Có các phương pháp nhân giống cây an quả là

6 Phương pháp nhân giống cây trồng dễ dàng thành công

Thợ làm vườn - lamtho.vn

Có nhiều phương pháp nhân giống cây trồng, các phương pháp này được chia thành nhân giống hữu tính, nhân giống vô tính, nuôi cấy mô và nhân giống bào tử. Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính là hai phương pháp nhân giống cây cảnh thường được sử dụng ở gia đình. Trong khi đó phương pháp nhân giống bào tử và nuôi cấy mô đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao, nên rất ít được sử dụng trong nuôi trồng cây cảnh ở nhà. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ giới thiệu và giải thích về một số phương pháp nhân giống thường sử dụng tại nhà gồm gieo hạt, giâm hom, tách cây, chiết cành và ghép cây, để bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc nhân giống cây trồng tại nhà.

1. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp gieo hạt

Phương pháp nhân giống bằng gieo hạt thích hợp với phần lớn các loại cây cảnh. Thường có hai phương pháp là gieo hạt ngoài trời và gieo hạt ở trong chậu cảnh.

Nếu gieo hạt ngoài trời, thì nên lựa chọn nơi gieo hạt có địa thế cao ráo, bằng phẳng, khuất gió, hướng về phía mặt trời, đất phải tơi xốp, thoát nước tốt. Làm đất trước khi gieo hạt cần phải chọn ngày nắng và khi đất khô. Cần phải cày cuốc thật sâu, thật kỹ để cho đất tơi xốp. Đồng thời phảỉ tiến hành khử trùng và bón lót trước khi gieo hạt.

Gieo hạt vào chậu cảnh cần phải tiến hành các bước sau: dùng mảnh sành hoặc mảnh ngói đặt chờm lên các lỗ thoát nước dưới đáy chậu cảnh. Tiến hành sàng đất rồi đổ đất hạt to xuống dưới đáy chậu, đất mịn trải lên trên.

Trước khi gieo hạt, cần phải lựa chọn hạt giống thật kỹ. Hạt giống tốt là hạt giống tròn mẩy, không sâu bệnh. Để đảm bảo sau khi gieo hạt, hạt có tỷ lệ nảy mầm cao, thì cần phải tiến hành làm một số công việc sau:

Phủ màng bọc ni-lông hoặc các loại vật dụng có tác dụng che chắn lên đất vườn ươm hoặc chậu gieo hạt giống, để giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất. Nhưng phải nhớ đục lỗ hoặc để khe hở để đảm bảo đất trồng thoáng gió thông khí.

Sau khi gieo hạt xong, nhớ rắc đất mịn lên trên, đồng thời chú ý che nắng và giữ ấm. Nếu đất hồng khô thì có thể đào rãnh ở trong vườn ươm để bổ sung nước. Đối với loại hạt giống nhỏ gieo trong chậu cảnh, thì có thể sử dụng biện pháp ngâm chậu để bổ sung nước, không phun xịt nước từ phía trên, tránh làm lớp đất bề mặt bị xáo trộn, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Đối với những hạt giống kích thước lớn, có thể sử dụng phương pháp tưới phun sương.

Sau khi hạt giống nảy mầm và chui lên khỏi mặt đất, thì nên gỡ bỏ kịp thời vật che chắn, đồng thời để cho mầm tiếp xúc dần với ánh sáng, mục đích tránh để cho mầm bị vàng. Nếu cây con mọc quá dày, thì nên tiến hành nhổ bớt, để đảm bảo mật độ hợp lý, giúp cho cây con sinh trưởng khỏe mạnh. Khi cây con mọc đến một mức độ nhất định, mật độ cây sẽ dày, chật, đinh dưỡng không thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng, lúc đó cần phải di chuyển cây.

2. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm hom

Giâm hom là phương pháp nhân giống cây trồng được sử dụng nhiều nhất trong trồng cây cảnh ở nhà. Cắt cành, rễ hoặc lá từ cây mẹ rồi giâm vào trong đất hoặc ngâm vàò trong nước để làm cho chúng mọc rễ đâm chồi và trở thành một cây mới. Phương pháp giâm hom thường được sử dụng đối với các loại cây cảnh mà nhị và nhụy thoái hóa hoặc hình thành hoa kép mà không thể đậu quả. Một số loại cây cảnh quý hiếm cũng có thể sử dụng phương pháp giâm hom.

Phương pháp nhân giống bằn giâm hom gồm có: giâm cành, giâm lá, gịâm rễ và giâm chồi. Trong đó phương pháp giâm cành tiện lợi nhất, hơn nữa tỷ lệ sống lại cao nên thường được sử dụng.

3. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp tách cây

Phương phán tách cây là tách một phần các cơ quan dinh dưỡng ra khỏi cây mẹ, tiến hành trồng và chăm sóc thành cây mới. Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụí và cây có rễ chùm. Thời gian tách cây như sau: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu (tháng 10 đến tháng 11), hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 4).

4. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp chiết cành

Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Thực tế, chiết cành chẳng qua là phương pháp giâm cành mà cành giâm không tách rời khỏi cây mẹ.

Phương pháp này thường dùng cho cây cảnh mà giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao. Chiết cành thường có mấy phương pháp sau: chiết nén một cành, chiết nén nhiều cành, chiết cành cao.

  • Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất, uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất. Chỗ vùi cắt một vết. Không lâu sau, chỗ vết thương sẽ mọc rễ.
  • Chiết nén nhiều cành: Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết, rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương. Sau 20 – 30 ngày, các cành sẽ mọc rễ và hình thành cây.
  • Chiết cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Phương pháp chiết cành này cho nhiều cây mới cùng một lúc.
  • Chiết cành cao: Phương pháp này thường được gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô, khó nén xuống đất, thì có thể dùng phương pháp này. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ. Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt để tránh cho vỏ tái sinh và để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhụa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt. Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt. Tiếp theo dùng đất bó bầu. Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu. Chu ý: dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng. Sau từ 2 ~ 3 tháng ta kiểm tra thấy ngọn cành chuvển màu vàng và nhìn vào bầu đất có rễ mọc ra nhiều từ màu trắng chuvển sang màu nâu thì ta cắt bầu đem đi giâm.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chiết cành là cây con có tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, còn có một số ưu điểm khác như thao tác đơn giản, hình thành cây con nhanh, những cành chiết lần này không sống thì để sang năm tiếp tục chiết.

Nhược điểm của phương pháp chiết cành là: Cơ thể của cây con không được thay mới triệt để, sản lượng ít, không thích hợp cho việc trồng đại trà.

Thông thường, việc chiết cành phần lớn đều thực hiện vào đầu mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy. Những cây hoa thường xanh thì chiết vào tháng có mưa phùn. Cây con được chiết vào mùa xuân, sau khi trải qua thời gian sinh trưởng trong mùa hè và mùa thu, đã hình thành nên bộ rễ riêng. Trước khi cây mẹ rụng lá khoảng 1 tháng, nên tách cây con ra khỏi cây mẹ trồng vào vườn, để cây con tự sinh trưởng dựa trên bộ rễ của mình. Sau một thời gian, bạn mới trồng cây con vào chậu.

5. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép cây

Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khỏe và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép.

Nếu gốc ghép và mắt ghép thuộc cùng một cá thể thì đây là một sự tự ghép; nếu chúng đến từ các cá thể khác nhau của cùng một loài, người ta gọi đây là sự đồng ghép, sự kết hợp giữa các loài hoặc các giống khác nhau là một sự dị ghép.

Các kỹ thuật ghép cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, người ta có thể phân biệt làm 2 loại chính là ghép cành và ghép mắt.

Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 

Tóm tắt lý thuyết

  • Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ

  • Gần nguồn nước

  • Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày ( 30-40cm), thành phần cơ giới trung bình, ít chua(5-6,5)

  • Khu cây giống: Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm

  • Khu nhân giống: Gồm có: 

    • Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm

    • Khu luân canh: Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:

  • Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

  • Khi nhân giống cần chú ý:

    • Nắm được đặc tính của hạt

    • Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

  • Khó khăn: 

    • Dễ thoái hóa giống

    • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

    • Cây chậm ra hoa, quả 

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

  • Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

  • Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

  • Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

  • Khó khăn:

    • Hệ số nhân giống thấp.

    • Cây chóng cỗi.

    • Tốn công.

2. Giâm cành:

  • Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (Đoạn rễ).

  • Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

  • Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

  • Chọn thời vụ thích hợp.

  • Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

  • Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

  • Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (Nhà giâm).

3. Ghép:

  • Gắn một đoạn cành (Hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ...

  • Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

  • Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

  • Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

    • Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

    • Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả 

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Gieo hạt

- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.

- Hệ số nhân giống cao.

- Cây sống lâu.

- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Lâu ra hoa, quả.

2. Chiết cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Mau cho cây giống.

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây chóng cỗi.

- Tốn công.

3. Giâm cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết

(Nhà giâm).

4. Ghép

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì được nòi giống.

- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc

chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bài tập minh họa

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm? 

Hướng dẫn giải

  • Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

  • Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

  • Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống , xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh.

  • Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi,

  • Thường xuyên phòng bệnh cho con giống.

Bài 2:

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả? 

Hướng dẫn giải

  • Phương pháp nhân giống bằng hạt 

    • Ưu điểm

      • Nhanh tạo ra cây con

      • Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

      • Nhân giống nhanh, đơn giản

      • Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

    • Nhược điểm

      • Dễ thoái hóa giống

      • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

      • Cây chậm ra hoa, quả 

  • Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành... 

    • Ưu điểm: 

      • Cây thích nghi tốt 

      • Cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

      • Nhanh ra hoa, quả. 

      • Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt ( đối với giâm cành) 

    • Nhược điểm 

      • Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

      • Cây không có rễ cọc nên yếu 

      • Không tạo được nhiều cây( đối với phương pháp  chiết cành)

Bài 3:

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì? 

Hướng dẫn giải

  • Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp :

  • Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,..

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dung vườn ươm cây ăn quả.

  • Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả