Câu hỏi trắc nghiệm về đa dạng sinh học

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 57: Đa dạng sinh học chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 57 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 57 có đáp án: Đa dạng sinh học:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 7

BÀI 57: ĐA DẠNG SINH HỌC

Câu 1: Tập tính ở động vật đới lạnh làA. Ngủ đông, di cư tránh rétB. Hoạt động ban đêmC. Chịu khát và khả năng đi xa tốtD. Di chuyển bằng cách quăng thân

Lời giải:

Tập tính ở động vật đới lạnh là ngủ đông, di cư tránh rét.Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.D. Tránh mất nước cho cơ thể.

Lời giải:

Hiện tượng ngủ đông của động vật giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân.B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.C. Có khả năng di chuyển rất xa.D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Lời giải:

Hoạt động vào ban ngày trong mùa hè không có ở các động vật đới nóng.Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo giúp chuột nhảy thích nghi với nhiệt độ nóng của môi trường

A. Bộ lông dày để chống nóngB. Chân dài, mảnhC. Lớp mỡ bụng dàyD. Chân cao móng rộng

Lời giải:

Chân cao móng rộng giúp chuột nhảy thích nghi với nhiệt độ nóng của môi trườngĐáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì:

A. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại đượcB. Điều kiện khí hậu thuận lợiC. Động vật ngủ đông dàiD. Sinh sản ít

Lời giải:

Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì: điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được.Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể.B. Số lượng cá thể trong quần xã.C. Số lượng loài.D. Số lượng cá thể trong một loài.

Lời giải:

Số lượng loài biểu thị sự đa dạng sinh họcĐáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào

A. nhiệt độB. nguồn thức ănC. sự sinh sản của loàiD. môi trường sống

Lời giải:

Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào môi trường sốngĐáp án cần chọn là: D

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

Lời giải:

Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loàiĐáp án cần chọn là: C

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?

A. Thường hoạt động vào ban đêm.B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.C. Móng rộng, đệm thịt dày.D. Chân cao, dài.

Lời giải:

Động vật sống ở môi trường đới lạnh lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.B. Dự trữ năng lượng chống rét.C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.D. Cả A và B đều đúng.

Lời giải:

Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể,  dự trữ năng lượng chống rét.Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng

A. thấpB. trung bìnhC. caoD. rất thấp

Lời giải:

Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng caoĐáp án cần chọn là: C

Câu 12: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì?

A. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệuB. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệpC. Có giá trị trong văn hóaD. Tất cả các lợi ích trên

Lời giải: 

Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là:- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu- Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp- Có giá trị trong văn hóaĐáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.B. Do các loại thiên tai xảy raC. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Lời giải:

Nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay do các hoạt động của con người.Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?

A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau.B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau.C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.D. Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau: Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 1. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các loại thiên tai xảy ra. 

B. Do các hoạt động của con người.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 2. Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên              

B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Rừng ôn đới                

D. Hoang mạc

Câu 3. Đặc điểm nào KHÔNG phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật? 

A. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại  

B. Cung cấp thực phẩm, dược liệu

C. Gây ô nhiễm môi trường

D. Làm giống vật nuôi

Câu 4. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa dạng hệ sinh thái     

B. Đa dạng nguồn gen.      

C. Đa dạng loài.                        

D. Đa dạng môi trường.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân.

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

C. Có khả năng di chuyển rất xa. 

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. 

B. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

C. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.

D. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.

Câu 7. Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là

A. Lông động vật 

B. Da động vật

C. Sáp ong, cánh kiến 

D. Tất cả các tài nguyên động vật trên

Câu 7. Sự đa dạng loài được thể hiện ở

A. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài 

B. Số lượng loài

C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài 

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 8. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

[1] Gọi đúng tên sinh vật.

[2] Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.

[3] Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

[4] Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. [1],[2], [3]

B. [2], [3], [4].

C. [1],[3], [4].

D. [1],[2], [4].

Câu 9. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy                

B. Trồng cây gây rừng

C. Xây dựng nhiều đập thủy điện                       

D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

A. Tuyệt chủng động, thực vật              

B. Hiệu ứng nhà kính

C. Biến đổi khí hậu                            

D. Bệnh ung thư ở người    

2. THÔNG HIỂU [4 câu]

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Câu 2. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì

A. điều kiện khí hậu khắc nghiệt

B. điều kiện khí hậu thuận lợi

C. động vật ngủ đông dài

D. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít

Câu 3. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc                            

B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Rừng ôn đới             

D. Đài nguyên

Câu 4. Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?

A. Voi                  

B. Bò xám          

C. Sao la              

D. Gấu   

3. VẬN DỤNG [7 câu]

Câu 1. Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là:

A. Núi tuyết

B. rừng lá kim

C. rừng nhiệt đới

D. hoang mạc

Câu 2. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:

A. nhiệt độ quá nóng

B. độ ẩm thấp

C. nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít

D. cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Trong thực tiễn, đa dạng sinh học có những vai trò nào sau đây?

[1] Cung cấp oxygen điều hòa không khí

[2] Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

[3] Cung cấp giống cây trồng

[4] Cung cấp nguồn vật liệu cho xây dựng

[5] Cung cấp các nguồn nhiên liệu, dược liệu

A. [1], [2], [3] và [4]                 

B. [2], [3], [4] và [5]

C. [1], [2], [3] và [5]                 

D. [1], [2], [4], [5]

Câu 4. Hoạt động nào dưới đây góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học?

A. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

B. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển

Câu 5. Cho các ý sau:

[1] Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật

[2] Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài

[3] Động vật không cần tự đi kiếm ăn

[4] Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời

[5] Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm

[6] Cung cấp địa điểm tham quan cho con người

Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?

A. [2], [5]             

B. [3], [6]              

C.  [1], [4]            

D. [3], [4]

Câu 6. Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học:

1. Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương

2. tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương

3. không chặt phá bừa bãi cây xanh

4. không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống

A. [1], [2]

B. [2], [3]

C. [1], [2], [3]

D. [1], [2], [3], [4]

Câu 7. Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD [Convention Biological Diversity]?

A. bảo toàn đa dạng sinh học

B. sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành

C. phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen

D. cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án

Video liên quan

Chủ Đề