Có nên đeo tai nghe khi lái xe

Có nên đeo tai nghe khi lái xe

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe năm 2022 (ảnh minh họa)

1. Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông.

Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh hình phạt tiền, người điều khiển xe sử dụng tai nghe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô có bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền xử phạt

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thuộc về:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

>>> Xem thêm: Lái xe trên lề đường để tránh kẹt xe thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe máy hay tước bằng lái xe không?

Từ năm 2020, hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu và có bị tạm giữ phương tiện không?

Thu Trang

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

  • Đeo tai nghe một bên có bị phạt không?
  • Đeo tai nghe bị phạt bao nhiêu tiền?
  • Đeo tai nghe khi lái xe có bị tước giấy phép lái xe không?

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần chú ý quan sát và lắng nghe các tín hiệu. Do đó, hiện nay pháp luật Việt Nam đã có các chế tài đối với hành vi sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông. Vậy, đeo tai nghe một bên có bị phạt không là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đeo tai nghe một bên có bị phạt không?

Tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn, mang tính di động và thường được sử dụng để đặt áp sát hoặc bên trong tai. Đây là một thiết bị âm thanh phổ biến, thường được dùng ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Vì lẽ đó, Khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ban bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Tại khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã quy xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định sử dụng thiết bị âm thanh. Cụ thể như sau:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h, Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy,hành vi đeo tai nghe một bên hay hai bên đều được coi là sử dụng thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Vậy đối với câu hỏi đeo tai nghe một bên có bị phạt không ta có thể trả lời Đeo tai nghe một bên hay hai bên đều có thể bị phạt.

Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thiết bị âm thanh khi điều khiển phương tiện sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết.

Có nên đeo tai nghe khi lái xe

Đeo tai nghe bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ quy định tại điểm h, khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ở trên, ta thấy hành vi sử dụng tai nghe của người điều khiển xe mô tô, xe găn máy và các loại xe tương tự có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đây là một mức phạt tương đối nghiêm khắc, có sức răn đe đối với người tham gia giao thông. Nhờ vậy, có thể hạn chế tối đa xảy ra các tai nạn giao thông liên quan đến hành vi vi phạm này.

Đeo tai nghe khi lái xe có bị tước giấy phép lái xe không?

Từ nội dung trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc đeo tai nghe một bên có bị phạt không. Xuất phát từ mức độ tiềm ẩn nguy hiểm, khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định các hình phạt bổ sung đối hành vi này. Cụ thể:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, ngoài hình thức phạt tiền, hành vi đeo tai nghe khi lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Qua tìm hiểu đeo tai nghe một bên có bị phạt không, chúng ta thấy được hiện nay pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ và đưa ra chế tài nghiêm khắc đối với hành vi này. Từ đây, bạn đọc cần nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của hành vi sử dụng tai nghe và các thiết bị âm thanh khác khi tham gia giao thông. Mặt khác, không sử dụng thiết bị âm thanh khi lái xe để giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.