Mẹo chữa quai bị ở trẻ em

 - Quai bị là căn bệnh chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai đặc biệt là trẻ em. Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5-15 có nguy cơ mắc quai bị cao gấp nhiều lần người lớn, vì vậy các mẹ cần hết sức chú ý.

Nam dễ vô sinh, nữ dễ sẩy thai khi mắc bệnh quai bị
25 học sinh mắc quai bị, trường tiểu học thành ổ dịch

Quai bị không phải căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nhưng nó có thể gây ra nỗi đau đến cuối đời. Một trong những biến chứng nghiêm trọng của quai bị là gây vô sinh, ảnh hưởng đến chuyện lập gia đình sau này.

Bài thuốc uống

1/ Lấy từ 9-15g rễ cây rẻ quạt tươi hay còn gọi là cây xạ can, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thuốc đông y. Ngày sắc một thang chia làm hai lần uống, liên tục trong tuần tuần, triệu chứng quai bị gây ra sẽ được giảm thiểu, bệnh nhanh khỏi hơn.

2/ Chuẩn bị 15g huyền sâm, 6g hạ khô thảo, 12g bản lam căn, cũng sắc uống mỗi ngày 1 thang, một thang chia làm ba lần uống.

3/ Với các trường hợp quai bị gây sốt cao mọi người hãy lấy 20g thổ linh, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16g và 12g mã đề, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc đắp

Kết hợp bài thuốc uống và bài thuốc đắp sẽ mang lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1/ Tìm lá na, lá gấc, lá cà độc dược, ba thứ lá này với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhỏ và đắp vào vùng má bị sưng. Hiệu quả mang lại là tức thì, bạn sẽ thấy vùng má giảm sưng, giảm đau nhanh chóng.

2/ Lấy 3-4 hạt gấc, đốt thành than và lấy một nhúm chiếu rách cũng đốt thành than, trộn hai vị này với nhau sau đó đem hòa với dầu vừng và bôi vào vùng má sưng đau.

3/ 3 Nhân hạt gấc, 10ml giấm thanh. Đem mài hạt gấc vào giấm sao cho đều, rồi bôi vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày để thấy kết quả.

Chữa quai bị bằng lá nha đam

Bạn chỉ cần lọc lấy phần gel trắng bên trong lá nha đam, trộn với một ít bột nghệ sau đó chà xát lên vùng sưng ở cổ họng. Để như vậy trong nửa giờ, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Hãy thực hiện mẹo này 2-3 lần/ngày.

Ngoài ra, uống ít nhất hai cốc nhỏ nước ép nha đam mỗi ngày cũng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ quá trình chữa bệnh.

Chữa quai bị bằng măng tây

Măng tây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu có thể giúp cơ thể bạn chống lại virus gây bệnh quai bị.

Trộn ba thìa cà phê bột hạt giống măng tây và bột hạt cỏ cà ri, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.

Lấy hỗn hợp trên đắp vào khu vực sưng đau.

Để như vậy trong 30 phút đến khi nó gần khô, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Hãy áp dụng ngày hai lần đến khi nào bệnh thuyên giảm nhé.

Trên đây là một vài mẹo chữa quai bị bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, nó rất đơn giản, dễ làm mà hiệu quả cũng tốt. Nếu bệnh quai bị của bạn không có tiến triển giảm đi thì hãy đến bác sĩ để được chữa trị triệt để tránh gây hệ quả sau này nhé.

Thái Thị Hậu

Bước vào hè kèo theo những nắng nóng và nhiều loại bệnh không mong muốn , nhiều căn bệnh đáng ghét có cơ hội bùng phát vào mùa hè, tiêu biểu trong số đó phải kể đến bệnh quai bị. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người  những cách chữa quai bị bằng dân gian đơn giản nhanh khỏi nhất.

Chữa bệnh quai bị bằng gừng

Gừng cũng có tác dụng trị quai bị hiệu quả

Bệnh quai bị ở thời kỳ toàn phát sẽ dẫn đến sưng to tuyến mang tai và theo kinh nghiệm dân gian thì gừng khô có tác dụng giảm sưng hiệu quả.

Chỉ cần các bạn giã gừng khô rồi đắp lên vùng bị sưng. Tuy nhiên gừng có tính nóng, nên chỉ giã một lượng ít, vừa đủ, không được giã quá nhiều sẽ làm nóng rát.

Sau khi đắp lên vùng sưng các bạn có thể dùng vải để quấn lại, không cho bã gừng rơi ra ngoài.

Một số mẹo chữa quai bị khác

Chữa bệnh quai bị bằng lá lô hội

Ngoài gừng ra thì lô hội cũng là một loại thảo dược có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Chỉ cần lấy phần gel bên trong, rắc thêm một ít bột nghệ và nhân sâm rồi đắp lên vùng quai bị, các bạn nên dùng khăn quấn lại để lô hội không bị đổ ra ngoài.

Lô hội cũng có tác dụng giảm sưng hiệu quả

Nước cam

Khi mắc bệnh quai bị không nên ăn những thực phẩm có vị chua, vì những thức ăn chua sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, gây đau hơn. Tuy nhiên, đối với cam, chanh lại khác, cam chanh tuy cũng có vị chua nhưng hàm lượng Vitamin C cao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Hạt gấc

Ngoài gừng, lô hội, nước cam ra thì hạt gấc cũng có tác dụng trị bệnh quai bị hiệu quả. Với nguyên liệu hạt gấc có thể làm được rất nhiều phương pháp trị bệnh quai bị như sau:

Nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc đốt thành than 4 – 5 hạt, giấm thanh 5ml, tinh cối đá [đã vô trùng 6 – 10g]. Tất cả trộn đều bôi vào chỗ sưng, mỗi ngày 4 – 5 lần.

Nhân hạt gấc 2 – 3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào dấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Hạt gấc đốt thành than 3 – 4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm [chừng 5g] đốt thành than. Hai vị trộn đều hòa với dầu vừng bôi vào chỗ sưng viêm.

Bột mì, bột tiêu

Bột tiêu 1 gam + Bột mì 8 gam, trộn 2 loại bột này lại với một ít nước ấm, tạo thành hỗn hợp hồ, mỗi ngày bôi một lần.

Lá na, lá gấc, lá cà độc

Lá na, lá gấc, lá cà độc

Lấy 3 loại lá này một thứ một ít, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào nơi sưng.

Giun đất

Cho 2-3 con giun đất cho vào ly, cho một ít đường lắc đều để giun tiết ra dịch, dùng tăm bông chấm vào vào dịch rồi bôi lên chỗ sưng.

Trên đây là cách trị bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian, có thể điều trị bằng gừng, lô hội, bột mì,… đều có tác dụng trị bệnh quai bị.

Mong rằng với rất cae mẹo và những phương pháp trên không cần phải tìm đến thuốc tây, các bạn có thể t

Nguồn khỏe online

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính và thường gặp ở đối tượng trẻ từ 2 đến 16 tuổi. Căn bệnh này do virus Paramyxovirus gây ra, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến sinh dục, viêm màng não,… Vậy triệu chứng bệnh là gì, triệu chứng bệnh quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?

1. Triệu chứng quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào?

1.1. Những triệu chứng bệnh quai bị xảy ra ở cả bé trai và bé gái

Ở bé trai và bé gái, khi mắc quai bị có thể xảy ra những triệu chứng giống nhau, đó là những triệu chứng sau:

Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ kèm theo tình trạng đau nhức đầu.

Giai đoạn toàn phát: Phần lớn trẻ sẽ có hiện tượng viêm tuyến nước bọt mang tai, trẻ sốt cao trong vòng nhiều giờ.

Khi mắc quai bị, cả bé trai và bé gái đều có thể sốt, chán ăn, mệt mỏi

Trẻ mắc quai bị bị sốt cao nhiều giờ, sưng một bên bạnh cằm ở dưới mang tai. Khoảng 1 đến 2 ngày sau, bạnh cằm bên kia cũng sẽ sưng lên. Rất ít trường hợp trẻ chỉ bị sưng một bên. Ở vùng bị sưng thường không bị tấy đỏ, sờ nóng, khi ấn không thấy hiện tượng lõm, thông thường 2 bên sưng viêm do mắc bệnh quai bị sẽ không đối xứng nhau.

Giai đoạn lui bệnh: Sau khoảng 3 đến 4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai sẽ hết sưng, phần hạch có thể sưng lâu hơn. Theo các chuyên gia, nếu kiêng tốt và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong khoảng 10 ngày và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.

1.2. Những biểu hiện khác nhau giữa bé trai và bé gái khi bị bệnh quai bị

Rất nhiều người thắc mắc biểu hiện quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào và các chuyên gia đưa ra câu trả lời như sau:

Quai bị ở bé trai có thể gây ra tình trạng viêm tinh hoàn

Những bé trai mắc bệnh quai bị khi đang ở giai đoạn dậy thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm tinh hoàn và nếu như không được điều trị đúng cách, các em có thể bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Bé trai mắc quai bị có thể gây ra triệu chứng viêm tinh hoàn

Thông thường biểu hiện viêm tinh hoàn sẽ xảy ra sau khi viêm tuyến nước bọt diễn ra khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng viêm tinh hoàn thường chỉ xảy ra một bên, rất ít trường hợp trẻ bị viêm cả hai bên. Nếu bị viêm tinh hoàn, trẻ sẽ bị sốt cao hơn khi sốt do viêm tuyến nước bọt.

Bên cạnh đó, một số biểu hiện viêm tinh hoàn có thể quan sát bằng mắt thường như sau: Tinh hoàn bị sưng và đau, có hiện tượng phù nề, căng, đỏ, tinh hoàn có mật độ chắc. Trong một số trường hợp nặng còn có thể bị viêm mào tinh hoàn hay tràn dịch mào tinh hoàn,…

Tình trạng sốt do viêm tinh hoàn có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày và phải mất từ 3 đến 4 tuần tinh hoàn mới hết sưng,…

Tình trạng viêm tinh hoàn do quai bị có thể biến chứng thành teo tinh hoàn nếu không được điều trị đúng cách và sẽ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ.

Bé gái bị quai bị có thể gây viêm buồng trứng

Bệnh quai bị ở bé gái có thể gây viêm buồng trứng

Tuy rằng với tỉ lệ thấp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể dẫn đến tình trạng viêm buồng trứng ở bé gái.

2. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị

Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh. Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị được bệnh quai bị. Cách tốt nhất là điều trị theo triệu chứng và để bệnh nhân được nghỉ ngơi tuyệt đối, hơn nữa, căn bệnh này có thể lây nhiễm, vì thế nên để trẻ cách ly ít nhất khoảng 15 ngày khi phát hiện bệnh.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

  • Nên cho trẻ uống thật nhiều nước, nhưng bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho con uống nước lọc. Không nên cho trẻ uống nước ngọt hay nước trái cây vì những loại nước này có thể gây ra tình trạng kích thích sản xuất nước bọt và khiến trẻ bị đau nhiều hơn.

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

  • Mẹ có thể áp dụng chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng và đau cho con.

  • Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn và bị đau khi nhai, vì thế, mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn, chẳng hạn như cháo.

  • Tránh cho con ăn một số loại quả như cam, chanh, bưởi,… vì những loại quả này có tính axit cao khiến triệu chứng bệnh thêm nặng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.

  • Bổ sung các loại rau xanh cho trẻ.

  • Để trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối.

  • Nên cho con súc miệng thường xuyên, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm,…

  • Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý mua một số loại thuốc đắp lên vùng bị sưng của con. Điều này không những không giúp con khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

  • Không nên để trẻ chạy nhảy hoặc hoạt động nhiều trong những ngày bị bệnh.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh quai bị đó là tiêm phòng bệnh. Nếu được tiêm phòng đầy đủ, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch tốt với căn bệnh này. Hiện nay, loại vắc xin phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm dưới dạng kết hợp phòng ngừa Sởi - quai bị - rubella [MMR II].

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mong muốn được đồng hành cùng với các bậc phụ huynh trên hành trình chăm sóc và bảo vệ con yêu. Chính vì thế, chúng tôi đã triển khai chương trình tiêm vắc xin Sởi - quai bị - rubella [MMR II] cùng với nhiều loại vắc xin khác để giúp bé được bảo vệ một cách toàn diện và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin vì toàn bộ vắc xin của bệnh viện đều có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản trong dây chuyền lạnh, đạt chuẩn. Nếu có nhu cầu tiêm phòng hoặc có những vấn đề sức khỏe cần giải đáp hay mong muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy nhấc máy và gọi chúng tôi theo số 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề