Cách trồng và chăm sóc cây dâu tằm

- Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lá dâu. Vì vậy, việc chuẩn bị và chọn giống đúng tiêu chuẩn là cần thiết.

1.1. Tiêu chuẩn hom giống

- Ruộng dâu lấy hom giống phải đảm bảo thuần chủng, năng suất cao, ổn dịnh qua các năm, giống phải có phẩm chất tốt phù hợp với sự sinh trưởng của tằm.

- Một ruộng dâu có thể lấy hom giống khi đã thu hoạch sản phẩm từ hai năm trở lên và không hái lá vụ thu, được chăm bón đầy đủ.

- Nếu ruộng dâu đã đốn hàng năm thì chọn ruộng dâu lấy hom giống sau đốn phải trên 8 tháng.

- Hom dâu giống không có sâu bệnh.

- Hom giống chọn từ cây tốt, bỏ phần ngọn và phần gốc.

- Trên mỗi hom giống bảo đảm phải có tối thiểu ba mầm, mặt vát vết chặt hai đầu [phần ngọn và phần gốc] 450. Vết chặt cách mầm trên và mầm dưới 0,5 – 1 cm.

- Nếu trồng rạch ở những vùng đất cơ giới nhẹ, vùng đất cát pha thì đường kính hom giống phải đạt từ 0,5 – 1 cm, độ dài hom chặt 20 – 25 cm.

- Nếu trồng ở những vùng đất cát mực nước ngầm sâu ta có thể chặt hom dài hơn từ 30 cm – 60 cm.

Hom giống dâu đạt tiêu chuẩn

1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống

1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống

- Chọn những cây đủ tiêu chuẩn về chiều dài, sạch bệnh, chưa nảy mầm, màu sắc thân cây phải đảm bảo độ thuần, không dập nát.

- Bó thành từng bó có đường kính khoảng 25 cm, xếp theo thứ tự gốc dưới ngọn trên. Bảo quản nơi thoáng mát, khuất gió và tránh ánh sáng trực xạ làm khô hom dâu.

- Thời gian bảo quản khoảng 3 – 5 ngày để cho chất dinh dưỡng thoát bớt lượng nước tự do, để nhựa trong cây dâu đặc lại mới tiến hành chặt hom.

1.2.2. Phương pháp chặt hom

- Dụng cụ chặt hom giống bao gồm thớt gỗ kê chặt, dao chặt phải được mài sắc, dây bó hom, bao bì che dậy và đựng hom giống, các chất xử lý hom giống.

- Phương pháp chặt hom:

+ Độ dài hom chặt:

+ Độ dài hom chặt phụ thuộc vào khoảng cách mầm trên cành dâu và phương thức trồng dâu.

+ Nếu trồng cắm đứng thích hợp là 20 – 25 cm.

+ Trồng theo kiểu đặt nằm độ dài hom là 30 – 40 cm.

+ Vị trí vết chặt hom:

+ Vị trí vết chặt hom ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom, trong cùng một hom vị trí gần mầm lượng dinh dưỡng nhiều và cũng là vùng sinh rễ thứ cấp và sơ cấp hoạt động mạnh.

+ Chặt hom cách mầm từ 0,5 – 1,0 cm.

+ Sau khi chặt hom, chọn lại hom làm giống và bó thành từng bó có đường kính 15 – 20 cm.

+ Đào hố bảo quản hom giống có độ sâu khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng hố tùy theo lượng hom cần bảo quản.

+ Hom dâu chặt xong không nên trồng ngay vì nhựa dâu chưa khô.

+ Bảo quản hom dâu nơi râm mát, trên có phủ bì thấm nước ẩm hoặc cây cỏ, rác và thường xuyên tưới nước giữ ẩm.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hom giống

- Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng lớn đến sự ra rễ của hom và tỷ lệ sống của cây dâu.

1.3.1. Ẩm độ

- Đất quá ẩm hoặc quá khô đều bất lợi cho sự nảy mầm và ra rễ của hom dâu.

- Đất quá ẩm làm cho vết chặt lâu hình thành mô sẹo, dễ gây thối, ra rễ chậm, quá trình nảy mầm nhanh, gây nên tình trạng mất cân đối giữa tiêu hao dinh dưỡng ở hom và khả năng cung cấp dinh dưỡng ở bộ rễ. Từ đó, dẫn đến tình trạng hom có nảy mầm nhưng vẫn bị chết.

- Nếu khi trồng mới dâu gặp hạn, hom dâu bị chết không thể nảy mầm được.

- Ẩm độ đối với đất trồng dâu từ 75 - 85% rất thích hợp cho sự nảy mầm và ra rễ.

1.3.2. Nhiệt độ

- Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ đất, hom dâu ra rễ nhanh, nảy mầm chậm, phù hợp cho sự sinh trưởng của cây dâu.

- Ngược lại, nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ đất, hom nảy mầm trước, ra rễ sau, gây nên mất cân đối, hom dâu dễ bị chết, trường hợp này thường xảy ra đối với dâu trồng mới vụ hè.

- Các giống dâu có khả năng tái sinh mạnh, sự ảnh hưởng của nhiệt độ không lớn.

- Đối với các giống dâu khả năng tái sinh yếu thì nhiệt độ ảnh hưởng rất rõ. Do đó, trồng dâu trái vụ cần lưu ý đến tỷ lệ sống của từng giống.

1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng

- Cây con giống đem trồng cần đạt các yêu tiêu chuẩn sau:

+ Cây con đã được gieo trong vườn ươm khoảng 4 – 6 tháng.

+ Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm.

+ Đường kính gốc ≥ 0,3 cm.

+ Thân có lõi hóa gỗ.

+ Không bị sâu bệnh.

+ Trước khi nhổ cây phải tưới đẫm nước. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trước, tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau.

Cây dâu con đạt tiêu chuẩn đem trồng

2. Kỹ thuật trồng dâu

2.1. Thời vụ trồng dâu

- Thời vụ trồng dâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, phương thức trồng và điều kiện khí hậu từng vùng.

- Nếu trồng dâu bằng hom thì thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời kỳ nghỉ của cây dâu và mùa mưa mà quyết định thời điểm trồng dâu.

- Ở nước ta có thể chia ra hai vụ chủ yếu tùy theo vùng:

+ Đồng bằng Bắc bộ đến duyên hải miền Trung thường trồng vào tháng 11 – 12, lúc này cây dâu đang bước vào giai đoạn nghỉ đông.

+ Vùng cao nguyên, miền núi Tây nguyên nói chung và Bảo lộc nói riêng thường trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11.

2.2. Kỹ thuật trồng dâu

2.2.1. Trồng dâu bằng hom

- Sau khi chuẩn bị đất, hàng được rạch theo quy cách hàng cách hàng 1,2 – 1,5 m, cây cách cây 0,2 – 0,3 cm.

- Bón phân lót 15 – 20 tấn/ha phân hữu cơ kết hợp với vôi và lân, bón đều xuống rãnh lấp đất đầy rãnh.

- Đảo đều phân và đất.

- Trồng dâu rạch: có 3 phương pháp cắm.

+ Phương pháp đặt nằm: Phương pháp này thường chặt hom dài hơn các phương pháp khác. Đặt hom dâu nằm liên tiếp gối nhau, lấp một lớp đất dày 1 - 2cm, tưới phun nhẹ lên hàng dâu mới trồng.

+ Phương pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Phương pháp này nên trồng ở các vùng đất cao nguyên như Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở những chân đất có mực nước ngầm sâu, sau khi cắm hom xong vun hàng dâu một lớp đất vừa phải, sau đó tưới nhẹ.

+ Phương pháp cắm xiên 450: Đây là phương pháp trung gian giữa hai phương pháp trên, bổ sung cho những khuyết điểm của hai phương trên.

- Trồng dâu bằng hố:

+ Chuẩn bị hố trồng dâu.

+ Bón lót phân, lấp đất phủ phân.

+ Cắm hom thẳng đứng hoặc xiên 450.

+ Hom cắm tập trung giữa hố để sau này dâu mọc tập trung, hàng dâu thẳng.

2.2.2. Trồng dâu cây

- Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con:

+ Chọn cây đủ tiêu chuẩn.

+ Sau khi chuẩn bị đất, hàng được rạch theo quy cách từ 0,8 – 1,2 m.

+ Bón lót từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ/ha, kết hợp với 300 – 350 kg lân

- Supe và vôi [nếu đất chua].

+ Rải đều phân xuống rãnh, đảo phân và lấp đất.

+ Rải đều cây trên hàng.

+ Tiến hành trồng theo khoảng cách 0,2 – 0,3 m. Trồng dâu bằng cây con cần chú ý:

+ Chọn những cây dâu đủ tiêu chuẩn đem trồng.

+ Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm.

+ Đặt cây dâu vào hố, lấp đất, dậm chặt quanh gốc.

+ Mới trồng dâu gặp hạn phải tưới, nếu mưa lớn phải thoát nước kịp thời.

Nguồn: Giáo trình mô đun trồng dâu - Nghề trồng dâu nuôi tằm [Bộ NN&PTNT]

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu tằm

Trồng cây công nghiệp - lamtho.vn

Dâu tằm là loại cây trồng khá quen thuộc với khả năng đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của con người. Trong đó thì quả dâu tằm có thể dùng làm nước giải khát, chống lão hóa, hay hỗ trợ trong làm đẹp, nguyên liệu chế biến món ăn, hoặc điều trị một số loại bệnh,… càng đem lại giá trị lớn đối với người dùng. Bởi vậy, tìm hiểu kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây dâu tằm lấy quả càng nhận được sự quan tâm, chú ý lớn. Tham khảo kiến thức hữu ích, đúng đắn giúp quá trình áp dụng để trồng cây dâu tằm được thực hiện tốt.

Tiêu chuẩn chọn giống dâu tằm

Tiêu chuẩn chọn giống dâu tằm

Giâm cành, hoặc mua giống cây con tại các cơ sở uy tín đều có thể cân nhắc thực hiện. Việc lựa chọn giống phù hợp, chất lượng giúp cây trồng canh tác thuận lợi, cho năng suất cao, thu hoạch số lượng lớn.

Thông thường, ở nước ta thì giống dâu trắng được trồng chủ yếu để lấy quả. Đồng thời hiện nay một số loại giống khác xuất hiện, được đưa vào canh tác như dâu quả dài,… Tùy thuộc vào điều kiện thực tế đòi hỏi cần xem xét để chọn giống thích hợp.

Yêu cầu với đất trồng cây dâu tằm

Đất trồng cây dâu tằm yêu cầu cần đảm bảo có độ tơi xốp cao, có khả năng thoát nước tốt. Bên cạnh đó, đất trồng cần ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời mới tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khỏe mạnh, phát triển thuận lợi. Yêu cầu đối với đất trồng cần đảm bảo không nhiễm chất độc hại, độ pH duy trì khoảng 6.5 – 7, đồng thời có tầng canh tác tối thiểu từ 70cm trở lên.

Trồng dâu tằm lấy quả trong đất vườn, hay chậu cảnh, thùng xốp, thậm chí là vỏ bao xi măng,… đều có thể cân nhắc áp dụng. Với đất trồng đạt tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khỏe mạnh.

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm cơ bản

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm cơ bản

Tuân thủ cách trồng giúp quá trình canh tác cây dâu tằm lấy quả đạt kết quả cao, có được năng suất lý tưởng. Đối với cách trồng loại cây dâu tằm để lấy quả có những yêu cầu, những tiêu chuẩn chính cụ thể như:

Làm đất

Đất trồng cần được tiến hành xới xáo, làm cỏ sạch sẽ, loại bỏ mầm bệnh trước khi trồng. Bên cạnh đó, kết hợp với trộn phân chuồng, phân bón lót, rơm rạ hoai mục,… để tăng thêm độ tơi xốp, tạo điều kiện lý tưởng để cây trồng phát triển thuận lợi.

Đồng thời, việc bón vôi, phơi ải khoảng 7 – 10 ngày trước khi trồng cần được tuân thủ. Qua đó việc trồng cây dâu tằm lấy quả có được trạng thái tốt, tránh tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, quá trình ra trái, tác động tiêu cực tới năng suất.

Quá trình làm đấy yêu cầu cần đào hố với kích thước 40 x 40 x 40cm để bón lót, tiến hành lấp đất lại. Với mỗi hố được sử dụng để trồng 1 cây con, đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn, mật độ thích hợp giúp dâu tằm có đủ không gian để phát triển.

Nhân giống

Có nhiều cách nhân giống cho cây dâu tằm lấy quả. Trong đó việc giâm cành là phương pháp chủ yếu được áp dụng hiện nay. Quá trình nhân giống bằng giâm cành muốn đạt kết quả cao yêu cầu cần:

  • Lựa chọn cành giâm là cành bánh tẻ với độ tuổi từ 8 tháng trở lên. Sử dụng cành giâm ở những cây sai quả, cho quả to và ngọt, mọng nước.
  • Cành giâm được cắt thành các đoạn với chiều dài khoảng 18 – 20cm là hợp lý, đồng thời với từng đoạn sau khi cắt phải có tối thiểu 2 mắt, đồng thời điểm chặt cần cách mắt khoảng 0.5 – 1cm.
  • Trong trường hợp trồng số lượng lớn nên nhúng cành giâm vào thuốc kích rễ hỗ trợ cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
  • Các đoạn giâm khi đã chuẩn bị tiến hành cắm vào đất được chuẩn bị sẵn, hoặc vò các hom sau đó tưới đẫm nước. Quá trình giâm cành giống cần chú ý bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo độ ẩm phù hợp trong đất để cành sớm bén rễ.

Cách trồng

Cách trồng dâu tằm khá đơn giản, tuân thủ các yêu cầu giúp cây con sớm hồi xanh, sinh trưởng tốt. Trồng cây dâu tằm lấy quả quá trình trồng cần đảm bảo:

  • Cành giống sau khi giâm được khoảng 30 – 45 ngày chúng ta tiến hành trồng vào ruộng trồng, hoặc chậu đã chuẩn bị trước đó.
  • Đối với cây con mua sẵn tại vườn ươm chúng ta bóc bỏ lớp nilon ở vỏ hom sau đó tiến hành trồng vào đất trồng, lấp đất kín hom, nén chặt phần gốc.
  • Sau khi trồng cây con tiến hành việc tưới nước đẫm ở phần gốc nhằm duy trì được độ ẩm, từ đó giúp cây trồng nhanh chóng bén rễ.
  • Tiến hành việc tưới nước, giữ ẩm đều đặn và thường xuyên để cây phát triển tốt, sinh trưởng nhanh chóng và tươi tốt.

Cách chăm sóc cây dâu tằm lấy quả

Cách chăm sóc cây dâu tằm lấy quả

Chăm sóc cho cây dâu tằm trồng lấy quả sẽ có những lưu ý, những yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Tuân thủ những yêu cầu cần thiết giúp cây trồng lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất cao:

Tưới nước

Tưới nước là yêu cầu quan trọng khi canh tác bất kì loại cây trồng nào. Tùy thuộc vào từng giống cây cụ thể thì lượng nước cần dùng sẽ có những thay đổi. Đối với dâu tằm trồng lấy quả thì tưới nước hàng ngày cần được chú ý.

Kiểm soát tốt lượng nước cần thiết, đảm bảo độ ẩm cho đất trồng là yêu cầu bắt buộc. Độ ẩm thích hợp giúp cây trồng lớn lên nhanh chóng, sớm cho trái, đem tới nguồn thu cho mỗi gia đình. Đặc biệt, việc tưới nước cần chú ý thay đổi, điều chỉnh dựa vào điều kiện thời tiết thực tế. Vào giai đoạn mùa khô cần tưới nước thường xuyên và nhiều hơn nữa.

Tỉa cành

Song song với tưới nước, làm cỏ đều dặn thì cắt tỉa cành cần được chú ý thực hiện. Cắt tỉa để loại bỏ những lá già, lá héo, cành khô, cành già,… sẽ tạo điều kiện cho cành non, lá non phát triển tốt hơn. Việc tỉa cành cần chú ý thực hiện thường xuyên và liên tục.

Trong trường hợp không muốn cây dâu tằm mọc quá cao nên dùng dao cắt đứt ngang một vài vị trí không thực sự cần thiết. Kiểm soát tốc độ phát triển ở chiều cao của cây dâu tằm lúc này được đảm bảo tốt.

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng cây dâu tằm

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng cây dâu tằm

Khi trồng cây dâu tằm cần chú ý tới bón phân đều đặn, đúng tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, cho trái chất lượng, có được năng suất cao hơn. Trong đó những yêu cầu quan trọng trong bón phân khi canh tác loại cây trồng này sẽ là:

Bón lót

Quá trình bón lót cho cây dâu tằm yêu cầu cần được thực hiện vào thời điểm tiến hành làm đất, đào hố. Việc bón lót mang nhiều giá trị, nhiều lợi ích song tất cả giúp tạo điều kiện để cây con phát triển tốt hơn.

Đối với bón lót trên diện tích trồng dâu tằm lấy quả sử dụng liều lượng khoảng 1 – 3kg phân hữu cơ Organic 1 cho mỗi gốc trồng. Bón lót vào hố trồng, tiến hành lấp đất và để phơi ải trước khi bắt tay vào trồng cây con.

Bón thúc

Bón thúc tiến hành trong quá trình chăm sóc, trong giai đoạn cây dâu tằm sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Đối với việc bón thúc khi trồng cây dâu tằm cần:

  • Sau thời gian trồng từ 15 – 20 ngày cần bón thúc lần đầu tiên. Chúng ta sử dụng phân NPK 20-5-6 với liều lượng khoảng 0.2 – 0,3kg cho mỗi gốc trồng. Tiến hành bón thúc đầy đủ để bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây con phát triển.
  • Yêu cầu đối với bón thúc cho dâu tằm trồng lấy quả cần tiến hành đều đặn khoảng 1 – 2 tháng/ lần. Bổ sung dưỡng chất đầy đủ và kịp thời mới giúp cây dâu tằm phát triển thuận lợi, sớm cho trái.
  • Sử dụng các loại phân bón như NPK 20-20-15, phân bón NPK 15-15-15, hoặc phân bón NPK Humax rong biển,… với liều lượng từ 0.3 – 0,5 kg/ gốc/ lần.
  • Khi thực hiện việc bón thúc cho cây dâu tằm cần kết hợp với làm cỏ, vun xới gốc.

Kết luận

Trồng cây dâu tằm để lấy quả sẽ có những yêu cầu kỹ thuật trong trồng và chăm sóc riêng biệt. Tìm hiểu để biết kiến thức về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây dâu tằm lấy quả giúp mỗi người chủ động trong việc áp dụng theo nhu cầu của chính mình. Trồng dâu tằm đúng cách, đúng kỹ thuật để có năng suất cao, thu hoạch trái to, mọng nước, độ ngọt hoàn hảo. Với những lợi ích lớn của quả dâu tằm thì đây là phương án canh tác lý tưởng đem tới nguồn thu tốt, ổn định cho bà con nông dân.

Video liên quan

Chủ Đề