Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Hướng dẫn các phương pháp chiết cây cảnh

Trồng cây cảnh - lamtho.vn

Chiết cành là một phương pháp kích rễ cho cây tại vị trí cần tách thân. Dành cho loại giống khó ươm trồng. Cây ươm hạt mãi không lên mầm, tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc giâm cành không lên. Phương pháp này là biện pháp phù hợp nhất.

Kỹ thuật chiết cành này được áp dụng cho nhiều loại cây cảnh, từ cây thân gỗ cao như chiết cành cây si, cây sung, cao su Ấn Độ, Đa. Cũng có thể được áp dụng với cây bụi, cây thân thấp như chiết cành Mộc Lan. Áp dụng được cho vườn cây ươm giống ngoài trời và cả nhà kính.

Chiết cành chỉ cắt một lớp vỏ rồi bọc đất, đến khi ra rễ thì cắt nhánh khỏi cây mẹ. Vì ở trên thân cây mẹ, dùng dinh dưỡng từ gốc cây nên cành dễ dàng sống và bén rễ hơn phương pháp ghép cành.

Các bước chiết cành

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chiết

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ
  • Cây mẹ
  • Dao sắc
  • Rêu bám đá ( Loại rêu ở tảng đá, bờ tưởng ẩm)
  • Túi nilong
  • Miếng nhựa cứng
  • Kéo
  • Nước
  • Bát ngâm rêu.
  • Đất
  • Dây

Lưu ý: Tránh chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép, vừa suy kiệt cây mẹ. Cũng không nên dùng những cành quá nhỏ, vì dù có ra rễ thì cành cũng vô giá trị, mọc xấu, còi cọc.

Bước 2: Xử lý vật liệu

  • Ngâm rêu, mùn gỗ, sau đó vắt kiệt nước cho đến khi rêu và mùn cưa còn vừa bằng một nắm tay.
  • Cắt túi nilon và miếng nhựa cứng theo kích thước phù hợp (khoảng 30×30 cm và lớn hơn một chút so với chiều rộng của phần cành chiết).
  • Cắt hai đoạn dây khoảng 20-25 cm.
  • Chọn vị trí muốn chiết ( tốt nhất là chọn phần dưới mắt lá). Tỉa bớt lá để cho khoảng 10-20 cm nhánh không có lá.

Nên xem:   Cách trồng cúc họa mi: kỹ thuật trồng trên đất vườn và trong chậu

Bước 3: cắt cành

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Thực hiện cắt xéo lên trên khoảng một nửa đến hai phần ba qua nhánh. Cẩn thận không cắt quá sâu làm cành gãy.
Dùng ngón tay cái đỡ nhánh cây, sau đó rút con dao về phía cuống bằng ngón tay. Đặt ngón tay cái sao cho lưỡi dao hướng xéo vào bề mặt vỏ cây. Rọc một lát vừa đủ hở để chèn miếng nhựa vào.

Bước 4: Bọc bầu

Dùng rêu ẩm quấn xung quanh vết cắt. Lưu ý: Không ấn quá chặt, tạo độ xốp vừa đủ cho phần bầu đất. Nhờ sự kích thích bởi lớp dinh dưỡng dồn ứ ở vết cắt, độ ẩm của bầu. Rễ cây có thể mọc trên mép vết cắt sau 5 đến 7 ngày.

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Sau khi đắp phần rêu lên vết cắt, dùng túi nilong buộc vào 2 đầu nhánh. Tạo thành một phần bầu tròn xung quanh vết cắt, với độ phồng đầy đủ để đảm bảo không khí bên trong.

Như vậy là các bạn đã hòan thành các bước chiết cành. Từ một tuần cho đến một tháng sau thì mắt bắt đầu đâm rễ vào bầu. Điều này còn phụ thuộc vào giống cây và nhiệt độ thời tiết. Sau khi kiểm tra cành đã ra rễ vừa đủ. Thực hiện cắt rời cành xuống chậu ươm để trồng. Chúc các bạn thành công!

Quan sát H27.2 hãy cho biết: Chiết cành là gì? Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?

- Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?

- Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? vì sao những cành này không được trồng bằng cách giâm cành?

- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Vì khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển về bị ứ đọng, tích tụ lại ở mép vỏ phía trên. Khi gặp độ ẩm của bầu đất làm cho cành ra rễ ở tại đó.

Có nhiều phương pháp nhân giống cây trồng, trong đó nổi bật và phổ biến có phương pháp chiết cành. Chiết cành phương pháp nhân giống cây con vô tính có thể giữ nguyên những đặc tính di chuyển từ cây mẹ.

Ưu điểm của phương pháp chiết cành là dễ thực hiện, cây chiết có tỷ lệ sống cao, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh khỏe. Những cây thấp, tán gọn sẽ càng dễ dàng chăm sóc, quả ra sớm và thu hoạch nhanh chóng.

Chính vì những điều đó là phương pháp chiết cành rất được các nhà vườn ưu tiên thực hiện. Những hộ làm vườn quy mô nhỏ rất thuận tiện trong việc chuyển giao các giống tốt để phát triển chất lượng vườn.

Tuy nhiên phương pháp chiết cành cũng có một số khuyết điểm như cây chiết sẽ nhanh chóng bị già cỗi, cây không chắc chắn, không nhân giống được số lượng lớn và cây mẹ dễ bị tổn thương nếu vết cắt không chính xác.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về phương pháp chiết cành này nhé!

Khái niệm chiết cành là gì? Có nên chiết cành hay không?

Chiết cành là phương pháp nhân giống rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chiết cành là gì. Bạn có thể hiểu đơn giản thì đây là phương pháp nhân giống vô tính, cây con sau khi nhân giống sẽ không làm mất đi những đặc tính truyền từ cây mẹ.

Những cây con nhân giống từ phương pháp chiết cành thường có khả năng sinh trưởng tốt, thân cây không quá cao, tán gọi và rất nhanh cho thu hoạch quả trong thời gian ngắn, chất lượng quả tương đối cao.

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ
Phương pháp chiết cành trên cây hoa hồng

Phương pháp nhân giống vô tính này rất dễ thực hiện, yêu cầu kỹ thuật tương đối đơn giản, thuận tiện cho việc chuyển giao và lưu giữ các giống cây tốt, phù hợp với các vườn có quy mô và diện tích nhỏ.

Tuy nhiên phương pháp chiết cành vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó giải quyết như cây nhanh bị già cỗi, cây mẹ dễ bị tổn thương và không áp dụng lý tưởng được trên diện tích lớn cho hệ số nhân giống thấp.

Nếu bạn chăm sóc cây chiết khỏe mạnh thì thân vẫn có thể phát triển khỏe mạnh, cho thu hoạch đến 20 – 30 năm. Để kỹ thuật chiết cành thành công bạn cần chú ý đến một vài điểm quan trọng sau:

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành chiết?

Nên thực hiện vào tháng mấy?

Xem thêm  Kỹ thuật trồng rau khí canh cho người mới - đảm bảo hiệu quả

Thời tiết và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống và phát triển của cây. Chính vì vậy bạn nên chọn thời gian thích hợp trong này và trong năm để chiết cây. Thường thì có 2 vụ chính trong năm để chiết cành. Vụ thứ nhất là vụ xuân hè, diễn ra vào tháng 3 và 4. Vụ thứ hai là vụ thu đồng, tiến hành vào tháng 9.

Để cành chiết tăng tỷ lệ sống trước khi tiến hành chiết cành khoảng 1 – 2 tháng bạn cần chăm sóc cây mẹ khỏe mạnh, phòng tránh sâu bệnh.

Chọn cây tiến hành chiết

Cây mẹ chọn làm cây chiết bạn chọn những cây đã cho quả đều từ  3 – 4 vụ, cây khỏe mạnh, phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, chất lượng quả và năng suất trái cao.

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Lựa chọn cành chiết

Khi chọn cành chiết, bạn không nên chọn những cành thấp, già hay cành mọc trên ngọn, cành vượt, cành bị nhiễm sâu bệnh. Bạn tốt nhất nên chọn những cành ở giữa tầng, cành mập mạp, lá xanh tốt, going ngắn, tán phơi ngoài ánh sáng. Đường kính cành khàng 1 – 1,5cm có thể chiết được.

Ngoài ra vỏ cây cũng không được có màu quá thẫm hay quá xanh. Những cành bánh tẻ không quá già lại không quá non thích hợp để chiết cành nhất. Chiều dài mỗi cành chiết trung bình khoảng 50cm, trên mỗi cành như vậy sẽ có 2 nhánh con.

Với phương pháp chiết cành, cành chiết càng nhỏ thì khả năng ra rễ và phát triển lại càng tốt. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà chọn cành nhỏ quả, không tách thân mẹ được, cũng sẽ nhanh chết cho gió, mưa hoặc thể trạng suy yếu.

Chi tiết các bước thực hiện chiết cành cho người mới

Chiết cành khá đơn giản nhưng không phải thực hiện như thế nào cũng được. Tham khảo phương pháp chiết cành thuẫn dưới đây nhé:

Bước 1: Khoanh vỏ

Đầu tiên bạn dùng con dao thật sắc khoanh tròn 2 đầu cành chiết sao cho khoảng cách giữa 2 vết khoanh khoảng 3 – 5cm, cách gốc cành 1 đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Sau đó bạn dùng đầu dao luồn vào tách nhẹ nhàng lớp vỏ trong vùng đã khoanh.

Bạn dùng dao cạo hết chất nhờn trên bề mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào thượng tầng rồi tiếp tục lau sạch vết cắt bằng giẻ sạch. Nếu có kéo khoanh vỏ kéo việc cắt hai đường vỏ cây sẽ dễ dàng hơn bởi đây là phương pháp chiết cành chuyên nghiệp.

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Bước 2: Làm đất bó bầu

Cành chiết nên được nuôi dưỡng trong bầu đất cho cứng cáp rồi mới đem ra đất trồng. Đất bầu bạn có thể dùng đất bùn ao phơi khô hay đất vườn đều được.

Bạn đập nhỏ đất rồi trộn cùng với trấu bổi, phân chuồng hoai mục, rơm rác mục hoặc rễ bèo tây để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Tỷ lệ thích hợp cho bầu là 2 phần đất và 1 phần nguyên liệu bổ sung. Độ ẩm bão hòa ở mức 70%.

Đường kính bầu chiết dao động từ 6 – 8cm, cân nặng khoảng 150 – 300g, chiều cao khoảng 10 – 12cm. Bạn không nên làm bầu quá nhỏ hay quá to sẽ khiến cành khó ra rễ và khó di chuyển.

Bước 3: Thực hiện chiết

Bạn chọn ngày có thời tiết tốt, mát mẻ và nắng nhẹ để thực hiện chiết cành. Dùng một con dao sắc cắt khoanh vỏ nhưng không cắt vào phần gỗ. Bạn nên thực hiện cắt vào buổi sáng màu mẻ. 

Thời gian bó bầu tùy thuộc vào giống cây trồng khác nhau sẽ không giống nhau. Chẳng hạn những cây nhiều nhựa như hồng xiêm, trứng gà thì bạn nên bó bầu chỉ sau 7 ngày phơi dưới ánh nắng. Còn những cây ít nhựa như nhãn, vải, cây có múi thì chỉ cầu phơi 2 – 3 ngày thì có thể tiến hành bó bầu được rồi.

Nguyên liệu, dụng cụ để bó bầu gồm có đất, giấy nilon, dây bó…Bạn sử dụng đất đã qua xử lý để bó bầu, bạn dàn mỏng đất xung quanh cành rồi dùng giấy nilon bao quanh bầu đất lại, dùng dây cố định lại bầu, buộc chặt 2 đầu túi bầu sao cho bầu chiết không bị xoay tròn là được.

Chiết cành là phương pháp tạo rễ phụ

Bước 4: Cắt cành chiết và thực hiện tồng

Sau khi chiết cành được 45 – 60 ngày rễ sẽ mọc ra. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại cây và mùa vụ thời gian mọc rễ sẽ rút ngắn hoặc kéo dài.

Rễ cây từ màu trắng nõn chuyển sang màu hơi xanh hoặc vàng ngày thì bạn có thể cưa cành chiết và giâm vào vườn ươm để tiếp tục chăm sóc.

Bầu chiết trước khi hạ bạn phải xé bỏ lớp nilon bên ngoài, cắt bớt các lá già, sâu bệnh, yếu ớt, chỉ để lại những lá khỏe mạnh.  Bạn không nên giâm cành với mật độ quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, dễ nhiễm bệnh. Mật độ  thích hợp duy trì ở ngưỡng 20×20 cm, hay 30 x 30 cm.

Bạn đào hố rồi đặt bầu cây xuống, lấp đất cách cổ bầu khoảng 3 – 5cm rồi tưới nước đẫm luống. Thời gian đầu cây còn yêu bạn nên che chắn ánh sáng tự nhiên cho cây khoảng 1 nửa, ngoài ra mỗi ngày tưới 2 lần nước cho cây.

Bạn chuyển sang chế độ tươi 1 – 2 ngày / 1 lần sau 5 – 10 ngày trồng tùy thuộc vào độ ẩm của đất.

Sau 15 – 20 ngày hạ bầu bạn bỏ bớt đồ che chắn để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Bạn tiến hành bón phân từ ngày thứ 30 trở đi. Có thể đem đi trồng những cây con sau khi chiết cành từ 45 – 60 ngày.

Lời kết

Phương pháp chiết cành là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp với nhiều loại cây. Chúc bạn thành công với phương pháp này nhé! (nguồn : higlumcom)