Có bao nhiêu loài rùa phân bố ở việt nam năm 2024

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên có diện tích 27.123 ha rừng thường xanh tự nhiên trên núi thấp và rừng tre hỗn giao, là môi trường sống lý tưởng cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Ghi nhận từ các hoạt động điều tra đa dạng sinh học gần đây cho thấy, có ít nhất 03 loài rùa trong đó có cả loài CR và EN phân bố trong khu bảo tồn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu chuyên sâu nào về các loài rùa nhằm đưa ra các biện pháp quản lý và bảo tồn phù hợp cho chúng ở Xuân Liên.

Nằm trong chuỗi hoạt động thuộc dự án Bảo tồn các loài rùa ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên. Trong tháng 11 năm 2020, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) đã kết hợp với Xuân Liên thực hiện hoạt động điều tra trên thực địa. Kết quả điều tra ban đầu đã ghi nhận loài rùa đầu to (Platysternon megacephalum) và rùa đất Spengle (Geoemyda spengleri), cả hai loài đều được xếp ở ở mức Nguy cấp (EN) trong sách đỏ IUCN (IUCN, 2020) và được bảo vệ nghiêm bởi luật pháp Việt Nam (Nghị định 06/2019/NĐ-CP). Trong thời gian điều tra thực địa, nhóm cũng chưa ghi nhận được các hoạt động săn, bắt rùa trong khu bảo tồn. Điều tra phỏng vấn ở một số thôn thuộc xã Bát Mọt cũng ghi nhận được nhiều cá thể rùa núi viền (Manouria impressa) đang được nuôi trong một số hộ gia đình và mai của nhiều loài rùa cũng được người dân lưu giữ. Kết quả này cũng cho thấy, có lẽ việc bắt rùa ngoài tự nhiên vẫn điễn ra ở các thông bản vùng đệm, tuy nhiên nhóm chưa ghi nhận được thông tin về hoạt động buôn bán rùa ở địa phương.

Trong thời gian tới, CCD sẽ tiếp tục phối hợp với Xuân Liên để tiến hành thêm các đợt điều tra nhằm đánh giá hiện trạng quần thể, các mối đe dọa tới các loài rùa ở trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với khu bảo tồn tiến hành một số hoạt động tập huấn về kiến thức và kỹ năng điều tra, bảo tồn rùa và gắn các thiết bị theo dõi để nghiên cứu về tập tính. Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông cho cộng đồng để nâng cao nhận thức người dân, nhằm giảm các mối đe dọa như săn bắt và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các loài Rùa cũng như các loài động vật nguy cấp khác ở trong khu bảo tồn.

Đây là nguồn tài liệu hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã định dạng 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa tại Việt Nam. Từ đó đảm bảo điều kiện chăm sóc, môi trường tái thả phù hợp cũng như hướng dẫn quy định pháp luật và hình thức xử phạt với hành vi buôn bán rùa trái phép.

Hiện nay, hầu hết loài rùa bản địa của Việt Nam đều được đưa vào danh mục bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trong số 26 loài rùa phân bố tự nhiên tại Việt Nam, có 8 loài bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Ngoài ra, 24 loài rùa của Việt Nam cũng được liệt kê trong các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đòi hỏi phải được cấp phép khi buôn bán, vận chuyển quốc tế.

Cùng với đó, Sách đỏ về các loài nguy cấp của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cũng phân loại 23 loài rùa của Việt Nam ở mức độ nguy cấp và cực kỳ nguy cấp.

Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV, chia sẻ: “Dù được pháp luật bảo vệ nhưng hầu hết loài rùa bản địa của chúng ta đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Chúng tôi hy vọng với sự hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật, các nhà hoạch định chính sách cũng như sự ủng hộ của cộng đồng, có thể phục hồi và bảo vệ các loài rùa hiệu quả”.

Từ năm 2018 đến nay, Phòng Bảo vệ động vật hoang dã của ENV đã ghi nhận hơn 1.890 trường hợp vi phạm (bao gồm 2.644 hành vi vi phạm cụ thể) liên quan đến các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Cùng với đó là hơn 3.500 cá thể rùa được giải cứu từ 475 vụ bắt giữ vi phạm.

Riêng trong năm 2021 đã có 1.071 cá thể rùa còn sống được giải cứu từ 79 vụ vi phạm bao gồm nhiều loài nguy cấp, quý hiếm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021 và 2022, nhiều mức án nghiêm khắc từ 9 tháng lên tới 10,5 năm tù được áp dụng với các đối tượng buôn bán rùa trái phép cũng đã cho thấy những nỗ lực đáng kể trong công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn bán rùa trái phép.

Bản in “Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022” đã được phát hành rộng rãi tới các cơ quan trung ương và địa phương như sở NN&PTNT, sở TN-MT, chi cục kiểm lâm các địa phương, một số trường đại học và các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Bên cạnh bản trực tuyến, cá nhân hay các đơn vị có thể nhận bản in bổ sung từ ENV hoặc Chương trình bảo tồn rùa châu Á.

Chiều 10/12, tại Hà Nội, Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã tổ chức lễ tổng kết chương trình tình nguyện viên bảo tồn rùa biển, trao giải cuộc thi Ký ức rùa biển. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Bảo tồn bãi đẻ rùa biển có sự tham gia của cộng đồng và giảm đánh bắt không chủ ý tại Việt Nam.

Lễ tổng kết được tổ chức với mục đích nhìn lại chặng đường bảo tồn rùa biển trong 8 năm qua, đồng thời là dịp để các chuyên gia, tổ chức kết nối mở rộng mạng lưới tạo thêm nguồn lực cho hoạt động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Có bao nhiêu loài rùa phân bố ở việt nam năm 2024

Bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện IUCN trình bày tại buổi lễ.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, điều phối viên chương trình biển và vùng bờ (IUCN) cho hay: Tại Việt Nam hiện có 5 loài rùa biển, bao gồm vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các loài này đều đang giảm mạnh. Tất cả các loài đều được liệt kê trong sách đỏ IUCN cũng như thuộc danh sách động vật hoang dã đang gặp nguy hiểm cần được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.

Cũng theo bà Hiền, điều đáng buồn là số lượng rùa lên bờ đẻ trứng có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng theo thời gian. Theo kết quả nghiên cứu do IUCN và Viện nghiên cứu môi trường biển (IMER) thực hiện, số lượng rùa lên đẻ trứng tại Việt Nam đã giảm từ 10.000 cá thể mỗi năm vào thập niên 1980 xuống còn 450 cá thể vào năm 2019. Về phân bố, hầu hết số lượng rùa đẻ trứng tập trung ở Côn Đảo (425 cá thể/năm), trong đó chủ yếu là vích.

Có bao nhiêu loài rùa phân bố ở việt nam năm 2024

Cán bộ kiểm lâm "làm bà đỡ" cho vích Côn Đảo. (Ảnh: Sơn Bách)

“Một khảo sát khác do IUCN thực hiện vào năm 2017 cho thấy tại vùng biển các tỉnh khu vực miền bắc và miền trung, 2/5 loài rùa biển bao gồm đồi mồi và rùa da đã… biến mất”, đại diện IUCN thông tin thêm.

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng rùa biển giảm là do khai thác quá mức các bãi đẻ rùa, nhận thức của cộng đồng còn kém dẫn đến tình trạng đánh bắt, buôn bán bất hợp pháp rùa biển và các sản phẩm làm từ rùa. Ngoài ra, hiện tượng mất sinh cảnh, nguồn thức ăn và sự suy giảm chất lượng môi trường cũng là nguyên nhân đe dọa trực tiếp các loài rùa biển.

“Rạn san hô và thảm cỏ biển tại các vùng biển ở Việt Nam cũng đang bị suy thoái nhanh, thậm chí tại các khu bảo tồn biển. Ô nhiễm rác thải nhựa cũng là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến sức khỏe các sinh vật biển trong đó có rùa”, bà Hiền cảnh báo.

Có bao nhiêu loài rùa phân bố ở việt nam năm 2024

Ấp nở cho vích Côn Đảo. (Ảnh: Sơn Bách)

Cụ thể, vị chuyên gia này cho biết: Rùa biển có nguy cơ cao ăn phải các mảnh vụn nhựa và hậu quả có thể gây tử vong. Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp, Khoa học Khối thịnh vượng chung Anh năm 2019 đã phát hiện ra rằng, khi một con rùa có 14 mảnh vụn bằng nhựa trong ruột của nó, thì khả năng dẫn đến cá thể đó tử vong là 50%.

Từ năm 2014, IUCN đã khởi xướng chương trình tình nguyện bảo tồn rùa biển với sự hợp tác của Vườn quốc gia Côn Đảo, Khu bảo tồn biển Hòn Cau và Vườn quốc gia núi Chúa… Dự án nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và tầm quan trọng của rùa biển thông qua việc tạo cơ hội cho họ tham gia vào công tác nghiên cứu, bảo vệ rùa biển tại các bãi đẻ.

Bên cạnh đó, dự án cũng tập trung đào tạo đội ngũ tình nguyện viên có hiểu biết, kỹ năng cũng như tăng cường năng lực cho chính các khu bảo tồn.

Qua 8 năm thực hiện, chương trình đã nhận được khoảng 11.000 đơn đăng ký tham gia, 500 tình nguyện viên được lựa chọn.