Có nên chặt cây si trước nhà

Nằm trong bộ cây Tứ Linh là “Đa – Sung – Sanh – Si”, cây Si cảnh được nhiều người tìm mua và trồng trước nhà với nhiều mục đích khác nhau. Có người vì muốn lấy bóng râm, có người thì si mê vẻ đẹp của nó. Cũng có ý kiến trái chiều là cây si không mang lại may mắn. Để giải quyết những khúc mắt của mọi người, theo chân bài viết hôm nay, Moving House làm rõ vấn đề trồng cây Si trước nhà có tốt không?
Xem nhanh:

  • Cây Si hợp tuổi nào
  • Một số lưu ý khi trồng cây Si cảnh
Có nên chặt cây si trước nhà
Có nên trồng cây Si trước nhà không

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SI

Đặc điểm của cây Si

Cây Si thuộc họ cây Dâu Tằm, có thân gỗ, bắt nguồn từ các nước ở Đông Nam Á. Ngoài tên cây Si thì nó còn được biết đến với tên gọi cây Gừa hay cây Cừa. Ban đầu chỉ là những cây nhỏ mọc dại ven sông hay kênh rạch nhưng hiện nay lại trở thành cây bonsai đẹp mắt trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan.

Cây Si có tên tiếng khoa học là Acacia

Cây si có chiều cao từ 20 đến 25m khi trưởng thành. Cây có nhiều cành và nhánh nhỏ mọc tỏa tám hướng, trên thân cành có rễ phụ mọc dài.

Sau một thời gian các rễ phụ phát triển dài ra và đâm xuống đất để hút thêm nước và các loại chất khoáng để nuôi dưỡng cây. Nếu trồng lâu năm thì các rễ phụ này sẽ ngày càng phát triển, to sần sùi như thân chính.

Lá cây si xanh biếc hình bầu dục, hơi dày giống mặt thìa cà phê. Đến mùa hè quả si mọc ra đầu các cành cây, vẻ ngoài quả giống quả sung nhưng có màu hồng đậm khi mới chín và chuyển dần sang tím đen.

Cây si sinh trưởng tốt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng khả năng chịu đựng không tốt lắm, chỉ ưa thích khí hậu nóng ẩm.

Tác dụng của cây Si trong cuộc sống

Bởi có tán cây rộng nên Si cảnh được trồng để lấy bóng mát, giảm nhiệt độ bầu không khí mang lại một không gian mát mẻ, dịu êm. 

Rễ cây to ngăn chặn khi thiên tai xảy ra gây sạt lở đất. Hơn thế nữa cây có hình dáng độc đáo, sần sùi nên thường được trồng trong khuôn viên, công viên hay sân vườn,… Và còn được dùng trang trí tiểu, non bộ trong nội thất sân vườn.

Cây Si dễ uốn nắn, dễ tạo dáng bonsai ngay từ nhỏ để mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Có loại Si cảnh đẹp có thể lên đến hơn trăm triệu đồng.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, cây Si cũng là một loại cây trồng phong thủy,  là một trong 4 loại cây Tứ Linh nên được trồng nhiều ở đình làm, chùa chiền, am tự,…

Cuối cùng, thân và lá cây Si cũng có khả năng chữa một số loại bệnh như ho, sốt, đi ngoài, kháng viêm… và một số loại bệnh Đông y khác.

Ý NGHĨA CỦA CÂY SI PHONG THỦY

Cây Si hợp mệnh nào?

Theo phân tích đặc điểm của cây Si, các nhà phong thủy nhận định: thân nâu, lá màu xanh lục nên Cây Si hợp với người thuộc mệnh Mộc, mệnh Hỏa. Vì thế, gia chủ mệnh này chắc hẳn sẽ bớt lo lắng có nên trồng cây si trước nhà hay không.

Cây Si hợp tuổi nào?

Những người mệnh mộc có năm sinh và tuổi như sau thì nên trồng cây Si là:

Có nên chặt cây si trước nhà
Bảng tra tuổi, năm sinh và nạp âm của người mệnh Mộc
Có nên chặt cây si trước nhà
Bảng tra tuổi, năm sinh và nạp âm của người mệnh Hỏa

TRỒNG CÂY SI TRƯỚC NHÀ CÓ TỐT KHÔNG?

Thân cây Si khá chắc chắn nhưng không kém phần dẻo dai mang ý nghĩa về sự cân bằng tuyệt hảo. Bên trong vẻ ngoài cứng cáp là sự mềm dẻo đến bất ngờ. Trên thân và cành có những rễ phụ rủ xuống đung đưa trước gió tạo nên một vẻ đẹp tinh tế đặc biệt.

Trong phong thủy, Si cũng được xem là loại cây trồng mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng. Lá cây luôn xanh tốt và bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống và phúc lộc dồi dào. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác khỏe mạnh và đủ đầy.

Với sự mềm dẻo và cành lá tươi tốt xum xuê, cây si rất được người chơi Bonsai ưa thích. Cây có thể uốn thành nhiều thế cây đẹp tùy vào người chủ. Mỗi thế cây lại đại diện cho những ý nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.

Mặc dù có nhiều ý nghĩa tốt đẹp trên, nhưng vẫn có câu hỏi là trồng cây si trước nhà có tốt không?

Tuy Si mang lại sinh khí cho ngôi nhà nhưng nên tránh trồng cây trước cửa. Bởi tán cây rộng hướng ra xung quanh, lá cây lại dày và rậm rạp che đi ánh sáng chiếu vào nhà. Vô tình cây sẽ chắn luồng dương khí theo ánh sáng đi vào trong nhà người trồng. Luồng âm khí nặng và xấu cũng khó thoát ra và tích tụ lâu ngày trong nhà gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vậy nên, nếu đất nhà bạn thật rộng, có thể trồng cây Si lớn trong vườn, nhưng không trồng trước nhà. Với các loại Si cảnh thì thường nhỏ gọn, nên tùy bạn có thể trồng ở đâu cũng được, nhưng nhớ thêm các lưu ý dưới đây.

LƯU Ý KHI TRỒNG CÂY SI CẢNH TRƯỚC CỬA NHÀ

Nên lựa chọn những cây si có dáng nhỏ với chiều cao xấp xỉ 1m. Nếu như bạn chuyển nhà đến và có sẵn cây si rồi thì hãy xem xét thật kỹ nhiều yếu tố trước khi quyết định có nên chặt cây si trước nhà không.

Số lượng cây Si

Số lượng cây Si trồng trong nhà nên theo các số lẻ 3, 5 ,7 cây hoặc theo cặp cân đối. Hoặc Không kết hợp với các loại cây cảnh khác để tăng dương và sinh khí cho ngôi nhà.

Vị trí trồng cây Si

Khi trồng cây si không để ở vị trí chính giữa hoặc hướng Tây, Tây Nam. Vì cây thuộc hành Mộc, nếu đặt ở những vị trí này sẽ không tốt.

Có nên chặt cây si trước nhà
Trồng cây Si cảnh đẹp trong nhà mang lại nhiều điều tốt đẹp

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SI CẢNH VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Kỹ thuật nhân giống cây Si

Có 2 phương pháp chính để nhân giống cây si là chiết và giâm cành. Trong đó giâm cành được ưa chuộng hơn hẳn vì cách làm đơn giản mà hiệu quả mang lại cao. 

Đầu tiên tìm một cành si dài hơn 60cm khỏe mạnh để lấy đoạn dâm. Cắt chéo một đoạn dài khoảng 20 đến 30cm ở gần phía ngọn. Sau đó thêm phân chuồng hữu cơ vào bầu đất để giâm cành. Giâm sâu khoảng 4 đến 5cm là được và tưới nước thường xuyên để cành si mọc rễ và sinh trưởng như một cái cây bình thường. 

Kỹ thuật trồng cây Si

Tùy theo kích thước của bầu cây mà bạn lựa chọn chậu hoặc hố đất cho hợp lý. Đất cần phải có nhiều chất dinh dưỡng và được vun xới tơi xốp. Chậu cây thích hợp để cây dễ dàng thoát nước khi cần. Nếu đất khô cằn nghèo nàn thì trước khi trồng bạn cần bón thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục và thường xuyên vun xới đất.

Khi trồng bầu cây thì không nên cắm rễ quá sâu, trên 10cm là được và chú ý tưới nhẹ tay tránh cây bị trơ rễ nhé. 

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Si đẹp

Khi cây đã ổn định và phát triển tốt thì bạn có thể tạo dáng bonsai cho cây. Một ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, nếu trời không năng nóng thì tưới 1 lần cũng được. Bón phân thường xuyên tháng 2 lần để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Tùy vào cây to hay nhỏ và đong lượng phân bón cho phù hợp.

Cây si có rất nhiều rễ phụ mọc ra nên bạn nên thường xuyên cắt tỉa để cây nhìn đẹp mắt hơn.

Cây si rất ít khi bị bệnh, căn bệnh phổ biến nhất là bệnh quăn lá. Nếu phát hiện thì hãy nhanh chóng loại bỏ cành bệnh, tránh lây lan sang các cành khỏe là được, không cần phải sử dụng thuốc.

Trên đây là một số chia sẻ về các đặc tính của cây Si ở Việt Nam, cùng với đó là trả lời cho câu hỏi trọng tâm trồng cây Si trước nhà có tốt không. Nếu có dự định trồng cây Si cảnh Nhật Bản, bạn có thể tham khảo thêm các nhà làm vườn uy tín để chọn cho mình chậu cây Si cảnh đẹp nhất.

Là một người yêu thích không gian xanh mát và mong muốn tạo dựng cho gia đình một môi trường sống trong lành, hẳn bạn đã tìm hiểu qua rất nhiều loại cây khác nhau để bố trí trong và ngoài căn hộ của mình? Nhưng liệu bạn đã thực sự biết hết các quy tắc phong thủy cơ bản khi chơi cây cảnh? Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, cùng điểm qua những quy tắc phong thủy về cây trong khuôn viên nhà dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho không gian sống của gia đình mình nhé!

1. Cây xung quanh nhà

Không nên trồng cây có tán lớn, rậm rạp trước cửa nhà sẽ khiến khoảng không phía trước u tối, ngăn ánh sáng tự nhiên vào cửa chính và khuất tầm nhìn của bạn. Điều này khiến cho tinh thần và sức khỏe của gia đình bạn không tốt. Nếu đã trồng cây lớn trước cửa, hãy chú ý việc cắt tỉa tán lá để tạo không gian thông thoáng trước nhà.

Có nên chặt cây si trước nhà
Không nên trồng cây có tán lớn, rậm rạp trước cửa nhà 

Mặt khác, theo quan niệm phong thủy dân gian, việc trồng "Độc thụ (một cây) chặn cửa, mẹ góa con côi" hay "Cây một, trơ trụi, mẹ chồng con dâu bất hòa". Không nên trồng cây có tán lớn, rậm rạp trước cửa nhà sẽ khiến khoảng không phía trước u tối, ngăn ánh sáng tự nhiên vào cửa chính và khuất tầm nhìn của bạn

Như vậy khi bố trí cây bên ngoài ngôi nhà, bạn cần lưu ý về số lượng cũng như hình dáng các loại cây, tránh trồng cây đơn chiếc, tán lùm xùm rập rạp

2. Cây trang trí trong căn nhà

Trong phong thủy, có rất nhiều vị trí và loại cây khác nhau nên được sử dụng trong căn nhà của bạn, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... hay ban công để hóa giải các thế phong thủy xấu hay tương sinh với mệnh của gia chủ giúp đem tài lộc về nhà.

Tuy nhiên, quá trình lựa chọn này cần đặc biệt lưu ý tránh các loại cây sau để để đảm bảo vượng khí xung túc, bình an thịnh vượng không chỉ cho bạn-gia chủ của căn hộ mà còn cho tất cả những thành viên trong gia đình.

Tránh tuyệt đối trưng bày trong nhà những loại cây có là dài, nhọn đặc biệt là cây xương rồng

Theo phong thủy, các loại cây này mang đến nhiều vận xui, khiến gia chủ và người thân không được sống yên bình, thường bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp, cãi vãi không đáng có. Đặc biệt nhất là xương rồng, loại cây gan góc với nhiều gai nhọn bao quanh ẩn chứa nhiều sát khí không tốt, nếu bày trong nhà có thể mang đến bệnh tật, cô đơn và trắc trở tình cảm cho những người trong gia đình bạn. 

Có nên chặt cây si trước nhà
Xương rồng nhiều gai nhọn bao quanh ẩn chứa nhiều sát khí không tốt,
nếu bày trong nhà có thể mang đến bệnh tật, cô đơn và trắc trở tình cảm

Nếu không để ý, nhiều gia chủ theo xu hướng hoặc sở thích chơi cây bon sai thường dễ mắc sai lầm này nhất, bởi các cây trên là cây thân gỗ, phần gốc và thân dễ chăm sóc và uốn nắn để đạt các thế bon sai đẹp, các cây này cũng có lá và hoa đặc biệt tạo cảm giác thích thú cho người chơi, ngắm. Tuy nhiên đằng sau vẻ bề ngoài mĩ miều đó, gia chủ phải tuyệt đối cảnh giác và cẩn thận vì thuộc tính phong thủy của chúng.

Có nên chặt cây si trước nhà
Cây liễu không phù hợp trồng trong nhà

Cây liễu khi trồng bên bờ hồ rất đẹp nhưng khi trồng vào khuôn viên trong nhà với diện tích đất nhỏ, không đủ độ thoáng, thiếu mặt nước rộng tạo độ ẩm để cây phát triển tốt thì cây sẽ không phát triển được, mang lại vận xấu cho ngôi nhà 

Có nên chặt cây si trước nhà
 Cây hoa hòe trồng cây này sau nhà nó có thể khiến đường công danh của gia chủ gặp trục trặc, bị vùi dập

Cây hoa hòe không nên trồng ở sau nhà, nếu trồng cây này sau nhà nó có thể khiến đường công danh của gia chủ gặp trục trặc, bị vùi dập. Nếu bạn vẫn muốn trồng loại cây này, tốt nhất chỉ nên trồng trước nhà, lúc này thậm chí nó còn có thể mang lại may mắn đáng kể. 

Có nên chặt cây si trước nhà
Cây si không phải loại cây thích hợp trồng trong nhà

 Rất nhiều người thích cây chơi cây si như một cây bon sai, tuy nhiên theo phong thủy, đây không phải loại cây thích hợp trồng trong nhà.

Có nên chặt cây si trước nhà
Đa là một loại cây mang thuộc tính âm mạnh thường được trồng tại các đình, miếu và nghĩa trang

Có nên chặt cây si trước nhà
Thuộc một trong các cây nhóm Ngũ Quỷ, cây gạo cũng được mệnh danh là loài cây gắn với âm khí, hu hút nhiều ma tà

Thậm chí so với cây đa, dân gian còn kinh sợ cây gạo nhiều hơn, với tin tưởng rằng: "Thần cây đa, ma cây gạo".

Có nên chặt cây si trước nhà
Cây dâu bon sai dù đẹp đến mấy vẫn mang nghĩa tang thương, chết chóc

Trong tiếng Hán, cây dâu đọc là “tang” cùng âm với “tang ma” là biểu hiện của chết chóc và hung thần chủ trì việc chết chóc, tang ma khóc lóc còn gọi là “tang môn thần”. Còn theo sách “Hán thư” thì ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái thường tới đó tụ tập hát gợi chuyện không đứng đắn. Vì vậy, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái.

“Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi”

Xét về phong thủy, những cây thuộc nhóm Ngũ Quỷ có thuộc về âm trạch, có tính âm cực mạnh, không thích hợp trồng trong nhà người sống. Các cây này thường được trồng tại những nơi như đề, miếu, nghĩa địa,... được xem là nơi thu hút và trú ngụ của những luồng âm khí không tốt (ma, tà). Phong thủy dân gian còn truyền tụng nhau: "Trong nhà trong sân, chớ trồng ngũ quỷ" để nhắc nhở quy tắc bất biến không được sai phạm này nếu muốn đảm bảo một vượng khí tốt, xung túc cho gia đình.

Nếu nhà các bạn đã có những cây đó xung quanh, không thể di chuyển hoặc quá yêu thích các cây bon sai này và không muốn từ bỏ, bạn có thể hóa giải bằng cách bổ sung các cây có dương khí mạnh như: Cây Thông, Cây Vạn Thuế là có thể khắc trị được. 

Tránh tuyệt đối trưng bày trong nhà những cây họ Quyết, cây dây leo họ Cát Đằng

Theo phong thủy, cây thuộc các nhóm này cũng mang âm tính mạnh sẽ làm suy yếu vượng khí của gia đình bạn, đặc biệt trong trường hợp cây hợp thổ phát triển um tùm, cành lá, dây xuề xòa có thể thu hút và tích tụ một lượng âm khí cực lớn, cực kỳ độc hại cho con đường công danh sự nghiệp của gia chủ, khiến gia chủ và người thân gặp nhiều thị phi.

Có nên chặt cây si trước nhà
 Dương xỉ mang âm tính mạnh sẽ làm suy yếu vượng khí của gia đình

Thông thường, nhiều gia chủ có điều kiện có xu hướng chọn chơi các cây cảnh, cây trưng bày độc, hiếm mà it cai có được. Tuy nhiên, khi lựa chọn các loại cây này cần tránh các cây thiếu sức sống hoặc đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao, khó thích nghi với thời tiết, khí hậu địa phương,... Vì khi đó, các cây này sinh trưởng không tươi tốt, thậm chí èo ọt hoặc chết yểu sẽ mang lại một bầu không khí ảm đạm, khiến gia chủ mất vượng khí, tài lộc có thể tiêu tan từ đó, thậm chí mang điềm báo vận xui cực kỳ khó hóa giải.

Có nên chặt cây si trước nhà
Những cảnh cây thiếu sức sống, dễ khô héo, chết yểu mang lại vận khí xấu  

Bên cạnh những lưu ý đặc biệt về phong thủy, cũng cần quan tâm đến yếu tố sức khỏe. Thời gian gần đây, một số cây cảnh được xem là vượng khí tài lộc nhưng thân và lá lại chức một lượng chất độc hại như cây Kim tiền, cây Vạn niên thanh cũng không nên đặt những nơi dễ tiếp xúc trong nhà, đặc biệt nhà có trẻ nhỏ như: cầu thang, bàn uống nước,...

Nhiều người vì những phong thủy rất ý nghĩa của những cây này mà thường xuyên sử dụng, cần nhìn nhận và cân nhắc lại thật cẩn thận.

>>>XEM THÊM:

Có nên chặt cây si trước nhà
Vạn niên thanh vốn là loài cây cát tường nhưng có chứa chất gây ngộ độc

Trong phong thủy, việc sử dụng loại  cây này chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây mang ý nghĩa cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.

Tuy nhiên, cần cảnh giác khi trưng bày cây này trong nhà, đặc biệt các nhà có trẻ nhỏ, do cây có độc tố chủ yếu do tinh thể Calcium Oxalate tiết ra từ tế bào. Chất này có thể gây nên cảm giác ngứa, rát, phù miệng, đường tiêu hóa hay sùi bọt mép, nôn mửa.

Trên đây là tất cả những lưu ý căn bản nhất giúp bạn và gia đình phòng tránh những lỗi phong thủy nguy hiểm, tránh được tà khí và đảm bảo vượng khí tốt nhất cho gia đình mình.

N.Bích (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Phong thuỷ