Cách đoán từ trong tiếng Anh

I. Đoán nghĩa dựa vào tiền tố - hậu tố

1. Sử dụng tiền tố “prefixs”

  • Tiền tố là những từ hay những chữ được đặt ở đầu một từ gốc. Chúng không phải là một từ hoàn chỉnh và không có nghĩa khi đứng một mình. 
  • Dựa vào các tiền tố có thể đoán được nghĩa của chúng thông qua nghĩa của các tiền tố và nghĩa của các từ gốc. 

Sau đây là một vài tiền tố, ý nghĩa và ví dụ:

2. Sử dụng hậu tố “suffixes”

  • Hậu tố là các nhóm từ gắn liền với các gốc từ. 
  • Hậu tố cho người đọc biết biết từ đó là danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ.

3. Sử dụng gốc của từ “roots”

  • Gốc từ là phần để từ đó phát triển ra được những từ khác bằng cách thêm vào tiền tố hay hậu tố.

IELTS TUTOR lưu ý:

  • So với tiền tố & hậu tố, thì gốc từ sẽ khó nhận biết hơn về nghĩa, đòi hỏi phải đọc nhiều và tiếp xúc với nhiều từ

II. Đoán nghĩa dựa vào từ đồng nghĩa

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thông thường trong câu hỏi sẽ có các từ chủ chốt [keywords] sẽ được paraphrase lại từ của đoạn văn vậy nên việc nắm càng nhiều từ đồng nghĩa sẽ càng tốt trong việc bắt được từ đồng nghĩa đã được paraphrase 

III. Đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh [context]

1. Hiểu ngữ cảnh là gì trước đã

  • Ngữ cảnh là môi trường mà một từ được sử dụng
  • Ngữ cảnh cũng có thể là một tình huống xã hội rộng lớn hơn mà trong đó một đơn vị/mục ngôn ngữ [linguistic item] được dùng.

  • Cùng là 1 từ nhưng có thể xuất hiện trong ngữ cảnh này có nghĩa khác, ngữ cảnh kia lại có nghĩa khác nữa

2. Cách biện pháp giúp bạn đoán nghĩa từ mới qua ngữ cảnh

2.1 Sử dụng các định nghĩa, sự giải thích [có rất nhiều định nghĩa đã được giải thích ngay trong bài đọc]

  • Trong trường hợp 1 từ, 1 ý nào đó mà không phổ biến, người viết sẽ có xu hướng giải thích, và sẽ dùng các từ như 

    means, refers to, that is, meaning that...

  • Bên cạnh từ, người viết sẽ dùng các điểm ngữ pháp sau: 

Định nghĩa đi sau dấu gạch nối: A – …………….

Định nghĩa đi sau dấu phẩy: A, …………..

IELTS TUTOR xét ví dụ:

  • This lobotomy, an extremely dangerous medical procedure, ultimately cost him his life
    • Các em có thấy , an extremely dangerous medical procedure, đã được tác giả dùng để giải thích cho từ lobotomy không?

2. 2 Sử dụng từ đồng nghĩa & trái nghĩa

  • Học IELTS READING, các em chắc chắn sẽ nghe đến Paraphrase, tức là từ một từ trong văn bản, tác giả khi làm bộ đề câu hỏi sẽ diễn dịch nó khác đi bằng các từ trái nghĩa và đồng nghĩa 
  • Để mở rộng từ đồng nghĩa, trái nghĩa các em nhớ học cách sử dụng từ điển mà IELTS TUTOR đã hướng dẫn 

2.3 Đoán nghĩa từ mới nhờ vào ví dụ

  • Bố cục của 1 đoạn văn thông thường sẽ là Main idea >> Supporting idea >> Example, tương tự như vậy trong IELTS READING người viết sau khi nêu ý chính, sẽ cung cấp những ý giải thích, mở rộng vấn đề cho ý chính, sau đó đưa ra các ví dụ
  • Đọc các ví dụ các em có thể phần nào đoán được ý nghĩa của từ 

IELTS TUTOR xét ví dụ:

They may include helping a client get benefits such as health or life insurance

Như câu này, với các ví dụ đưa ra là health or life insurance các em có đoán được nghĩa của từ benefits hay là không?

2.5 Sử dụng kinh nghiệm cá nhân hoặc kiến thức nền

  • Thực chất là sử dụng kinh nghiệm cá nhân không được khuyến khích trong kì thi IELTS, vì có nhiều bạn trả lời đáp án dựa vào kiến thức mình biết mà không buồn đọc kĩ bài đọc 
  • Tuy nhiên, nếu dùng các kiến thức nền mục đích là hiểu bài đọc, hiểu từ vựng hơn thì sẽ tốt khi các em sẽ dễ dàng hiểu đoạn văn hơn

III. Không �dùng từ điển khi làm bài IELTS READING để tăng khả năng đoán nghĩa của từ mới

  • Việc vừa làm bài, vừa tra từ điển là rất không nên, thực chất cách dạy của IELTS TUTOR đối với kĩ năng Reading là học sinh tuyệt đối không được tra từ điển trong lúc làm bài, chỉ được dùng từ điển khi đã làm đúng hết tất cả các đáp án [4 lần làm chấm sửa, highlight những đáp án sai]
  • Tác hại của việc dùng từ điển trong lúc làm bài IELTS READING: không có khả năng đoán nghĩa từ mới, không làm đúng như quá trình thi [đi thi không có từ điển để tra], không làm đúng thời gian 1 tiếng 3 bài readings vì tra từ điển 1 từ đã hết giờ rồi 
  • Việc không dùng từ điển trong lúc làm bài, lúc đầu các em có thể cảm thấy bức rứt, thậm chí bất lực [vì làm hoài mà gặp toàn từ mới], tuy nhiên kiên trì làm đi làm lại nhiều lần 1 bài sẽ cải thiện tình hình. 

Ps: Còn điều gì các em còn thắc mắc trong IELTS nữa không, có thể comment phía dưới để IELTS TUTOR giải đáp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề