Chó bị ghẻ có dấu hiệu gì?

Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi.

Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 36.470 lần.

Ghẻ lở là tình trạng viêm da gây ra bởi loài ve nhỏ sống ký sinh trên chó. Có hai loại ghẻ lở cơ bản được phân loại dựa trên nguyên nhân và triệu chứng. Điều quan trọng là chủ nuôi cần nhận biết được những dấu hiệu và hiểu được sự khác nhau của từng loại. Mặc dù ghẻ lở rất hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng thú cưng, nhưng việc nhận biết căn bệnh phiền toái này sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn sau này.

Các bước

  1. Quan sát dấu hiệu ngứa dữ dội. Con cái ghẻ (Sarcoptic) thường gây ra cơn ngứa dữ dội. Chó có thể không ngừng gãi hay gặm da cho bớt ngứa. Da chó tấy lên do gãi và cắn liên tục nên dễ dàng bị nhiễm trùng. Cảm giác ngứa có thể khó chịu đến mức chó quên cả những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống hay nghỉ ngơi.

    • Những trường hợp ghẻ lở Sarcoptic nặng có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hay nấm, gây ra những mảng trắng, bong vẩy hình thành trên vùng da bị kích ứng, mặc dù điều này không thường xảy ra trong mọi trường hợp. Ngoài ra, chó mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát cũng thường bị sút cân, sốt, và/hoặc xuất hiện hạch bạch huyết sưng to.

  2. Kiểm tra tình trạng rụng lông. Bệnh ghẻ lở cục bộ do ký sinh trùng Demodectic (dân gian hay gọi là bệnh xà mâu) ít nghiêm trọng hơn, thường gây ra một hoặc hai mảng "lông thưa" hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng và không gây ngứa nghiêm trọng.

  3. Lưu ý với tình trạng những vùng lông thưa hoặc trụi lông lan rộng. Khi bệnh ghẻ Demodectic cục bộ không tự khỏi, bệnh thậm chí có thể lan rộng ra phần còn lại trên cơ thể chó, dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Những mảng lông thưa hoặc trụi sẽ phát triển nhiều hơn trên cơ thể chó với đường kính có khi xấp xỉ 2,5 cm. Da ở những vùng này sẽ trở nên đỏ, có vảy, và/hoặc cứng.

    • Tình trạng viêm da khiến chó gãi nhiều, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một số bệnh viêm nhiễm thứ phát cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trường hợp mắc cái ghẻ — sốt, sút cân, sưng hạch bạch huyết, vân vân.

  4. Kiểm tra xem chân chó có bị sưng hay kích ứng không. Một số trường hợp ghẻ cục bộ do Demodectic gây ra tình trạng viêm chân Demodectic. Tình trạng này xảy ra khi ve bét gây ghẻ lở ăn sâu hơn vào chân chó, vị trí này rất khó xử lý. Chân chó thường sẽ sưng to và tấy rát. Triệu chứng thường nặng hơn quanh gốc móng và thường đi cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác.

  5. Tìm kiếm những mảng da sưng rát, tấy đỏ trên cơ thể bạn hay những người khác trong nhà. Một trong những cách để phát hiện bệnh ghẻ lở ở chó là tìm những vết cắn của ve bét trên cơ thể người nuôi. Khi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt. May mắn thay, triệu chứng này hầu như không bao giờ trở nặng. Tuy nhiên, việc phát hiện những triệu chứng này sau khi ở gần chú chó gãi không ngừng là một dấu hiệu đáng tin của bệnh ghẻ Sarcoptic.

    • Lưu ý: chúng ta không bị ảnh hưởng bởi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Demodectic.

  6. Chú ý rằng những dấu hiệu của bệnh ghẻ lở cũng có khả năng là triệu chứng của một số bệnh (có thể nghiêm trọng) khác ở chó. Ngứa hoặc mất lông từng mảng cũng là triệu chứng của những bệnh lý dưới da khác như dị ứng, hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát), tiểu đường, cường giáp trạng, và nhiễm ký sinh trùng. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sỹ thú y về tình trạng bệnh nhằm áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.

  1. Giữ lấy một trong hai tai chó. Nếu nhận thấy chó bắt đầu gãi nhiều hơn bình thường nhưng bạn không chắc liệu chó có bị ghẻ lở Sarcoptic hay không, phép kiểm tra đơn giản này có thể hữu ích. Dùng tay nhẹ nhàng nhấc một bên tai của chó lên. Cầm phần tai mềm, nhẹ của chó giữa ngón cái và ngón trỏ.

    • Nếu lo bị cắn bởi những con ve bét gây ghẻ lở trên cơ thể chó, bạn nên mang găng tay loại dùng một lần.

  2. Nhẹ nhàng xoa tai chó giữa các ngón tay. Dùng ngón cái và ngón trỏ vê hai mép tai chó. Động tác cần chậm rãi, từ tốn và đừng bóp quá mạnh. Trong lúc thực hiện, để ý chân sau cùng phía với bên tai chó mà bạn đang xoa.

  3. Quan sát cử động của chó do ngứa. Quan sát cử động của chân sau như thể chó đang cố vươn lên để gãi tai. Nếu có hiện tượng này, chó của bạn có thể mắc bệnh ghẻ do ve bét Sarcoptic. Trong trường hợp này, bạn nên rửa tay và đem chó đi khám càng sớm càng tốt.

    • Phép chẩn đoán này (được gọi là kiểm tra phản xạ bàn đạp đối với loa tai) có hiệu quả do trong đại đa số trường hợp ghẻ lở Sarcoptic, cái ghẻ thường trú ngụ bên trong và quanh tai chó. Khi được bạn xoa tai, thú cưng sẽ có cảm giác ngứa do bị kích thích bởi ve bét và cố gắng gãi.

  4. Lưu ý rằng phép kiểm tra phản xạ bàn đạp đối với loa tai không đưa ra một chẩn đoán dứt khoát về bệnh ghẻ do Sarcoptic. Phương pháp kiểm tra này chỉ xác nhận rằng chú chó bị ngứa và mẫn cảm mà không thể xác định được nguyên nhân. Bệnh ghẻ Sarcoptic thường rất khó chẩn đoán chính xác. Phép kiểm tra phản xạ bàn đạp đối với loa tai có thể dẫn đến một chẩn đoán có cơ sở về bệnh ghẻ, trong trường hợp này, bạn cần điều trị cho chó càng sớm càng tốt. Nếu chó đáp ứng ngay với liệu pháp thì có thể được xem như sự xác nhận đối với phép chẩn đoán.

  1. Phân biệt giữa bệnh ghẻ lở Sarcoptic và Demodectic. Chó có thể mắc phải hai loại ghẻ lở — Sarcoptic và Demodectic. Mặc dù đều có khả năng chuyển biến nghiêm trọng, nhưng hình thái của mỗi bệnh có phần khác với triệu chứng mà chúng thể hiện (xem Phần 1) và bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau. Ghẻ lở Sarcoptic là chứng nhiễm trùng gây ra bởi một loại cái ghẻ lây lan từ những động vật nhiễm bệnh khác. Còn ghẻ lở Demodectic do một loại ve bét khác thường ký sinh trên da chó. Mặc dù đa số chó có thể sống chung với động vật ký sinh này, nhưng đôi khi ve bét sinh sôi quá nhiều, gây ra rụng lông và ngứa.

    • Mặc dù cả ghẻ lở Sarcoptic và ghẻ lở Demodectic diện rộng đều gây ra ngứa, quan trọng là người nuôi cần phân biệt được bệnh — cái ghẻ Sarcoptic thường gây ra cơn ngứa dữ dội và tức thì, trong khi ve bét Demodectic gây ra những mảng da bị kích ứng lan rộng dần, sau đó mới bắt đầu ngứa ngáy.
    • Mặc dù bản thân bệnh ghẻ Sarcoptic không gây nguy hiểm tính mạng cho chó, nhưng sức khỏe của thú cưng có thể giảm sút nhanh chóng nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng hay mất ăn, mất ngủ, vì thế, trong trường hợp này bạn cần điều trị cho chó ngay lập tức. Điều này là khá rõ ràng — thể trạng một chú chó khi mắc bệnh ghẻ Sarcoptic nặng sẽ giảm sút trông thấy.
    • Ghẻ lở Sarcoptic thỉnh thoảng được xem như bệnh ghẻ thông thường.
    • Ghẻ lở Demodectic còn được gọi là bệnh ghẻ Demodex.

  2. Hiểu về sự khác nhau giữa bệnh ghẻ Demodex cục bộ và diện rộng. Đặc điểm tiêu biểu của ghẻ lở Demodex cục bộ là mất lông tại một đến hai vị trí. Nguyên nhân có thể là do suy giảm miễn dịch, dị ứng hay bệnh về nội tiết tố, và nếu không được chữa trị, những vùng da loang lổ (dân gian gọi là xà mâu) có thể gia tăng, bị kích ứng và nhiễm trùng, dẫn đến ngứa và hình thành vảy (mài ghẻ).

    • Ghẻ lở Demodex cục bộ phổ biến hơn ở chó con. Trong khoảng 90% trường hợp, ghẻ Demodex cục bộ tự khỏi trong một hay hai tháng. Tuy nhiên, với một số ít trường hợp, bệnh chuyển biến nặng hơn thành ghẻ Demodex diện rộng.
    • Mặc dù bản thân chó không có ký sinh trùng ghẻ Demodex do di truyền, nhưng những con chó bị ghẻ lở Demodex diện rộng thường thừa hưởng tính dễ mắc bệnh từ chó bố/mẹ.

  3. Tìm hiểu cách nhận biết những dấu hiệu của chứng viêm chân Demodex càng sớm càng tốt. Viêm chân là loại thứ ba của bệnh ghẻ Demodex; một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng điển hình của ghẻ lở Demodex, một số các trường hợp khác chỉ bị nhiễm trùng chân. Việc điều trị chứng viêm chân có thể diễn ra khá lâu và phức tạp, bao gồm tiêm kháng sinh và thường xuyên ngâm chân chó vào thuốc Mitaban. Chính vì điều trị khó khăn nên việc phát hiện bệnh sớm là điều cấp thiết.