Cầu rạch chiếc ở đâu

Thông xe cầu Rạch Chiếc 2

Lê Anh

[TBKTSG Online] – Ngày mai 30-1, cầu Rạch Chiếc 2 nằm trên đường vành đai 2 sẽ chính thức thông xe. Cây cầu này sau khi thông xe sẽ chia sẻ lượng xe từ xa lộ Hà Nội qua đường vành đai 2 để đến cảng Cát Lái thay vì phải vòng qua đường Đồng Văn Cống vốn kẹt xe thường xuyên.

Hướng đi từ cầu Rạch Chiếc 2 về cảng Cát Lái và ra xa lộ Hà Nội – Ảnh: Lê Anh

Cầu Rạch Chiếc 2 nằm trên đường vành đai 2, Quận 9, TPHCM được xây dựng làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 xây dựng một nhánh cầu vòm thép với ba nhịp vượt sông, chiều dài 868 mét, gồm bốn làn xe lưu thông theo hướng từ cầu Phú Mỹ đi qua Khu Công nghệ cao để ra xa lộ Hà Nội.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 871 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức nhà thầu xây lắp ứng vốn thi công, ngân sách thành phố trả chậm có tính lãi.

Hiện nay, tại khu vực phía Đông của TPHCM có hai cây cầu mang tên Rạch Chiếc, một cầu nằm trên xa lộ Hà Nội gần trạm thu phí hiện tại thường được gọi là cầu Rạch Chiếc 1, còn cầu Rạch Chiếc nằm trên đường vành đai 2 gọi là cầu Rạch Chiếc 2.

Sau khi thông xe các loại xe 2 bánh, xe ô tô con, xe ô tô khách và xe ô tô tải có tổng tải trọng dưới 3,5 tấn được đi hai chiều qua cầu Rạch Chiếc 2 theo hai lộ trình.

– Lộ trình 1: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D1 Khu Công nghệ cao → xa lộ Hà Nội và ngược lại.

– Lộ trình 2: cầu Rạch Chiếc 2 → đường D2 Khu Công nghệ cao → đường D2B Khu Công nghệ cao → đường vành đai đoạn 2 Khu Công nghệ cao [đường song hành dọc hàng rào] → Lê Văn Việt và ngược lại.

Riêng các loại xe ô tô tải có tổng tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao vẫn được phép di chuyển theo hai lộ trình nói trên.

Như vậy là những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên và xe container nếu không phục vụ sản xuất trong Khu Công nghệ cao thì không được đi qua cầu Rạch Chiếc 2.

Việc xây dựng cầu Rạch Chiếc 2 nhằm khép kín dần đường vành đai 2 theo quy hoạch, tạo ra một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh kết nối giữa Khu Công nghệ cao của TPHCM với các cảng biển như Cát Lái, Hiệp Phước…

Cầu này sẽ rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Khu Công nghệ cao về Tân Cảng Cát Lái còn khoảng 8 km, thay vì đi đường vòng ra xa lộ Hà Nội về cảng dài 14 km. Đồng thời, tạo thêm một hướng đi nữa để chia sẻ bớt lượng xe sang đường vành đai 2 để giảm tải cho đường Đồng Văn Cống hiện nay thường xuyên xảy ra kẹt xe nghiêm trọng.

Cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2 – Ảnh: Anh Quân

Theo quy hoạch, đường vành đai 2 còn đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Bình Thái hiện chưa tìm được nhà đầu tư nên chính quyền thành phố đã xây dựng đường dẫn nối từ Khu công nghệ cao qua cầu Rạch Chiếc 2 để đi vào đường vành đai 2 nhằm giảm kẹt xe ở ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội.

Trong tương lai, sẽ xây dựng thêm một nhánh cầu Rạch Chiếc với 4 làn xe nằm cạnh cầu hiện tại.

Mới đây, Hội đồng đặt tên đường trên địa bàn thành phố thuộc Sở Văn hóa và Thể thao đã trình UBND TPHCM xem xét, đề nghị HĐND thành phố thông qua việc đổi tên cầu Rạch Chiếc 2 thành cầu Phú Hữu.

Mời đọc thêm:

>> TPHCM: Hợp long cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai 2

>> Sẽ đổi tên cầu Rạch Chiếc 2 thành cầu Phú Hữu

Sáng 30/1, Sở Giao thông Vận tải [GTVT] TP HCM tổ chức lễ khánh thành cầu Rạch Chiếc dài hơn 540 m, 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 870 tỷ đồng, trên đường Vành đai Đông [quận 9].

Nét đặc biệt của phần cầu là ba nhịp vòm ống thép nhồi bêtông giản đơn lần đầu được TP HCM xây dựng. Tương lai sẽ xây thêm một nhánh cầu nữa với 4 làn xe để hoàn thiện cầu Rạch Chiếc.

Lãnh đạo TP HCM cắt băng khánh thành cầu Rạch Chiếc. Ảnh: Hữu Công

Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 [chủ đầu tư] Vũ Kiến Thiết cho biết, cầu Rạch Chiếc đã hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng. Công trình tạo thêm trục đường mới kết nối từ Xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái, thông qua đường D1, D2 trong khu Công nghệ cao thành phố và đường Vành đai Đông.

"Khi cầu được đưa vào sử dụng, quãng đường vận chuyển hàng hóa từ cảng Cát Lái về Khu Công nghệ cao rút ngắn từ 14 km [chạy vòng ra Xa lộ Hà Nội] xuống 8 km", ông Thiết nói.

Cầu Rạch Chiếc cũng là "mắt xích" giúp khép kín đường Vành đai Đông, kết nối giao thông từ khu Nam thành phố với Xa lộ Hà Nội. Qua đó, tạo thêm một hướng giao thông mới cho việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ khu Công nghệ cao TP ra các cảng biển Tân Thuận, khu cảng Hiệp Phước…

Theo ông Thiết, đoạn từ nút giao thông Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc dài 5,5 km được đưa vào khai thác từ năm 2013 với kết cấu mặt đường láng nhựa cấp thấp, mỗi chiều hướng lưu thông rộng 7,5 m dành cho ôtô và xe thô sơ. Do lưu lượng xe tăng cao nên đến nay mặt đường không còn đáp ứng khả năng khai thác.

Cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai đông rút ngắn quãng đường từ cảng Cát Lái về Khu Công nghệ cao. Ảnh: Hữu Công

Để đảm bảo an toàn giao thông, tránh tình trạng công trình bị quá tải, xuống cấp, Khu quản lý Giao thông đô thị số 2 kiến nghị thành phố sớm đầu tư nâng cấp mặt đường bằng bêtông nhựa, mở rộng thêm một làn xe cho mỗi hướng lưu thông. Dự kiến, kinh phí đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Tại lễ khánh thành, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa yêu cầu Sở GTVT cần sớm hoàn thành các tuyến đường và nút giao vành đai Đông - Nguyễn Duy Trinh đi xuống cảng SP-ITC và đường dẫn lên đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và nhanh chóng hoàn thiện nút giao liên phường giữa vành đai Đông và đường Đỗ Xuân Hợp.

Hữu Công

Mô Tả:

Cầu Rạch Chiếc là một cây cầu bắc qua Rạch Chiếc trên tuyến đường Xa lộ Hà Nội ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Cầu Rạch Chiếc Quận 2, 26 Xa lộ Hà Nội, Phước Long A

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Cầu Rạch Chiếc Quận 2, 26 Xa lộ Hà Nội, Phước Long A

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Cầu Rạch Chiếc Quận 2, 26 Xa lộ Hà Nội, Phước Long A

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Các đơn vị tham gia:

Chủ đầu tư công trình: Khu quản lý giao thông đô thị số 2, thành phố Hồ Chí Minh

Đại diện Chủ đầu tư công trình: Ban quản lý dự án đầu tư 1

Đơn vị TVTK: công ty CPTVTK Cầu Lớn - Hầm

Đơn vị TVGS: viện KHCN GTVT

Đơn vị thi công: liên danh tổng công ty xây dựng Thăng Long và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1

Vị trí xây dựng và phạm vi dự án:

Vị trí: cầu Rạch Chiếc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc, thuộc xa lộ Hà Nội nằm trên địa bàn Quận 2, quận 9, quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi dự án:

Điểm đầu dự án Km 7+598,86 ở bờ phía quận 2.

Điểm cuối dự án Km 6+863 [Lý trình xa lộ Hà Nội] ở bờ phía quận 9.

Tổng chiều dài toàn dự án: 735,84m, trong đó: chiều dài cầu Lc=295,0m.

Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

Quy mô công trình: cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDƯL

Tĩnh không:

Khổ giới hạn thông thuyền:BxH=[50x7]m

Khổ giới hạn đường bộ: H =4,75m.

Sơ đồ nhịp:

Liên nhịp khung - liên tục theo sơ đồ [37,9+56+92+56+37,9]m

Chiều dài đường hai đầu cầu với kết cấu tường chắn hộp BTCT Ltc=240,0m.

Bề rộng cầu:

2 nhánh cầu biên mỗi nhánh rộng 9,8m 

Nhánh cầu giữa rộng 26,5m

Tốc độ thiết kế: 60Km/h;

Tải trọng thiết kế: Hoạt tải: HL93, người 0,3T/m2;

Tổng mức đầu tư, nguồn vốn:

Tổng mức đầu tư: 1010 tỉ  VNĐ

Nguồn vốn: Vốn ngân sách

Quá trình triển khai thực hiện:

Tổ chức xây dựng công trình: 2009 - 2012

Khởi công:                10/2009

Khánh thành:            10/2012

Video liên quan

Chủ Đề