng hợp nhiều sản phẩm có đơn vị tính khác nhau. Do đó ta dùng một quyền số để quy đổi thành đơn vị tính chung và cộng lại được với nhau, quyền số này được cố định ở tử số và mẫu số trong khi tính toán.

Thường một chỉ tiêu chất lượng hay khối lượng có nhiều chỉ tiêu khối lượng hay chất lượng có liên quan, việc chọn chỉ tiêu nào để nghiên cứu là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu muốn nghiên cứu về chi phí thì khối lượng sản phẩm có liên quan đến giá thành sản phẩm, còn nghiên cứu về doanh số thì khối lượng hàng hoá tiêu thụ có liên quan đến giá bán của sản phẩm.

Trước hết ta chuyển từ tổng thể không đồng nhất thành tổng thể đồng nhất để cộng lại được với nhau thông qua một nhân tố chung.

Nếu tính chỉ số chung của giá cả thì nhân với lượng hàng tiêu thụ để có mức tiêu thụ

Nếu tính chỉ số chung của giá thành đơn vị sản phẩm thì nhân với khối lượng sản xuất để có chi phí sản xuất.

Nếu tính chỉ số chung của lượng hàng tiêu thụ thì nhân với giá cả tiêu thụ

Những nhân tố đó được gọi là quyền số của chỉ số

Quyền số giúp chúng ta tổng hợp được tất cả các phần tử khác nhau

Duy trì vai trò của mỗi phần tử trong quá trình tổng hợp

Quyền số của chỉ số là đại lượng đựơc dùng trong công thức chỉ số chung và được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số của chỉ số.

1. Chỉ số chung chỉ tiêu chất lượng:

Nghiên cứu sự biến động về giá chung cho 3 mặt hàng:

Để thấy được sự thay đổi về giá bán lẻ chung cho 3 mặt hàng ta tính chỉ số tổng hợp về giá (hay chỉ số chung về giá). Trường hợp này ta không thể cộng giá bán lẻ của 3 mặt hàng ở hai thời kỳ nghiên cứu rồi so sánh, mặc dù thông qua đơn vị tiền tệ giá cả của từng mặt hàng có thể cộng lại nhưng cách tổng hợp đơn giản như vậy kém ý nghĩa kinh tế. Như vậy để việc tổng hợp có ý nghĩa ta dùng nhân tố q (lượng hàng hoá tiêu thụ) để chuyển từ một tổng thể bao gồm nhiều phần tử không thể trực tiếp cộng lại được thành dạng đồng nhất.

Với pq = mức tiêu thụ hàng hoá

: tổng thể mức tiêu thụ hàng hoá

Sau khi đã chuyển tổng thể nghiên cứu thành dạng đồng nhất ta có thể so sánh. Tuy nhiên, như đã có dịp đề cập để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó, thì các nhân tố có liên quan ta giả định không thay đổi. Ở đây ta chỉ nghiên cứu sự biến động về giá cả, cho nên nhân tố q được cố định ở một kỳ nào đó.

Chỉ số chung chỉ tiêu chất lượng:

+ Nếu cố định ở kỳ báo cáo : sẽ có ý nghĩa kinh tế hơn

Thật vậy

  • Nếu nhân tố q được cố định ở kỳ báo cáo

là dương nói lên số tiền người tiêu thụ phải chi thêm do giá cả tăng.

là âm thì phản ánh số tiền người tiêu thụ thực tế tiết kiệm được do giá cả giảm đi.

  • Nếu nhân tố q được cố định ở kỳ gốc:

là dương thì phản ánh số tiền người tiêu thụ đáng lẽ phải chi thêm do giá cả tăng lên

là âm thìphản ánh số tiền người tiêu thụ có thể tiết kiệm được do giá cả giảm đi.

Như vậy, khi nghiên cứu sự thay đổi về giá chung cho nhiều mặt hàng ta tính chỉ số tổng hợp về giá theo công thức:

Trong đó: po: giá bán kỳ gốc

p1: giá bán kỳ báo cáo

q1: lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo

2. Chỉ số chung chỉ tiêu khối lượng:

Nghiên cứu sự biến động lượng hàng hoá tiêu thụ chung cho 3 mặt hàng

Để nêu lên sự biến động về lượng hàng hoá tiệu thụ chung cho 3 mặt hàng ta tính chỉ số tổng hợp khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Nhận thấy rằng lượng hàng hoá tiêu thụ không thể trực tiếp cộng lại, vì lẽ chúng khác nhau về đơn vị đo tính và về giá trị sử dụng. Do đó để có thể nêu lên sự thay đổi lượng hàng hoá tiêu thụ qua hai kỳ vấn đề được đặt ra để giải quyết cũng như khi tính chỉ số tổng hợp giá cả. Trường hợp này có thể sử dụng yếu tố giá cả để chuyển từ các mặt hàng không cộng lại được thành dạng đồng nhất.

Sau khi đã chuyển thành dạng đồng nhất, có thể cộng lại và so sánh. Ở đây ta chỉ muốn nghiên cứu sự thay đổi lượng hàng hoá tiêu thụ, cho nên nhân tố có liên quan phải được cố định ở một kỳ nào đó.

Chỉ số chung chỉ tiêu khối lượng:

Khi dùng chỉ số tổng hợp phát triển để phản ánh sự biến động của chỉ tiêu khối lượng thì quyền số là chỉ tiêu chất lượng có liên quan được chọn cố định ở một kỳ nào đó (kỳ gốc hoặc kỳ báo cáo )

Người ta thường chọn chỉ tiêu chất lượng ở kỳ gốc vì nó có ý nghĩa kinh tế hơn và nó sẽ rất thuận lợi khi cần xây dựng hệ thống chỉ số.