Lương giảng viên Đại học Đà Nẵng

Chia sẻ với VietNamNet, một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH thành viên [ĐH Quốc gia TP.HCM], cho hay hiện ở trường ông, mức lương là hệ số nhân với mức lương bản nhà nước quy định. Còn thu nhập thì vô chừng, vì có thu nhập từ nghiên cứu khoa học nhưng năm có, năm không và tiền giảng dạy. Riêng tiền giảng dạy, hiện nhà trường trả 60.000 đồng/tiết.  Có hơn 23 năm công tác, với trình độ thạc sĩ, ông cho biết nếu chỉ tính lương thì hiện nhận được 10,6 triệu/tháng. Khoản 10,6 triệu đồng = Lương + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên + phụ cấp ưu đãi+ phụ cấp vượt khung = [HS lương + HS chức vụ + [HS lương + HS chức vụ ] x % phụ cấp thâm niên + [HS lương + HS chức vụ ] x % Phụ cấp ưu đã + [HS lương + hệ số chức vụ] x % phụ cấp vượt khung] x lương. Đối với tiền giảng dạy, ông được khoảng 5 triệu đồng [1 tiết được trả 60.000 đồng]. Như vậy tổng thu nhập 1 tháng thấp nhất được khoảng 16 triệu đồng. 

Còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cách đây 5 năm [2017], theo một điều tra về thu nhập, trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng.

Mức dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định, còn ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học [trả trực tiếp...]. 

Giảng viên ở đại học 'tự chủ' lương bao nhiêu?

 Thu nhập của giảng viên ở những trường đại học đã tự chủ lại “khấm khá” hơn rất nhiều so với những trường còn dựa vào ngân sách nhà nước. Mức thu nhập đảm bảo cho họ đủ cuộc sống, thậm chí còn cao hơn nhiều cán bộ cao cấp. Cuối năm 2013, thu nhập bình quân của khối viên chức hành chính trong Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt 10,5 triệu đồng/tháng, thu nhập của khối giảng viên và nghiên cứu viên đạt 14 triệu đồng/tháng. Đến cuối 2014 thu nhập trung bình của nhân viên, viên chức hành chính nhà trường này là 10,892 triệu đồng/ tháng. Thu nhập trung bình của khối nghiên cứu viên và giảng viên là 14,96 triệu đồng/ tháng. Đến tháng 12/2018, thu nhập của giảng viên, viên chức đã được nâng lên hơn 50% so với con số cuối 2013 với mức trung bình là 17 triệu đồng/ tháng. Đến năm 2020, lương bình quân 1 tháng viên chức giảng dạy 23,7 triệu đồng, viên chức hành chính 22,5 triệu đồng, lao động giản đơn 13,4 triệu đồng. Trong khi đó, lương của các lãnh đạo trường này cao hơn rất nhiều thậm chí đến cả hàng trăm triệu. 

Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vào năm 2019, tức chỉ sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, ngân sách tự có của trường đã tăng 25%, còn thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng 150%. Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng. Còn tiến sĩ, mức thu nhập bình quân khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nhiều tiến sĩ có thu nhập từ 70-80 triệu đồng/tháng, thậm chí tới 200 triệu/tháng. Đặc biệt thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên chỉ sau 3 năm tự chủ đã tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng. Nhà trường trả chi phí trả cho người dạy mỗi tiết là 300.000 đồng, như vậy một tiến sĩ nếu dạy một ngày dạy đủ 8 tiết đã có thu nhập hơn 2 triệu đồng/ngày. 

Một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH đã tự chủ ở TP.HCM, nhìn nhận thu nhập ở trường của ông cũng cao hơn các trường đại học khác đó là điều đương nhiên khi thực hiện tự chủ tài chính.

“Cá nhân tôi làm việc khoảng 20 năm, có bằng thạc sĩ, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng”- ông nói. Tổng mức này bao gồm các khoản lương cơ bản theo quy định của nhà nước [khoảng 9,5 triệu/tháng]; thu nhập tăng thêm [khoảng 12,5 triệu/tháng] + thu nhập từ trách nhiệm trưởng phòng, các khoản khác [khoảng 8 triệu/tháng]. 

Theo ông đối với những giảng viên trẻ, khi mới vào trường thì hưởng lương 75% trong những tháng thử việc với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, hết giai đoạn tập sự thì lên khoảng 15 triệu/tháng. Còn những giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư thì khoảng 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng/tháng, tuỳ vào thâm niên công tác. Còn mức thu nhập bình quân chung ở trường là khoảng 17 triệu đồng/tháng.

Ngoài thu nhập như trên thì giảng viên còn có thu nhập khác từ nghiên cứu khoa học, các công tác hỗ trợ sinh viên, [theo dõi việc học hành của sinh viên, theo dõi quá trình thực tập,....], tiền vượt giờ…

Nhà trường quy định một giảng viên sẽ phải dạy khoảng 280 tiết - 300 tiết/ năm, còn nếu dạy quá thì được tính là vượt giờ. Đối với tiền dạy vượt giờ, thạc sĩ được trả 90.000 đồng/ tiết, tiến sĩ là 120.000 đồng/tiết, phó giáo sư là 160.000 đồng/tiết. Như vậy nếu làm việc hiệu quả thì thu nhập ở trường hoàn toàn đảm bảo mức sống ở TP.HCM hiện nay. 

Lê Huyền 

Bên cạnh những người tốt nghiệp sư phạm để theo nghề giáo thì không ít thầy cô bắt đầu công việc này bằng những “ngã rẽ” bất ngờ. Câu chuyện của tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một ví dụ.

Năm 2006, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cô Phương Thùy nhận được học bổng học thạc sĩ, rồi tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học tại Hàn Quốc. Sau đó, nữ tiến sĩ tiếp tục chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ tại Singapore. Khi kết thúc hợp đồng nghiên cứu thời hạn 3 năm, Phương Thùy quyết định không ký hợp đồng mới dù mức lương được trả ở thời điểm này đang hơn 100 triệu đồng/tháng.

Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy [thứ 2 từ phải sang] hướng dẫn sinh viên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

“Sau 10 năm gắn bó với công việc nghiên cứu, mình muốn được thay đổi. Quan trọng hơn là thực hiện theo định hướng của các thầy cô hướng dẫn - trở về Việt Nam giảng dạy để có cơ hội chia sẻ với bạn trẻ trong nước những kiến thức mới và kinh nghiệm làm nghiên cứu tích lũy được ở nước ngoài”, tiến sĩ Phương Thùy bày tỏ.

Từ bỏ vị trí quản lý, thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Quốc Việt, giảng viên Khoa Mạng máy tính và truyền thông Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, chọn lại nghề giáo khi đã bước sang tuổi 47. Dù bắt đầu đứng trên bục giảng khi đã trải qua hơn 20 năm làm những công việc khác, nhưng bước ngoặt này của thạc sĩ Việt cũng không hoàn toàn bỡ ngỡ khi mà trước đó ông đã có sự chuẩn bị từ rất sớm.

Trong suốt hơn 20 năm, ông Việt kinh qua nhiều công việc và vị trí khác nhau trong lĩnh vực viễn thông. Trong đó, có lúc ông đảm nhiệm vai trò phó quản lý chi nhánh với khoảng 300 người cấp dưới. Ngay ở thời điểm lựa chọn thay đổi công việc, ông vẫn đang giữ vị trí quản lý với mức thu nhập tốt.

Tiến sĩ Phạm Thị Hương [hàng sau, thứ 2 từ phải sang]

Tiến sĩ Phạm Thị Hương, giảng viên Khoa Khoa học giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng chọn lại nghề sau 7 năm đi làm bên ngoài. Tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, tiến sĩ Hương đã làm nhiều công việc khác nhau từ thông dịch viên, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu… Trong đó, có những giai đoạn tiến sĩ đã trải qua vị trí quản lý, rồi môi trường làm việc nước ngoài. “Nhưng sau 7 năm loay hoay làm nhiều công việc khác nhau bên ngoài, mình bắt đầu mong muốn được làm công việc mà mình đã chọn lựa từ khi vào ĐH - sư phạm”, tiến sĩ Hương chia sẻ.

Dù công việc giảng dạy không phải lựa chọn đầu tiên, nhưng các thầy cô này đều đang đón nhận niềm vui khi được truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm bản thân cho người trẻ.

Niềm vui nơi giảng đường

Chỉ sau hơn một năm từ ngày về nước, giảng viên trẻ Phạm Thị Phương Thùy đã trở thành 1 trong 10 nhà nghiên cứu được trao tặng danh hiệu Quả cầu vàng năm 2018.

Nói về công việc hiện tại, tiến sĩ Thùy nhìn nhận: “Đi dạy vui vì có cơ hội tiếp xúc nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Mình cảm thấy vui hơn khi luôn cảm thấy được tôn trọng trong vai trò người đi trước và có thể chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu thực tế của bản thân mình, khơi gợi đam mê nghiên cứu ở sinh viên”.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Quốc Việt chia sẻ: “Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm đi làm bên ngoài, mình cảm thấy rất vui và thích công việc hiện tại. Trong môi trường này mình không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn được lan tỏa nhiều năng lượng tích cực từ những người trẻ. Mình cũng trẻ ra từ đó”.

Còn với tiến sĩ Phạm Thị Hương, chọn lựa nghề giáo một phần còn xuất phát từ ý nguyện của người cha. “Là một giáo viên, ba mình luôn mong muốn mình theo đuổi công việc giảng dạy. Đến hiện tại, mình thấy lựa chọn này là đúng. Nếu cho chọn bỏ dạy để làm công việc khác thì mình sẽ không chọn…”.

Tin liên quan

Lương giảng viên đại học: Những điều cần biết về hệ số và bậc lương

Mức thu nhập hay lương giảng viên đại học là vấn đề những người lao động có định hướng theo con đường giảng dạy này rất quan tâm. Liệu rằng mức lương của các giảng viên tại các trường đại học có cao không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng News.timviec tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Click xem việc làm giáo dục HOT nhất!

Phân loại lương giảng viên

Giảng viên trong các trường đại học đều là những người có trình độ chuyên môn cao từ bậc Thạc sĩ trở lên. Vì vậy mà cách tính lương của giảng viên không chỉ dựa vào việc bạn đứng trên giảng đường bao nhiêu tiết mà còn dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá khác.

Bảng lương Giảng viên đại học [ảnh: internet]

Trên thực tế, hiện nay mức lương của giảng viên đại học sẽ được phân loại như sau:

  • Lương cho giảng viên chính thức
  • Lương giảng viên hợp đồng
  • Lương cho giảng viên vào biên chế
  • Lương cho giảng viên viên chức
  • Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu
  • Lương cho giảng viên thuê ở ngoài

Với mỗi loại tính lương sẽ có những công thức tính toán khác nhau cũng như mức chi trả riêng biệt. Bên cạnh đó, lương của giảng viên đại học còn dựa vào ngạch lương để tính, nên mỗi giảng viên sẽ có một mức lương không giống nhau.

XEM THÊM>>>Công thức tính lương giáo viên THCS mới nhất

Các bậc lương , hệ số lương giảng viên

Các bậc lương giảng viên

Hiện nay, mức lương của như cách tính cùng ngạch và bậc lương của giảng viên đại học đã được chỉnh sửa theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ. Với quy định mới, lương giảng viên đại học được chia ra thành 3 nhóm ngạch lương đó là:

Mức lương giảng viên đại học
  • Viên chức loại A3: Trong đó bao gồm những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 đối với hệ số lương cùng mức lương đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có những sự khác biệt về cấp bậc và thưởng
  • Viên chức thuộc nhóm A2: Có nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương
  • Viên chức loại A1: Với nhóm giảng viên thông thường

>> Xem thêm: Lương giáo viên , hệ số lương và bậc lương mới nhất

Hệ số lương giảng viên đại học

Mỗi loại viên chức chức lại được chia ra nhiều hệ số lương theo trình độ học vấn. Khi mới bắt đầu bước chân vào ngành, các giảng viên sẽ nhận lương ở mức hệ số khởi điểm. Sau đó, tùy vào thâm niên cũng như trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà hệ số lương sẽ có những sự thay đổi.

Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 3 bậc, cụ thể là:

  • Hệ số lương Đại học giữ ở mức: 2,34
  • Hệ số lương Cao đẳng giữ ở mức: 2,1
  • Hệ số lương Trung cấp giữ ở mức: 1,86

THAM KHẢO – Lương giáo viên THPT: Công thức tính lương theo hệ số giáo viên THPT

Cách tính lương giảng viên đại học

Công thức tính lương

Mức lương cơ sở mới nhất là 1.6 triệu đồng. Công thức tính lương của giảng viên đại học như sau:

Công thức tính lương:

Lương = Hệ số lương x 1.6 triệu đồng

Phụ cấp ưu đãi = lương x 30%

Tiền đóng bảo hiểm xã hội = lương x 10,5%

Tổng lương được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội

Hệ thống bảng tính theo bậc

Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7
Giáo sư và Giảng viên cao cấp [A3.1]
Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00
Mức lương hiện hành 9.238 9.7744 10.310 10.847 11.383 11.920
Mức lương từ ngày 01/7/2022 9.92 10.496 11.072 11.648 12.224 12.8
Phó Giáo sư – Giảng viên chính [A2.1]
Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44
Mức lương hiện hành 6.556 7.062 7.563 8.075 8.582 9.089 9.595
Mức lương từ ngày 01/7/2022 7.04 7.584 8.128 8.672 9.216 9.76 10.304
Giảng viên [A1]
Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32
Mức lương hiện hành 3.468 3.978 4.470 4.961 5.453 5.945 6.436
Mức lương từ ngày 01/7/2022 3.774 4.272 4.800 5.328 5.856 6.384 6.912

Bảng chế độ phụ cấp của giáo viên – giảng viên [ảnh: internet]

Giảng viên đại học hạng I [Mã số: V.07.01.01]

Theo dự thảo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp được quy định theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 [A3.1], từ hệ số lương 6.20 – 8.00 với điều kiện:

  • Có bằng tiến sĩ,
  • trình độ ngoại ngữ bậc 4 [B2],
  • có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học [hạng I],
  • trình độ tin học đạt chuẩn.

Giảng viên đại học hạng II [Mã số: V.07.01.02]

Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 [A2.1] từ hệ số lương 4.40 – 6.78 với điều kiện:

  • Có bằng thạc sĩ trở lên,
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học [hạng II],
  • Trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1],
  • Trình độ tin học đạt chuẩn.

Giảng viên đại học hạng III [Mã số: V.07.01.03]

Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2.34 – 4.98 với điều kiện:

  • Có bằng thạc sĩ trở lên,
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học [hạng II],
  • Trình độ ngoại ngữ bậc 2 [A2],
  • Trình độ tin học đạt chuẩn.

XEM THÊM: Mức lương giáo viên tiểu học và công thức tính lương chuẩn

Qua bài viết trên, News.timviec đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến lương giảng viên đại học. Hy vọng rằng, những thông tin của chúng tôi hữu ích đối với các độc giả đang tìm việc trong ngành giáo dục. Mọi thắc mắc các bạn có thể gửi về địa chỉ [emailprotected] để được chúng tôi giải đáp kịp thời nha!


Thanh Hằng

Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Video liên quan

Chủ Đề