Chi phí tư vấn hạch toán như thế nào

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

  1. Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) là các khoản được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.
  1. Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung).

Căn cứ quy định nêu trên, các chi phí khác (nếu có) trong công thức tính nguyên giá tài sản cố định do mua sắm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC nêu trên là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Đối với chi phí tư vấn (thẩm định giá, tư vấn lập đề cương và dự toán chi tiết, thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết…) không thuộc hợp đồng mua sắm tài sản (thiết bị công nghệ thông tin), do phát sinh trước hoạt động mua sắm tài sản. Vì vậy, các chi phí này không được xác định vào nguyên giá TSCĐ khi mua sắm. Như vậy, căn cứ nguyên giá tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC đơn vị hạch toán ghi tăng tài sản cố định (TK 211). Ngoài ra, khi đơn vị mua TSCĐ từ kinh phí ngân sách nhà nước bên cạnh việc hạch toán trong bảng còn phải hạch toán ngoại bảng (TK 008, 012, ...) để theo dõi chi tiết kinh phí đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nước, số liệu ghi vào các tài khoản ngoại bảng này là số đã chi từ kinh phí ngân sách. Đây là bút toán đồng thời, vì vậy trường hợp đơn vị mua sắm TSCĐ bằng nguồn NSNN thì số hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ sẽ khớp với số hạch toán theo mục lục NSNN.

2. Về việc hạch toán mục lục ngân sách chi phí thiết bị cầu truyền hình trực tuyến

-Theo hướng dẫn tại phụ lục 02 Công văn số 2558/BTTTT-CBBTW ngày 02/8/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố tài liệu hướng dẫn việc xây dựng, triển khai hạ tầng mạng và hệ thống thiết bị; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối các hệ thống hội nghị truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cuộc họp trực tuyến: “Hệ thống truyền hình hội nghị là một hệ thống thông tin thành phần trong hệ thống thông tin tổng thể của cơ quan, tổ chức”.

- Theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử, trong đó có phụ lục 01 mục 1.2.3.07 quy định về phần mềm hội nghị và truyền hình trực tuyến và phụ lục 02 quy định danh mục sản phẩm phần cứng, điện tử.

Do câu hỏi của độc giả không rõ mua những phần mềm và thiết bị cụ thể nào. Vì vậy, đề nghị độc giả nghiên cứu Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT và Công văn số 2558/BTTTT-CBĐTW để xác định chính xác sản phẩm đã mua có phải là thiết bị công nghệ thông tin hay không để hạch toán mục lục ngân sách cho phù hợp.

Trường hợp Hệ thống thiết bị cầu truyền hình trực tuyến được xác định là thiết bị công nghệ thông tin thì việc hạch toán chi phí mua sắm thiết bị của Hệ thống này được hạch toán vào Tiểu mục 6956- Các thiết bị công nghệ thông tin theo Phụ lục III kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Trường hợp Hệ thống thiết bị cầu truyền hình trực tuyến được xác định không phải là thiết bị công nghệ thông tin thì việc hạch toán chi mua sắm thiết bị của Hệ thống này được hạch toán vào Tiểu mục 6999-Tài sản và thiết bị khác theo Phục lục III kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3. Về hạch toán mục lục ngân sách nhà nước chi phí tư vấn

Việc hạch toán đối tượng chi mua sắm tài sản theo tiểu mục của Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua sắm và hồ sơ kiểm soát chi theo quy định. Đối với chi phí tư vấn (thẩm định giá, tư vấn lập đề cương và dự toán chi tiết, thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết…) không thuộc hợp đồng mua sắm tài sản (thiết bị công nghệ thông tin), do phát sinh trước hoạt động mua sắm tài sản, vì vậy chi phí tư vấn không hạch toán vào Tiểu mục 6956- các thiết bị công nghệ thông tin.

Việc hạch toán tiểu mục các khoản chi phí kèm theo trong hoạt động mua sắm tài sản, tùy thuộc vào nội dung chi cụ thể trong hoạt động mua sắm theo quy định. Đối với chí phí thuê tư vấn, thuê thẩm định hạch toán tiểu mục 6799 – chi phí thuê mướn khác.

4. Về hạch toán mục lục ngân sách nhà nước và hạch toán nguyên giá TSCĐ hữu hình

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính quy định về nguyên giá tài sản cố định do mua sắm. Việc hạch toán các khoản chi ngân sách nhà nước theo tiểu mục của mục lục NSNN được căn cứ vào nội dung kinh tế của từng khoản chi theo các chính sách, chế độ chi ngân sách nhà nước, như: chi phí mua sắm tài sản và chi phí sửa chữa tài sản được hạch toán tại các mục lục khác nhau của mục lục NSNN (Mục 6900 – sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng và 6950 – mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn), vì vậy, việc hạch toán nguyên giá tài sản cố định hữu hình không đồng nhất về hạch toán tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị độc giả thực hiện theo dõi và hạch toán chi phí liên quan đến việc mua sắm tài sản là hệ thống thiết bị cầu truyền hình trực tuyến đảm bảo chế độ quy định.

Khi nạo hạch toán trích trước chi phí?

- Về trích trước các khoản chi phí: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí được hạch toán khi nào?

Ghi nhận chi phí khi chưa đến kỳ hạn thanh toán. Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Khi nạo hạch toán vào 811?

Khi phát sinh số tiền lãi chậm nộp từ BHXH, BHYT, BHTN thì được hạch toán vào tài khoản chi phí TK 811. Khoản chi phí này thì không được tính chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp theo luật thuế. Khoản này phải điều chỉnh giảm khi làm quyết toán thuế TNDN năm.

Khi nạo hạch toán tài khoản 335?

Tài khoản 335 dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.