Chuyển mục đích sử dụng rừng là gì năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Công ty tôi đang đề xuất thực hiện dự án trên một khu đất 35 ha có nguồn gốc là rừng sản xuất. Tôi được biết là cần phải thực hiện chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Thông tin khu đất đề xuất thực hiện chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng như sau: Diện tích: 35ha. Về quy hoạch: Phù hợp quy hoạch lâm nghiệp [đã nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng]; phù hợp quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất của địa phương giai đoạn 2021-2030; phù hợp quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng. Về nguồn gốc: Trước khi được điều chỉnh ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng thì toàn bộ 35 ha đều là rừng trồng sản xuất [trồng keo] của tổ chức tư nhân, hộ gia đình, cá nhân. Hiện trạng rừng tại thời điểm hiện tại: Trong số 35 ha có 30 ha vẫn đang trồng keo; 5 ha được đánh giá là rừng tự nhiên do tái sinh. Do từ khi nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng của địa phương [năm 2021] thì hộ gia đình, cá nhân khai thác cây keo và chưa trồng lại, dẫn đến việc hiện nay trong khu vực 5 ha này có cây rừng mọc tự nhiên [đa số là các loại cây bụi và cây rừng ít giá trị về gỗ] và một số ít là cây keo mọc lại cũng như còn sót lại trong quá trình khai thác. Tôi xin hỏi, trong trường hợp này khu đất 35 ha kể trên đã đủ điều kiện để thực hiện xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng chưa, và cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?

Trả lời

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 41b Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định:

"Đối với diện tích rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng thì áp dụng quy định về chuyển mục đích sử dụng đối với loại rừng tương ứng trước khi phê duyệt quy hoạch đưa diện tích rừng đó sang mục đích khác không phải lâm nghiệp".

Do vậy, nếu trường hợp 35 ha rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải thực hiện quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng tương ứng với loại rừng trước khi phê duyệt quy hoạch đưa diện tích rừng đó sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải bảo đảm nguyên tắc, căn cứ và đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 21 Luật Lâm nghiệp.

Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Trình tự, thủ tục đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Rừng đặc dụng mang rất sinh vật, tài nguyên thiên nhiên của nước ta vậy nên Nhà nước đã có những quy định rất nghiêm ngặt để bảo vệ và quản lý loại rừng này. Vậy để chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như thế nào? Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.

Nội Dung Chính

Căn cứ pháp lý

  • Luật Lâm nghiệp 2017
  • Luật Đất đai năm 2013

Đất rừng đặc dụng là gì?

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó gồm 3 nhóm đất: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp.

Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử. – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí, trừ phân khu rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt; cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng là gì?

Chuyển mục đich sử dụng đất rừng đặc trưng là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng đất khác bằng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này phải xin phép hoặc đăng ký đất dai trong trường hợp không phải xin phép.

Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng

Căn cứ vào Điều 20 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng gồm 2 chủ thể: Quốc hội, thủ tướng Chính phủ bởi đặc tính đặc biệt và quan trọng của nó. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng được quy định như sau:

“1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.”

Như vậy, quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng đối với diện tích từ 50 ha trở lên.

Thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng đối với diện tích dưới 50 ha.

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác cần gửi 7 bộ hồ sơ về sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm như sau:

  • Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
  • Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư…
  • Văn bản đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư và đầu tư công.
  • Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng, kết quả điều tra rừng trên địa bàn đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng phải ghi rõ: loại rừng, cấp rừng, chi tiết từng thửa, thửa, phân khu phù hợp với Quy hoạch 3 loại rừng và quy định về quản lý rừng. điều tra rừng hiện trạng. Việc điều tra, đo đạc, xác định tài nguyên rừng và đặc điểm diện tích rừng phải do cơ quan tư vấn lâm nghiệp chuyên ngành thực hiện.

Đối với hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đề xuất diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hiện trường, báo cáo UBND thành phố trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Mục đích sử dụng của rừng sản xuất là gì?

Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo mục đích sử dụng rừng được chia làm bao nhiêu loại?

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau: a] Rừng đặc dụng; b] Rừng phòng hộ; c] Rừng sản xuất.

Chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của ai?

Ủy ban nhân dân [UBND] cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh ...

Đất rừng sản xuất là loại đất gì?

Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, loại đất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. - Rừng sản xuất là rừng trồng gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

Chủ Đề