Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đó ai ban hành năm 2024

Cụ thể, IAASB đã ban hành 2 chuẩn mực mới, trong đó có 1 chuẩn mực sửa đổi công tác quản lý chất lượng gồm: Chuẩn mực quốc tế về Quản lý chất lượng (ISQM) 1: Quản lý chất lượng hoạt động của các DN kế toán, kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác; ISQM 2: Đánh giá chất lượng dịch vụ đảm bảo và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 220 (Sửa đổi): Quản lý chất lượng của một cuộc kiểm toán các báo cáo tài chính.

Các chuẩn mực mới và sửa đổi này được đánh giá là một bước tiến tích cực của IAASB, giúp các công ty kế toán, kiểm toán có động lực tiếp thu những cách tiếp cận mới hiệu quả, chủ động để phục vụ công tác quản lý chất lượng. Thay đổi mới này cũng đánh dấu sự tiến bộ của các chuẩn mực kiểm soát trong quản lý chất lượng hiện có.

Chủ tịch IAASB Tom Seidenstein cho biết: “Các chuẩn mực mới và sửa đổi này sẽ hướng nghề nghiệp kiểm toán đến một cách tiếp cận nâng cao đối với “công tác quản lý hiệu quả, chất lượng” chứ không chỉ đơn thuần là “kiểm soát”. Các chuẩn mực đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho lãnh đạo các công ty kiểm toán, yêu cầu họ liên tục phải cải thiện chất lượng dịch vụ, phải thực hiện các cam kết và tích cực khắc phục những thiếu sót. Khi được thực hiện hiệu quả, các chuẩn mực sẽ giúp lãnh đạo các hãng kiểm toán nhận thức sâu sắc được rằng chất lượng là trọng tâm của mọi chiến lược giúp mỗi công ty ngày càng phát triển vững mạnh”.

Được biết, IAASB cũng xây dựng bộ hướng dẫn để hỗ trợ việc thực hiện các chuẩn mực mới, tài liệu đã được đăng tải trên trang web của Ủy ban. Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung sẽ được xuất bản trong năm 2021. Các chuẩn mực sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2022. (Theo iaasb.org)

(BKTO) - Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán, GS,TS. Đoàn Xuân Tiên cho biết: Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (KTNN) được sửa đổi lần này có một số điểm mới so với Hệ thống Chuẩn mực ban hành năm 2016. Việc sửa đổi Hệ thống Chuẩn mực cũng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán. Điều này đòi hỏi đội ngũ kiểm toán viên nhà nước phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Đồng thời, việc sửa đổi các chuẩn mực còn hướng tới đáp ứng yêu cầu về đổi mới công nghệ kiểm toán, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ 4.0 trong tổ chức hoạt động kiểm toán; đảm bảo hài hòa với ISSAI, tạo thuận lợi để KTNN Việt Nam hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chuẩn mực kiểm toán 1000 về kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, làm cơ sở pháp lý rất hiệu quả cho hoạt động kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng, đã và sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp đối với kiểm toán viên và tính minh bạch đối với Báo cáo quyết toán vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản. Chuẩn mực 1000 sắp ban hành sẽ được mở rộng hơn phạm vi kiểm toán, kể cả kiểm toán Báo cáo quyết toán các dự án không là dự án xây dựng cơ bản. CMKiT 1000 trong thực tế đã giúp ích rất nhiều cho khâu xét duyệt quyết toán của các doanh nghiệp, các tổ chức thậm chí các cấp quản lý ngân sách.

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đó ai ban hành năm 2024

Các CMKiT ban hành đợt 2 đề cập đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên

Thực hiện Kế hoạch soạn thảo Chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) Việt Nam đợt 2 đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đang chủ trì soạn thảo 10 chuẩn mực để trình Bộ Tài chính ban hành vào cuối năm 2014. Đây là công cụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, kinh tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới.

Đánh giá về sự cần thiết của việc Bộ Tài chính phê duyệt soạn thảo 10 CMKiT đợt 2 đối với điều kiện hiện nay của Việt Nam, ông Bùi Văn Mai - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VACPA, Trưởng Ban soạn thảo CMKiT Việt Nam cho biết, hệ thống CMKiT là cơ sở để đào tạo, thực hành kiểm toán và kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng báo cáo tài chính (BCTC). Theo đó, cuối năm 2012, theo đề nghị của VACPA, Bộ Tài chính mới ban hành được 37/50 CMKiT liên quan trực tiếp đến kỹ thuật kiểm toán BCTC. 13 CMKiT còn chưa ban hành chủ yếu là các chuẩn mực liên quan đến kỹ thuật soát xét BCTC và thông tin tài chính liên quan. Sau khi xem xét cụ thể, VACPA thấy rằng, có 5 chuẩn mực phù hợp với các chuẩn mực đã ban hành trước đây và 5 chuẩn mực mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cũng có 3 chuẩn mực chưa phù hợp. Như vậy trong đợt 2 này sẽ ban hành tiếp 10 chuẩn mực. Sau khi ban hành chuẩn mực đợt 2 sẽ tạo ra hệ thống 47 CMKiT Việt Nam phù hợp với 50 CMKiT quốc tế, sẽ góp phần đồng bộ hóa đầy đủ văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.

Cũng theo ông Mai, trong 10 chuẩn mực đang soạn thảo, có nhiều điểm mới so với 37 chuẩn mực đã ban hành trước đó. Thứ nhất là có Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. Sau khi Luật Kiểm toán độc lập được công bố đã có 02 Nghị định, 06 Thông tư hướng dẫn, trong đó có những quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp khác với chuẩn mực đạo đức hiện hành. Do đó, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán sẽ được ban hành trong đợt 2 cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, có 1 chuẩn chuẩn mực rất đặc biệt là Chuẩn mực 1000 về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, trong hệ thống CMKiT quốc tế không có chuẩn mực này, nhưng xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, chuẩn mực 1000 đã được ban hành năm 2005, nay thấy không còn phù hợp nên sẽ được ban hành lại. 08 chuẩn mực còn lại đều là các chuẩn mực soát xét cụ thể, như soát xét BCTC bán niên, soát xét Báo cáo thường niên, soát xét Bản cáo bạch hoặc hoặc kiểm tra thông tin tài chính… Đây là những dịch vụ đi kèm với dịch vụ kiểm toán BCTC, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ soát xét và dịch vụ đảm bảo.