Chè lam ở đâu ngon nhất

Bạn đang quan tâm đến Chè lam là đặc sản vùng nào phải không? Nào hãy cùng SAIGONCANTHO theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

Chè lam Hà Nội là món đặc sản rất nổi tiếng. Mỗi khi tới Hà Nội người ta thường mua chè lam về để làm quà cho mọi người. Không chỉ hấp dẫn đối với du khách, ngay cả người Hà Nội cũng rất yêu thích chè lam. Người ta thường mua chè lam về thưởng thức cùng nước chè tạo thành hương vị hấp dẫn khó quên. Sau đây Halo Hà Nội sẽ chỉ cho bạn những địa chỉ mua chè lam ngon, uy tín

Bạn đang xem: Chè lam là đặc sản vùng nào

Chè Lam là gì?

Mới nghe qua bạn sẽ nghĩ đây là một món chè nhưng thực đất món đặc sản này là một loại bánh. Tuy rất nổi tiếng ở Hà Nội nhưng chè lam lại không có nguồn gốc từ thủ đô mà bắt nguồn từ vùng đất Thanh Hóa vào khoảng thế kỉ 19. Thời xưa thì chè lam thưởng chỉ xuất hiện trong những dịp lễ tết. Nhưng bây giờ khi cuộc sống đã được nâng cao, nhiều ngườ có nhu cầu thưởng thức chè lam nên chè lam được nấu và bán quanh năm. Chè lam Hà Nội là một thức quà ăn phổ biến. Người ta có thể ăn chè lam quanh năm

Chè lam được làm từ gì?

Thực tế, nguyên liệu để làm chè lam Hà Nội cực kì dân dã, đơn giản. Nhưng từ những nguyên liệu đơn giản ấy, nhờ bào bàn tay và óc sáng tạo của người làm đã tạo nên món chè lam vô cùng thơm ngon. Muốn làm chè lam cần chuẩn bị gạo nếp, lạc, gừng, và mật mía. Tất cả những nguyên liệu trên đều phải được chọn lựa vô cùng kĩ càng để cho ra những chiếc bánh chè lam hấp dẫn nhất

Xem thêm:  Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân mẹ yên tâm

Kim Cúc Bánh Chè Lam – Bánh Chè Lam Ở Hà Nội

Bánh chè lam Kim Cúc

Bánh chè lam Kim Cúc là một đặc sản ở Hà Nội mua làm quà. Món ăn có vị lạ khác biệt. Một bịch khoảng 10 miếng. Những miếng chè lam rất dẻo nhưng lại không dính với nhau nhờ một lớp bột mỏng bên ngoài. Chè lam được làm từ mạch nha, đường, bột nếp, đậu phộng và gừng.

Xem thêm: Thực Đơn Giảm Cân Ngon Miệng, Trong 30 Ngày Không Ngán !!!

Xem thêm: Quy Định Đặt Biển Quảng Cáo, Bảng Hiệu Quảng Cáo Giá Rẻ 2021

Chè lam Hà Nội tại đây được đóng bao bì sạch sẽ, gọn gàng trong túi nilong nên dễ dàng di chuyển cũng như bảo quản được khá lâu.

Hiện nay quán cũng mở rộng kinh doanh khá nhiều, nhất là ở mảng bán chè lam online. Trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều có bán chè lam Kim Cúc

Chè Lam Chùa Thầy

Bánh chè lam Chùa Thầy lâu nay vốn nổi tiếng với hương vị thơm ngon. Chè lam Chùa Thầy được chế biến theo phương pháp truyền thống, thủ công nên giữ được hương vị nguyên vẹn rất chuẩn. Miếng bánh chè lam Hà Nội có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi của lạc, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía. Miếng chè lam có màu nâu nhạt, điểm một chút màu vàng do lạc giã nhỏ tạo nên. Tất cả các yếu tố kết hợp với nhau tạo thành những miếng chè lam thơm ngon, nhâm nhi mùa thu đông cùng ly trà nóng là quá chuẩn

Xem thêm:  Thực đơn bữa tiệc liên hoan

Chè lam Hồng Lam

Chè Hồng Lan có cái tên như vậy do bà chủ tên là Hồng Lam

Hồng Lam là thương hiệu chè lam Hà Nội khá nổi tiếng trong ngành phối chè lam. Những chiếc bánh chè lam ở đây được chọn lựa nghiêm ngặt, đóng gói bao bì vuông vức, tỉ mỉ giúp bảo quản được lâu, mang đi làm quà tặng người khác rất hợp lý. Thậm chí có thể ship sang nước ngoài cũng được.

Giá một hộp chè nam 450g khoảng 35.000đ

Chè Lam Bảo Minh – Địa Chỉ Bán Bánh Chè Lam Hà Nội

Với hơn 30 năm hình thành và phát triển thương hiệu, đến nay thương hiệu chè lam Hà Nội chè lam Bảo Minh đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng mỗi khi ai đó muốn mua chè lam về làm quà. Không giống như những cơ sở sản xuất chè lam khác, thường sản xuất theo phương pháp thủ công thì chè lam Bảo Minh lại đi theo hướng hiện đại, áp dụng dây chuyền kĩ thuật vào sản xuất. Chính vì thế cơ sở chè lam Hà Nội này đã cho ra những chiếc bánh chè lam đều tăm tắp, đẹp mắt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản được lâu nhưng vẫn chuẩn vị truyền thống

Đường Lâm – Chè lam Hà Nội nổi tiếng

Tới với Hà Nội, nếu bạn muốn mua tiến thưởng biếu cho người thân bạn bè, thì chè lam chính là một gợi ý không tệ. Một trong những ấn tượng đầu tiên khi đến thương hiệu chè lam Hà Nội Đường Lâm đó là sự đông khách. Gần như lúc nào cũng có khách xếp hàng ở đây để mua chè lam. Chứng tỏ một điều là danh tiếng của quán chè lam Đường Lâm được nhiều người biết đến và tin tưởng

Xem thêm:  Phần mềm thiết kế menu thực đơn

Bánh chè lam Anh Đào

Bánh chè lam Anh Đào được ra đời vào năm 2000 tới bây giờ. Quán vẫn luôn giữ được hương vị truyền thống từ lúc mới thành lập đến giờ. Chiếc bánh chè lam Anh Đào là tổng hợp của vị dro thơm của gạo nếp, vị cay cay của gừng và bùi bùi của lạc. Trước kia người ta dùng mật để tạo ngọt nhưng giờ phải thay bằng đường kính trắng. Tuy nhiên hương vị thì vẫn ngon như xưa

Chuyên mục: Ẩm Thực

Lần đầu ra Hà Nội vào tháng 12/2019, Chi Minh [25 tuổi, TP HCM] được bạn mời ăn chè lam. Chưa từng thử món này trước đó nên anh nghĩ đây là tên một loại nước uống được nấu từ lá trà xanh, vì người miền Bắc thường gọi trà là chè. "Mình khá bất ngờ khi biết đây là món bánh, không phải nước uống như mình nghĩ", anh chia sẻ món bánh ăn dẻo như kẹo gôm, có vị bùi, ngọt và thơm mùi gừng.

Còn Thành Chu [24 tuổi, Đồng Nai] thì lại nghĩ chè lam là tên một món chè ngọt tráng miệng ăn chung với đá. Có dịp ghé quê bạn ở Thanh Hóa vào dịp Tết, anh được ăn thử chè lam và biết mình đã nhầm.

Chè lam được làm thủ công, người dân thêm lá dứa, quả gấc để đa dạng hương vị, màu sắc. Ảnh: Ngọc Thành

Thực tế, chè lam là tên một loại bánh với nguyên liệu chính gồm bột nếp, đường mật, mạch nha, gừng, lạc rang. Ở miền Bắc, món ăn trước đây thường xuất hiện vào ngày lễ, Tết. Ngày nay, chè lam đã khá phổ biến và có thể tìm mua vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Bánh chè lam khi ăn cắt từng miếng nhỏ.

Chè lam có mặt ở nhiều tỉnh thành, có những nơi đã trở thành thương hiệu của món ăn này như Thạch Xá ở huyện Thạch Thất, Hà Hội; chè lam ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây hay chè lam Phủ Quảng ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Theo các bậc cao niên ở Thạch Xá, món bánh ra đời do người dân muốn bày tỏ lòng thành kính dâng lên Đức Phật một sản vật địa phương vào mỗi dịp lễ, Tết. Vào thế kỷ 15, khi nghĩa quân Lam Sơn qua làng, người dân Thạch Xá đã tặng họ những phong chè lam làm lương thực dài ngày. Món bánh tuổi đời trăm năm như một đặc sản của làng quê Bắc Bộ.

Công đoạn khuấy bột chè lam quyết định độ mềm, dẻo của món ăn. Ảnh: Ngọc Thành

Chè lam truyền thống có cách làm đơn giản nhưng khâu chọn nguyên liệu phải tỉ mỉ. Loại nếp làm chè phải chọn nếp cái hoa vàng, hạt căng mẩy trắng đều sau đó rang thơm lừng và xay mịn, bột càng mịn thì bánh càng dẻo ngon. Lạc rang vàng tách đôi, gừng chọn củ già, cạo sạch vỏ rồi luộc chín, cắt mỏng hoặc giã nhỏ thì mới thơm và dẻo. Đây cũng là bí quyết làm món chè lam ngon của người có tay nghề. Mật mía giúp vị ngọt của chè lam vừa thanh vừa đậm lại thơm hơn.

Theo cách truyền thống, cho mật mía, mạch nha, gừng, nước lọc vào nồi nấu sôi, sau mới thêm bột gạo nếp, lạc rang vào nồi, chú ý đảo đều, liền tay để bột không bị dính và cháy. Nếu cho quá ít bột, chè lam sẽ dính, còn nhiều bột thì bánh nhanh cứng nên người làm phải canh hỗn hợp đặc, dẻo thì ngưng để bánh có độ mềm khi ăn.

Phần bột nếp rang còn lại trải một lớp dày trắng tinh tươm trên khay, lúc này mẻ chè lam vừa hoàn thành được đổ lên trên để nguội, sau mới dùng dao kéo cắt thành từng thanh nhỏ, vừa cắt vừa xoa lớp bột phủ đều miếng bánh để không bị dính vào nhau.

Chè lam cắt thành từng thanh nhỏ, bên ngoài là lớp bột gạo nếp rang mịn màng. Ảnh: Ngọc Thành

Bây giờ không phải đợi đến Tết mới ăn bánh chè lam. Khi những cơn gió heo may đầu mùa về, ánh nắng bớt chói chang thì người ta cũng bắt đầu thưởng thức món bánh mộc mạc có vị dẻo thơm của gạo nếp, cay dịu của gừng, bùi béo của lạc và ngọt thanh đậm đà của mật mía. Chè lam sẽ ngon hơn khi nhấm nháp cùng ngụm trà xanh nồng ấm, ngan ngát, tận hưởng sự ngon lành trọn vẹn của món quà quê.

Huỳnh Nhi

Tên gọi đã khiến nhiều người lầm hiểu đó là một món chè, nhưng kỳ thực lại là món bánh.

Đang xem: Chè lam là đặc sản vùng nào

Nếu ngày xưa, chè lam chỉ được làm vào dịp Tết như một món ăn chơi dân dã mà thanh tao, thì nay nó được làm và bán quanh năm.

Khi gõ cụm từ “chè lam” trên google chỉ trong vòng 0,46 giây đã cho hơn 1 triệu kết quả. Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, chỉ ra rằng chè lam là đặc sản của khu vực huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nhưng khi ghé xứ Đoài thăm ngôi làng cổ nhất Việt Nam – Đường Lâm [thị xã Sơn Tây, Hà Nội], chè lam lại được làm và bày bán khắp trong làng, ngoài ngõ. Cùng với những kẹo lạc, kẹo dồi chó, oản, bỏng gạo… chè lam đã trở thành thứ quà quê gắn liền với vùng quê Bắc Bộ nằm bên bờ sông Hồng hiền hoà này.

Về làng cổ Đường Lâm vào bất kỳ mùa nào trong năm, ghé thăm những gia đình còn duy trì các nghề truyền thống trong đó có làm chè lam, không khó để bắt gặp mùi hương thơm nức của gạo nếp mới, gừng, mạch nha, đậu phộng rang. Bên những bếp lửa đỏ than, những mẻ chè lam thoăn thoắt ra lò qua đôi bàn tay dẻo dai, khéo léo nhưng đầy lực của các mẹ, các chị.

Chè Lam được bày bán khắp ở Đường Lâm trên những chiếc chõng tre có ấm chè tươi thơm nồng.

Chè lam mỗi nơi có những công thức khác nhau nhưng nguyên liệu hầu như ở đâu cũng vậy. Đó là đường mật, mạch nha, gừng tươi, bột gạo nếp rang, lạc rang. Những nguyên liệu đơn giản, gắn bó với cuộc sống nông nghiệp thuần túy ấy nhưng khi kết hợp với nhau lại tạo nên một thức quà quê ăn vào sẽ nhớ mãi bởi nó chứa đựng ở trong đó biết bao nhiêu tinh túy. Cái hồn quê nhờ vậy mà càng day dứt trong lòng những người con xa xứ.

READ  đặc sản hồ chí minh làm quà

Gạo nếp làm chè lam thường là nếp cái hoa vàng, hay nếp thơm – là những loại gạo đặc sản. Gạo ngon khi được rang và nghiền thành bột sẽ càng dậy mùi thơm khi bắc lên bếp. Những nguyên liệu khác như gừng tươi cũng được chọn kỹ là những nhánh gừng già vừa cay nồng nhưng lại thơm. Trước đây, người dân Đường Lâm thường chọn mật mía có màu nâu nhưng nay, khi mật mía cũng ít dần, có thể dùng đường trắng để thay thế dù sản phẩm cũng có vài phần khác nhau về hương vị.

Những miếng chè lam được phủ lớp bột áo trắng tinh, thơm phức.

Công đoạn nấu chè lam là quan trọng nhất bởi những người thợ lành nghề sẽ biết cân, đong, đo, đếm từng nguyên liệu sao cho thật vừa vặn. Trên bếp than hồng là nồi nước với những lát gừng đã được rửa sạch, gọt vỏ và bào nhuyễn. Đường, mạch nha, lạc rang cộng thêm một chút muối tinh được cho vào cùng lúc.

Xem thêm: Xe Trà Sữa Bằng Gỗ Thanh Lý Xe Trà Sữa Thanh Lý Giá Rẻ Năm 2020

Tất cả được đun với lửa vừa, khuấy thật đều tay cho đường tan, hòa với mạch nha và gừng mà không bị cháy khét. Khi tất cả đã hòa quyện với nhau thành hỗn hợp nước có màu vàng óng, gần như keo lại là đến công đoạn quan trọng nhất: rắc bột.

READ  Ẩm thực trần - Đặc sản Đà Nẵng | Món Miền Trung

Bột nếp rang đã nghiền được đổ đều tay vào nồi nước, đổ đến đâu đảo thật đều đến đó. Điều thú vị là, những người chưa bao giờ nhìn những người thợ làm chè lam lo sợ vì khi đổ bột trên nồi nước nóng bột sẽ kết lại, vón cục. Tuy nhiên, vì bột được làm từ gạo nếp rang chín nên mỗi lần thêm bột vào nồi, đảo thật nhanh và đều tay tất cả các nguyên liệu sẽ hòa quyện với nhau.

Người thợ lành nghề sẽ biết cho lượng bột hợp lý để tạo độ dẻo đúng chuẩn cho chè lam. Thiếu một chút bột bánh, chè lam sẽ dẻo quẹo, dính chặt với nhau và nếu quá tay, chè sẽ rất nhanh cứng, không có độ mềm khi ăn. Do đó, công đoạn quan trọng nhất là cho bột và đảo thật nhanh. Lúc nào những đôi tay khỏe mới phát huy hết tác dụng, mà nhiều khi phải cần đến bàn tay người đàn ông.

Tất cả các nguyên liệu đều chín, nên khi thấy hỗn hợp đặc, dẻo có thể ngừng lại vì mẻ chè lam đã hoàn thành. Ở một số địa phương như Thanh Hóa, người ta không làm chè lam bằng bột nếp rang nghiền mà thay vào đó là bột nước, được lọc qua túi vải sau đó đem phơi khô. Mỗi lần nấu chè, sẽ dùng bột này để chế biến.

Khi công đoạn nấu hoàn thành, chè lam sẽ được đổ lên những chiếc mâm đã được trải một lớp bột áo thật dày. Lớp áo này cũng chính là bột gạo nếp rang làm nguyên liệu nấu chè. Khi chè đã nguội hẳn, dùng những con dao thật bén cắt thành những miếng chè có hình chữ nhật 1,5×5 cm xoa đều trong lớp bột áo. Lớp bột này tựa như một lớp phấn phủ màu trắng bên ngoài, giúp những miếng chè không dính lại với nhau.

READ  cửa hàng đặc sản đà nẵng tại sài gòn

Những mâm chè lam hấp dẫn mời gọi du khách.

Ngay cả khi công nghiệp phát triển, máy móc hiện đại hơn, chè lam vẫn được làm hoàn toàn thủ công bằng phương pháp gia truyền. Làng Đường Lâm có nhiều nhà làm chè lam, mỗi nhà một công thức, bí kíp riêng dù nguyên liệu đều như nhau. Một miếng chè lam đạt yêu cầu là dẻo vừa phải, không mắc răng; độ ngọt thanh; có vị cay và thơm nồng của gừng lại có vị béo ngậy của những hạt lạc rang.

Chè lam sẽ chỉ ngon nhất khi thưởng thức vào những ngày gió heo may, gió bấc ùa về bên những chén trà nóng thơm phức. Cắn một miếng chè lam, nhấp một ngụm trà bạn có cảm như mọi tinh túy, cái hồn quê đều tan vào trong miệng. Đến Đường Lâm, dù ghé bất cứ địa danh nào: chùa Mía, đền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Lăng vua Ngô Quyền hay ghé chân vào những nếp nhà cổ, bạn đều có dịp thưởng thức món đặc sản này.

Xem thêm: Các Quán Trà Sữa Đẹp Ở Tphcm, Top 10 Quán Trà Sữa View Đẹp Ở Sài Gòn

Trong không gian của những ngôi nhà đã có tuổi đời 300-400 tuổi vừa thưởng thức chè lam, vừa nghe gia chủ kể về những câu chuyện từ thời khai hoang, lập ấp sẽ càng hiểu vì sao Đường Lâm dung dị và bình yên ấy lại níu chân du khách thập phương. Với những người con xa quê, lòng người lại càng ấp ám biết nhường nào.

See more articles in category: Đặc sản miền trung

Video liên quan

Chủ Đề