Cơ cấu To chức của Ngân hàng Nhà nước

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH HÀ TĨNH

[Được quy định tại Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc NHNNVN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]

1. Vị trí, chức năng

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 1 Quyết định này [sau đây gọi tắt là Chi nhánh] là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước]. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

- Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [sau đây gọi tắt là Thống đốc] thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.

- Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

3. Cơ cấu tổ chức.

-  Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ.

- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính.

- Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Thanh toán.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở nội dung của Phụ lục đính kèm.

4. Lãnh đạo, điều hành

- Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:

+ Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh;

+ Phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng trong Chi nhánh;

+ Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức và người lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm soát nội bộ; công tác thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;

+ Tham mưu, trình Thống đốc xem xét chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

+ Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

Trong trường hợp cần thiết, có quyền kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ công tác, xử lý hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

+ Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn;

+ Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh;

+ Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc;

+ Quản lý việc công bố thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn; tiếp nhận, xử lý các thông tin do báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thống đốc [qua Văn phòng] để xử lý;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc:

+ Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công phụ trách;

+ Tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng;

+ Khi Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được ủy quyền [bằng văn bản] thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

Trong bất cứ một quốc gia, một nền kinh tế nào thì không thể thiếu hệ thống các ngân hàng hoạt động trung gian trao đổi tiền tệ, cho vay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho vay vốn để phát triển kinh tế để vượt qua khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vốn đầu tư.Tuy nhiên, các ngân hàng hoạt động và cần có sự giám sát của ngân hàng nhà nước để quản lý và xử lí vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.

Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về Ngân hàng Nhà nước: 1900.6568

1. Ngân hàng nhà nước là gì?

Bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có một ngân hàng của nhà nước thì ở nước ta hiện nay ngân hàng của nhà nước là ngân hàng Nhà nước Việt Nam [sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước] là một trong những cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật thì ngân hàng Nhà nước là có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Theo quy định của pháp luật thì chính phủ ban hành cơ cấu của ngân hàng nhà nước như sau:

+ Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật là một trong những cơ quan quyết định chế độ, công bố tỉ giá đối hoái, đưa ra các cơ chế điều hành tỉ giá.

+ Vụ Quản lý ngoại hối là một đơn vị của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho thống đốc ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện chi trả các khoản vay và trả nợ nước ngoài của các tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu vàng theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

+ Vụ Thanh toán thuộc ngân hàng nhà nước.

Xem thêm: Hoạt động ngân hàng là gì? Khái quát về hoạt động ngân hàng?

+ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là một trong những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Vụ dự báo thống kê

+ Vụ hợp tác quốc tế là một trong những đơn vị thuộc tổng cục hải quan có chức năng tham mưu giúp tổng cục trưởng, tổng cục hải quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật cũng là một tổ chức thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương.

+ Vụ ổn định tiền tệ – tài chính cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp thống đốc trong hoạt động, đánh giá, thực thi, phân tích các chế độ, chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của các hệ thống tài chính.

+ Vụ kiểm toán nội bộ cũng là một đơn vị thuộc ngân hàng trung ương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiếm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống của ngân hàng của nhà nước.

+ Vụ pháp chế là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có những chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành nhân hàng.

+ Vụ tài chính, kế toán cũng là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước

+ Vụ tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu cho thống đốc ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước trong các công tác tổ chức bộ máy và biên chế, quản lý các cán bộ và đào tạo và tiền lương của ngân hàng trung ương và của ngành theo quy định của pháp luật là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Vụ thi đua- khen thưởng bất kỳ tổ chức nào của nhà nước đều sẽ có các quỹ thi đua khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc thì trong ngân hàng nhà nước cũng có một đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng có chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của tổ chức, cơ quan trong ngành ngân hàng theo quy định của luật ngân hàng và các văn bản của pháp luật liên quan.

Xem thêm: Tái cấp vốn là gì? Hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước?

+ Vụ truyền thông cũng thuộc đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

+ Văn phòng là một đơn vị cơ cấu của ngân hàng trung ương.

+ Cục công nghệ thông tin

+ Cục phát hành và kho quỹ là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương giúp cho thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trong lĩnh vực phát hành và kho quỹ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

+ Cục quản trị là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có các chức năng tổ chức thực hiện các công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ cho các hoạt động tại trụ sở chính và các công tác bảo vệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

+ Sở giao dịch cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước có các chức năng giúp thống đốc thực hiện một số nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

+ Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương

+ Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng là một trong những đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

Xem thêm: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi vay tiền ở ngân hàng

+ Viện chiến lược ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một trong những tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chế độ tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ phân tích thông tin tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ nước Việt Nam nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Thời báo ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một kênh thông tin hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm giữ uy tín và truyền tải thông tin nhanh nhất đến những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Tạp chí ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chủ yếu theo luật báo chí, có các nhiệm vụ giúp thống đốc ngân hàng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương  của đảng chính sách pháp luật của nhà nước hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học công nghệ của ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

+ Học viện Ngân hàng.

Các đơn vị trên là một trong những đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương và một số đơn vị là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật thì vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.

Xem thêm: Hội đồng quản trị và cơ cấu Hội đồng quản trị trong Ngân hàng thương mại

Hiện nay, văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.

Ngoài ra, thì các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.

3. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước:

– Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì

+ Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình

+ Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân sách nhà nước nguồn thu.

– Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương còn có các chức năng sau:

+ Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam

+ Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc.

Xem thêm: Thống đốc ngân hàng có quyền ban hành quyết định không?

+ Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Mục tiêu hoạt động:

– Mọi hệ thống ngân hàng đều hướng vào thực hiện 3 mục tiêu sau:

+ Ổn định tiền tệ [ổn định giá cả, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng hay ổn định sức mua đối nội, đối ngoại..]

+ Bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng

+ Thúc đấy kinh tế tăng trưởng

– Các mục tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa hỗ trợ thúc đấy nhau, vừa loại trừ nhau. Vì vậy, khi điều hành nếu cần giải quyết một mục tiêu thì cẩn phải tính đến hệ quả và tác động của nó đối với mục tiêu khác.

Xem thêm: Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước

Video liên quan

Chủ Đề