Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Trước khi SARS-CoV-2 xâm nhập xuống phổi và gây ra các hậu quả nguy hiểm hơn thì chúng phải đi qua đường hô hấp trên. Vùng mũi, họng được xem là chốt chặn góp phần ngăn sự xâm nhập của SARS-CoV-2.

Bằng việc vệ sinh đường hô hấp trên như xịt mũi, súc họng đúng cách và thường xuyên, đặc biệt là khi chúng ta nghi ngờ bản thân có thể nhiễm bệnh sẽ là một trong các biện pháp giúp bảo vệ cơ thể. Khi chúng ta làm đúng thì sẽ hạn chế một cách tối đa vi-rút từ mũi, họng xuống phổi, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.

Chăm sóc mũi đúng cách ngoài việc giúp hạn chế lây nhiễm SARS-CoV-2 còn cho thấy lợi ích của việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm mũi cấp và mạn tính, viêm mũi xoang cấp và mạn tính, sau phẫu thuật mũi xoang… Đặc biệt đối với nhân viên y tế thì hốc mũi chứa nhiều tác nhân gây bệnh nên rất cần chăm sóc mũi, tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Dung dịch dùng để chăm sóc mũi hàng ngày là nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý được nghiên cứu nhiều trong y học cộng đồng, có hiệu quả phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp. Dụng cụ để rửa mũi là bình xịt mũi nước muối sinh lý dạng phun sương pha sẵn (nasal spray).

Các bước xịt mũi hàng ngày:

- Bước 1: Xịt 1 bên mũi 3 nhát; lưu ý chúc đầu xịt hướng xuống đất, lau đầu xịt bằng khăn giấy sạch

- Bước 2: Bịt mũi bên còn lại để hỉ mũi bên đã xịt.

Lặp lại tương tự 2-3 lần cho mỗi bên.

• Trường hợp nước muối dư chảy ngược lại, đọng vào chân đầu xịt, phải lấy đầu xịt ra lau khô bình xịt.

• Cất bình xịt nơi khô ráo sau khi dùng.

• Bình xịt là dụng cụ vệ sinh cá nhân, tránh dùng chung, nhất là trẻ em. Phải nhắc nhở trẻ em đây là dụng cụ cá nhân.

• Người đang nhiễm bệnh COVID-19 chỉ thực hiện xịt mũi ở phòng vệ sinh riêng, tránh làm phát tán giọt bắn khi hỉ mũi sau xịt mũi.

Cách súc miệng, họng hàng ngày

Việc súc miệng dễ thực hiện, nên mọi người đã làm đúng. Đó là cho nước vào miệng, ngậm miệng súc “ục, ục, ục”, rồi nhổ bỏ nước súc miệng. Tư thế đầu thẳng, không cần ngửa cổ. Súc miệng trước khi súc họng.

Dung dịch dùng để súc họng hàng ngày dùng cho người bình thường và không tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19 là nước muối sinh lý. Nó có thể dùng được cho trẻ em thậm chí là trẻ nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy các dung dịch có chứa chất khử khuẩn làm thay đổi số lượng các loại vi sinh thường trú ở vùng họng, trong khi nước muối sinh lý hầu như không làm thay đổi hệ vi sinh thường trú trong họng. Chưa kể khi sử dụng lâu dài nước súc miệng có tinh dầu, chất khử khuẩn có thể kích thích họng gây bệnh “viêm họng mạn do nước súc miệng”.

Các dạng nước muối sinh lý có thể được sử dụng là: (1) Chai nước muối sinh lý y tế pha sẵn: tiện dụng nhưng tốn tiền. (2) Nước muối sinh lý tự pha tại nhà với công thức: 1 muỗng cà phê muối đầy trong 1 lít nước sôi để nguội. Dung dịch muối loãng tự pha này chỉ nên sử dụng trong ngày, để tránh nhiễm khuẩn do để qua đêm.

Đối với bệnh nhân COVID-19 và người tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ sẽ chỉ định súc họng dung dịch có các chất khử khuẩn như povidone iodine, chlorhexidine.

- Bước 1: Cho ra ly một lượng nước súc họng vừa đủ khoảng 5 - 10ml

- Bước 2: Đưa lượng nước này vào trong miệng. ngậm và súc miệng trong vòng phút.

- Bước 3: Để súc họng có hiệu quả, ngoài tư thế ngửa cổ, cần lưu ý thè lưỡi ra trước khi kêu “khò… khò… khò...”. Đây là động tác quan trọng, giúp nước len qua khe hở xuống được họng miệng. Khi không thè lưỡi ra trước, dù có ngửa cổ tối đa, chúng ta chỉ súc miệng chứ chưa súc họng.

- Bước 4: Nhổ bỏ phần nước súc họng.

• Nên súc họng ít nhất 5 lần: sáng, tối, sau 3 bữa ăn là các thời điểm họng chúng ta đọng dịch nhầy từ mũi, họng mũi hoặc chất kích thích trong thức ăn.

• Nên súc họng ngay khi đi ra ngoài về nhà, sau khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với người ngoài, ngay sau khi bơi lội, …

Các bước thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng quy trình mà bạn nên biết. Bước 1: vệ sinh sạch sẽ, bước 2: chuẩn bị nước muối, bước 3 tra thuốc, bước 4 làm sạch, bước 5 vệ sinh tổng quát.

Hiện nay người mắc bệnh về đường hô hấp, viêm xoang càng tăng do mỗi ngày mũi chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, ô nhiễm. Do đó, bạn nên vệ sinh rửa mũi hằng ngày, loại bỏ chất bẩn, tác nhân gây bệnh, giúp cho đường thở được thông thoáng. Sự lựa chọn phổ biến nhất tại các gia đình là sử dụng nước muối sinh lý. Thế nhưng không phải loại nước muối nào cũng phù hợp để rửa mũi, nếu không chọn đúng loại có thể sẽ phản tác dụng, gây ra các bệnh như viêm xoang, viêm mũi, mũi bị dị ứng,... Bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa Lê Văn Điển, cố vấn y khoa tại Doctor Tuấn sẽ hướng dẫn cụ thể cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách và chọn loại phù hợp.

Lý do cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Mũi là cửa sổ của đường hô hấp, có chức năng cơ bản là làm ẩm không khí, lọc bụi bẩn từ không khí trước khi đưa vào phổi. Theo cấu tạo sinh lý con người,ở phía bên trong niêm mạc mũi có các cấu trúc tế bào có hình lông luôn đung đưa qua lại, chúng đóng vai trò giữ một lượng rất nhỏ chất nhầy trên thành mũi, với mục đích làm ẩm không khí, ngăn các tác nhân gây hại như hạt bụi, dị vật nhỏ tránh bay vào phổi. Do đó, khi con người hít thở, những bụi bẩn sẽ được giữ bên ngoài và thường khô lại trên các lông mũi. Nên việc vệ sinh rửa mũi bằng nước muối sinh lý được xem là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng để vệ sinh và giúp làm sạch khoang mũi.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ tư vấn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách

Lợi ích của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi có thể:

  • Loại bỏ các bụi bẩn, làm sạch chất dịch nhầy trong mũi
  • Giảm nguy cơ gây kích ứng, nhiễm trùng mũi từ các yếu tố bên ngoài: phấn hoa, lông động vật, hạt cát,...
  • Giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng lượng lưu thông không khí qua mũi.
  • Hạn chế các vấn đề tổn thương ở vùng mũi như: viêm sưng, phù nề, giúp quá trình chữa và hồi phục nhanh hơn.

Thời gian thích hợp để rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, chúng ta cần nắm rõ khi nào thì nên rửa mũi. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch chất bẩn, làm lỏng chất dịch nhầy dễ dàng đẩy ra ngoài, tuy nhiên nếu dùng quá thường xuyên ngay cả khi không bị viêm, vô tình đã làm mất đi lớp nhầy để bảo vệ mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi.

Lời khuyên cho mọi người khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi đó là dùng một lần trên tuần, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý chỉ thực sự phát huy hết công dụng khi bạn gặp phải các vấn đề như : nhiễm trùng mũi họng, viêm xoang, cảm cúm, có đờm ở mũi họng, thở khò khè, khó khăn, chất nhầy trong mũi nhiều, hay chất nhầy đặc gây bít tắc đường thở. Sau khi rửa mũi sẽ giúp bạn có một xoang mũi thông thoáng, quá trình hô hấp tự nhiên hơn.

Thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách

Thông thường, mọi người rửa mũi bằng nước muối sinh lý đều là tự tìm hiểu, hoặc sử dụng theo bản năng, do đó không phải ai cũng rửa mũi đúng kỹ thuật. Dưới đây là các bước thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng quy trình mà bạn nên biết:

  • Bước đầu tiên trước khi tiến hành rửa mũi, các bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ. Điều này giúp các bạn tránh được tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mũi và họng
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng: một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý loại NaCl 0,9%. Các bạn có thể sử dụng một bơm tiêm tròn hoặc một bình có vòi chuyên dùng để rửa mũi. Hoặc có thể sử dụng bình xịt hình củ tỏi, dạng phun sương hay dạng bình trà để nhỏ mũi. Trong trường hợp không có vật dụng như vậy, các bạn có thể sử dụng trực tiếp lọ nước muối sinh lý. Tuy nhiên với những bạn mới thực hiện lần đầu thì không nên thực hiện theo cách này.
  • Bước tiếp theo mọi người cần lưu, nghiêng người vào bồn rửa hoặc chậu nước một góc chừng 45 độ. Điều này giúp cho phần nước chảy từ mũi ra bên ngoài, không nên ngả đầu về phía sau, như vậy có thể làm cho nước rửa trôi xuống cổ họng. Lặp đi lặp lại hành động này mỗi bên chừng 3-5 lần rồi đổi bên.
  • Sau khi rửa mũi bằng nước mũi sinh lý, xì mũi nhẹ để khiến cho các dịch còn sót lại trong mũi được đẩy hết ra bên ngoài. Mọi người cần kiểm tra lại xem cách dịch mũi trong mũi đã được làm sạch chưa. Sau đó, vệ sinh dụng cụ xịt mũi thật sạch sẽ và để nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Bước cuối, tiện đó có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, rò họng để làm sạch vòm họng, ngóc ngách của amidan. Thực hiện hành động này 3-5 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi

Mặc dù việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi không còn là điều gì đó xa lạ với tất cả mọi người, nhưng nhiều người không biết cho đây là thói quen tốt, để làm sạch khoang mũi và các yếu tố gây bệnh, từ đó thực hiện không đúng cách dãn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Do đó để đảm bảo an toàn khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng loại nước muối sinh lý phù hợp, chất lượng, được bán ở các nhà thuốc uy tín
  • Khi pha dung dịch nước muối dùng cho một lần và chai nước muối đó cũng chỉ dùng một lần duy nhất.
  • Dụng cụ dùng để rửa mũi phải được tiệt trùng kỹ lưỡng, dùng xong phải vệ sinh sạch sẽ, bảo quản cẩn thận, tránh để bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi.
  • Phải vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi rửa mũi, nên dùng nước muối để sát khuẩn
  • Trong quá trình rửa mũi bằng nước muối, tháo tác nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương thành mũi và niêm mạc mũi.
  • Chỉ nên rửa mũi một lần trên tuần hoặc 2-3 lần trong trường hợp làm việc ở các môi trường công trường xây dựng, khói bụi nhiều. Không nên áp dụng hình thức rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ.
  • Dừng lại không làm ngay khi thấy có dấu hiệu đau, khó chịu ở mũi.
  • Nên làm ấm nước muối trước, nếu dùng nước lạnh, mũi có thể càng bị nghẹt và viêm nặng hơn.
  • Nước mũi khi rửa mà chảy xuống họng thì cần khạc nhổ ra ngay, không được nuốt vào bụng tránh làm nhiễm khuẩn đường ruột
  • Nước muối sinh lý chỉ làm sạch và hỗ trợ quá trình hồi phục khi người dùng bị nghẹt mũi, có nhiều đờm, bụi bẩn hay những bệnh lý hô hấp cấp độ nhẹ. Nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân cần đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra, khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
  • Có thể vệ sinh mũi bằng nước sạch, tránh trường hợp lạm dụng nước muối sinh lý quá nhiều

BÀI VIẾT NÊN XEM:

  • Hướng dẫn điều trị nhiệt miệng tại nhà
  • Cách pha nước muối ngâm chân đúng cách
  • Uống sữa nhiều có béo không

Như vậy, thông qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu rõ công dụng của việc rửa mũi, cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách và cả những lưu ý khi thực hiện. Chúng ta đã biết nước muối sinh lý có công dụng như vậy nhưng không nên lạm dụng quá nhiều tránh làm bệnh càng nặng thêm. Đây là việc đơn giản làm tại nhà giúp cuộc sống thoải mái hơn, nhưng không vì thế mà các bạn chủ quan. Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý chỉ thực sự tốt khi mà các bạn biết cách sử dụng và sử dụng hợp lý.

Ngày cập nhật:

29/8/2022

Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào

👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ

HỎI BÁC SĨ NGAY

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối
Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Thông tin Bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển

Bác sĩ Lê Văn Điển có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình. Từng công tác tại Học Viện Quân Y và Bệnh Viện Quân Y.

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II ngoại chấn thương chỉnh hình.

Bác sĩ Lê Văn Điển có các chứng chỉ đào tạo về khám chữa bệnh ngoại khoa, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, do Cục Quân Y - Bộ Quốc Phòng cấp.

Hiện bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Điển, đang làm việc, công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, và làm cố vấn y khoa cho chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Một ngày ăn bao nhiêu quả táo là đủ

Các nghiên cứu, báo cáo y học cho thấy một quả táo xanh chứa từ 63 calo (đã gọt vỏ) - 80 calo. Một quả táo chín gọt vỏ chứa 80 calo, nếu chưa gọt vỏ sẽ chứa khoảng 100 calo.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bí mật massage Yoni là gì? Hướng dẫn massage Yoni đúng kỹ thuật

Trong tiếng Phạn cổ, từ Yoni được dùng để ám chỉ đến bộ phận sinh dục nữ, tên gọi massage Yoni cũng được đặt dựa theo điều này. Massage Yoni là một hình thức massage tập trung vào khu vực vùng kín của nữ giới

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Top 9 + địa chỉ bệnh viện, phòng khám chữa bệnh trĩ tại Hà Nội đã xác minh

Top 9 địa chỉ phòng khám, bệnh viện chữa bệnh trĩ ở đâu tốt tại Hà Nội bao gồm: Phòng khám trĩ Hưng Thịnh, phòng khám trĩ Thái Hà, bệnh viện chữa trĩ Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đại học Y Hà Nội, bệnh viện 108, bệnh viện Thanh Nhàn...

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ CK II Lê Văn Điển

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bệnh bỏng dạ là gì? Nguyên nhân và cách chữa bỏng dạ

Bệnh bỏng dạ hay còn được gọi là bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh bỏng dạ còn có nhiều tên gọi khác nữa như trong miền Nam gọi là trái rạ, phỏng rạ.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì?

Hỏi: sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì? Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn - uống một số loại trà, rau củ như củ từ, cam thảo, trà thải độc...

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Tiến Sĩ - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Chỉ số huyết áp bình thường của phụ nữ, nam giới là bao nhiêu

Bác sĩ Lê Phương Tuấn giải đáp: huyết áp bình thường của phụ nữ là bao nhiêu, của nam giới là bao nhiêu, như thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp và các chỉ số huyết áp theo độ tuổi?

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Tiến Sĩ - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Hướng dẫn nhận biết, cách tính ngày an toàn tránh thai đơn giản

Cách tính ngày an toàn của con gái không chỉ là thắc mắc của chị em, mà còn cả của cánh mày râu. Bác sĩ Lương Thị Phương Nam sẽ hướng dẫn cách nhận biết ngày an toàn tránh thai đơn giản.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bà bầu mấy tháng được uống nước dừa

Bầu mấy tháng được uống nước dừa? Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, bà bầu nên uống nước dừa trong 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4-6 của thai kỳ), mỗi ngày 150-200ml.

Cách xịt rửa mũi bằng nước muối

Bác sĩ Lương Thị Phương Nam

Doctor Tuấn

HomeCategoriesAboutContactSitemap

Doctortuan.webflow.io là chuyên trang chia sẻ thông tin sức khỏe của bác sĩ Lê Phương Tuấn và bác sĩ Lê Văn Điển. Bác sĩ Tuấn & Bác sĩ Điển hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cố vấn y khoa cho chuyên trang tư vấn sức khỏe bacsionline.org. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn, không tự ý làm theo.