Có nên mua bảo hiểm thân vỏ VnExpress

Thay vì mua bảo hiểm thân vỏ, tôi dùng tiền này gửi tiết kiệm và lấy lãi ra để sửa chữa xe nếu không may có va chạm.

Tôi có cách khác so với cách suy nghĩ của tác giả bài viết "Bảo hiểm thân vỏ - mua thì thừa, không mua thì lo". Hồi mới mua xe tôi mua bảo hiểm 3 năm, một lần đi làm bảo hiểm tôi bị gây khó khăn nên dừng mua. Tôi đã dừng mua bảo hiểm được 9 năm. Cá nhân tôi đã tiết kiệm được 180 triệu tiền bảo hiểm (đã trừ tiền sơn sửa vì lãi tiết kiệm thừa sơn xe) cho hai chiếc xe trong hơn 12 năm qua (mỗi xe bảo hiểm toàn bộ 14 triệu mỗi năm).

Số tiền định mua bảo hiểm tôi gửi tiết kiệm, lúc cần, tôi bỏ tiền dư đó ra sửa xe và số tiền dư của tôi ngày càng nhiều. Năm nay hai chiếc xe của tôi chưa phải sơn lần nào vì không va chạm gì do dịch bệnh ít đi. Tôi lại dư thêm 30 triệu và 10 triệu gửi tiết kiệm. Cuối năm nay sổ bảo hiểm tiết kiệm của tôi có 220 triệu.

Tôi nghĩ khá nhiều người sẽ làm giống tôi vì tôi cũng dừng bảo hiểm và tự góp tiền vào quỹ sửa xe theo cách này của một anh bạn. Cá nhân tôi thấy, xe đi phố và có kinh nghiệm lái tốt (ít nhất 5 năm) thì bảo hiểm thân vỏ không còn quan trọng. Nhưng người lái mới, xe dịch vụ, xe công ty đi nhiều thì thì cần phải mua bảo hiểm.

Độc giả Nguyễn Thanh Bình

VnExpress sẽ tổ chức toạ đàm Car Talks số 3 với chủ đề "Bảo hiểm thân vỏ ôtô dễ mua, khó đòi?" vào 20h-21h thứ 4, ngày 12/10. Các diễn giả là chuyên gia bảo hiểm và người bán ô tô nhiều kinh nghiệm sẽ làm rõ các thắc mắc của người dùng xe hơi về bảo hiểm thân vỏ. Độc giả có thể đặt câu hỏi cho các diễn giả dưới phần Bình luận.

Chuyên gia bảo hiểm và người bán xe nhiều kinh nghiệm sẽ cùng giải đáp những thắc về bảo hiểm tự nguyện, lưu ý trong quá trình mua và đòi bồi thường.

Tọa đàm diễn ra lúc 20h hôm nay, 20/10, trên VnExpress.

Ô tô ngày càng nhiều trang bị, giá cao, kết hợp với giao thông chật chội, nhiều rủi ro xảy ra trên đường là những điều kiện khiến người sử dụng ôtô càng muốn tìm tới bảo hiểm thân vỏ tự nguyên.

Tuy vậy, với nhiều chủ xe, việc mua bảo hiểm thân vỏ là lãng phí bởi nếu tự tin vào tay lái, không mấy khi xảy ra va quệt thì chi phí sửa chữa hàng năm thấp hơn chi phí mua bảo hiểm thân vỏ. Một số khác cho rằng mua bảo hiểm thân vỏ sẽ khó đòi quyền lợi và thủ tục phức tạp.

Có nên mua bảo hiểm thân vỏ VnExpress

Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong toạ đàm, với sự tham gia của hai diễn giả chuyên gia bảo hiểm và chuyên gia bán xe. Chuyên gia bảo hiểm là anh Đỗ Tiến Thành, Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Bảo hiểm PVI. Chuyên gia bán xe là anh Trần Văn Hưng, Phó giám đốc kinh doanh, Mitsubishi Phương Nguyên.

Chuyên gia bảo hiểm sẽ giải đáp các thắc mắc về loại hình bảo hiểm, các quyền lợi khi mua bảo hiểm thân vỏ, mức đền bù, các điều khoản hợp đồng cũng như lưu ý trong việc đòi quyền lợi và bồi thường bảo hiểm.

Chuyên gia bán hàng sẽ đưa ra các câu hỏi trong quá trình khách hàng sử dụng, tư vấn lựa chọn hãng bảo hiểm, các quyền lợi bổ sung nên đưa vào hợp đồng.

Độc giả có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này.

Car Talks là chuỗi các toạ đàm về ôtô, mỗi tuần một số, bắt đầu từ 6/10 trên VnExpress. Đây là một hoạt động nằm trong sự kiện Car Awards 2021 do VnExpresss tổ chức, nơi bình chọn ra các mẫu xe tiêu biểu của cả thị trường cũng như từng phân khúc. Độc giả có thể bình chọn, dự đoán cho các mẫu xe từ tháng 11.

Đoàn Dũng

Bảo hiểm thân vỏ thứ nên mua khi dùng xe ôtô, khi mua người dùng cần chú ý điều khoản hợp đồng, và nắm quy trình đòi bồi thường.

Nhiều tài xế tại Việt Nam cho rằng không cần mua bảo hiểm thân vỏ, bởi nếu lái tốt thì tiền sửa chữa một năm không nhiều bằng tiền bảo hiểm. Bên cạnh đó, thủ tục để đòi bồi thường khi có sự cố là rất phức tạp và khó được bồi thường. Vậy làm thế nào để có thể bồi thường là vấn đề được nêu ra trong toạ đàm Car Talks số 3 với chủ đề "Bảo hiểm thân vỏ ôtô - mua dễ, khó đòi?".

Trong toạ đàm, chuyên gia bảo hiểm là anh Đỗ Tiến Thành, Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Bảo hiểm PVI và chuyên gia bán xe là anh Trần Văn Hưng, Phó giám đốc kinh doanh, Mitsubishi Phương Nguyên đã đưa ra những lưu ý giúp người dùng ôtô hiểu rõ hơn về loại bảo hiểm này.

Theo đó, anh Thành cho biết, đa số trường hợp không được bảo hiểm là bởi không làm đúng những quy định trong hợp đồng về việc chứng minh thiệt hại. Khi xảy ra sự cố với xe, chuyên gia này khuyên chủ xe không tự ý làm sai lệch hiện trường mà cần liên hệ với bên bảo hiểm để được hướng dẫn.

Chủ xe nên chụp lại ảnh hiện trường tai nạn trong bất kì trường hợp nào. Ảnh:Insurance Jounal

"Các công ty bảo hiểm thường có hotline để khi tai nạn xảy ra, khách hàng liên hệ, khai báo, làm các thủ tục ban đầu", anh Thành nói. Khi giám định thiệt hại có nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, tùy thuộc vào các điều khoản hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ giải quyết cho khách.

Trường hợp xe ngập nước, kể cả các tình huống bắt buộc phải di chuyển xe, chủ xe cần liên lạc đến công ty bảo hiểm để được hướng dẫn thay vì tự ý di chuyển xe.

Khi có tai nạn xảy ra, giám định viên của công ty bảo hiểm sẽ hướng dẫn cho khách mang đến nơi đã chọn trong hợp đồng. Tuy nhiên có một số trường hợp nhỏ lẻ, hoặc tùy thỏa thuận giữa khách và phía bảo hiểm, nơi chọn để sửa chữa có thể khác với hợp đồng.

Vì thế người mua bảo hiểm cần đọc kỹ các điều khoản giao kết trong hợp đồng để nắm được quyền lợi của mình khi sự cố xảy ra. Anh cũng lưu ý một số trường hợp không được bồi thường như, khi chủ xe tham gia giao thông vi phạm pháp luật, uống rượu bia khi lái xe, gây tai nạn...

Nếu xảy ra va chạm mà chưa được hỗ trợ, chủ xe cần tuân theo nguyên tắc đã nêu trong hợp đồng như chụp ảnh hiện trường, gọi người làm chứng hoặc xác nhận từ phía công an. Hiện nay, nhiều bên bảo hiểm cũng đã áp dụng hình thức giám định trực tuyến.

Những bước không thể bỏ qua khi đòi bảo hiểm thân vỏ ôtô

Trong khi đó, anh Trần Văn Hưng lưu ý thêm, khi đòi bồi thường nên ưu tiên chọn cơ sở bảo dưỡng chính hãng nếu có, tránh để nhân viên thẩm định hướng sang cơ sở ngoài hoặc cơ sở không đảm bảo chất lượng sửa chữa.

Anh cũng lưu ý thêm, chủ xe nên mua thêm gói bổ sung như mất cắp, cháy nổ, thủy kích, bởi điều kiện đường sá tại Việt Nam khi mưa lớn rất dễ ngập. Thủy kích liên quan đến động cơ, chi phí sửa chữa là rất lớn.

Đoàn Dũng

Hằng năm, hầu hết các mẫu xe đều giảm giá và ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị hợp đồng bảo hiểm thân vỏ ôtô.

Bảo hiểm thân vỏ ôtô là loại bảo hiểm tự nguyện, nhằm bồi thường các mất mát, thiệt hại cho ôtô của khách hàng khi gặp những va chạm mạnh. Hợp đồng này giúp khách hàng bảo vệ tài sản và giảm thiểu tổn thất về tài chính.

Tình hình tai nạn xe hơi ngày càng gia tăng gây thiệt hại lớn về người và của. Để giảm thiểu rủi ro, chi phí sửa chữa xe ôtô và được bồi thường một cách thỏa đáng, các chủ xe thường tham gia bảo hiểm thân vỏ ôtô.

Có nên mua bảo hiểm thân vỏ VnExpress

Bảo hiểm thân vỏ ôtô ngày càng phổ biến, kể cả với những người mới mua xe. Ảnh: iStock.

Các chính sách bảo hiểm thân vỏ

- Bảo hiểm cơ bản: Đây là gói bảo hiểm với khung cơ sở bảo vệ chủ xe trong trường hợp có hư hỏng, va chạm bên ngoài, máy móc. Chủ xe có thể mua thêm các gói bảo vệ kèm theo như mất cắp bộ phận, thủy kích, cháy nổ...

- Mất cắp bộ phận: Chủ xe sẽ được bồi thường khi có bộ phận nào trên xe bị trộm như gương, camera lùi... Các hãng bảo hiểm thường sẽ giới hạn số lần mất cắp trong một năm, căn cứ vào tình trạng mất cắp trên thực tế.

- Thủy kích, ngập nước: Khi xảy ra tình trạng ngập nước hoặc thủy kích, chủ xe sẽ được hỗ trợ 100% phí sửa chữa. Chi phí sửa xe bị thuỷ kích vốn rất đắt đỏ, với xe sang có thể tới vài trăm hoặc cả tỷ đồng.

- Cháy nổ: Khi xe xảy ra sự cố về cháy nổ do nguyên nhân từ bên ngoài hoặc từ xe, khách hàng có thể được bồi hoàn số tiền tương ứng để mua xe mới hoặc được bảo hiểm mua một chiếc xe tương tự để thanh toán rủi ro.

- Bảo hiểm miễn thường: Miễn thường là giới hạn tổn thất mà tại đó, công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm. Thông thường mức miễn thường bảo hiểm thân vỏ ôtô vào khoảng 500.000 đồng đến 2 triệu đồng. Mức miễn thường được sinh ra để loại trừ những chủ xe "quá chăm chỉ sửa xe nhờ bảo hiểm", nhằm giảm bớt sự thất thu bảo hiểm.

- Bảo hiểm toàn bộ: Khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ các chi phí hư hỏng xe từ thân vỏ, máy móc, ngập nước, thủy kích, cháy nổ, mất cắp. Khi tham gia gói này, khách hàng còn được chi trả chi phí đi lại trong thời gian xe nằm xưởng, thậm chí cả thu nhập do xe mang lại. Tất nhiên, mức phí cho gói bảo hiểm toàn bộ sẽ rất cao.

Giá bảo hiểm thân vỏ được tính như thế nào?

Giá bảo hiểm thân vỏ ôtô phụ thuộc vào thời gian sử dụng xe, loại xe, dòng xe, lịch sử va chạm tổn thất của xe, độ phổ biến của linh kiện trong xe.

Đa số các công ty đều áp dụng công thức chung cho phí bảo hiểm thân vỏ xe hơi: Giá xuất hóa đơn (hoặc giá niêm yết) x Hệ số tính bảo hiểm.

Ví dụ: Một chiếc Vios 2020 có hệ số bảo hiểm 1%, giá xe 570 triệu nên mức phí bảo hiểm là 1% x 570 triệu đồng = 5,7 triệu đồng. Tuy nhiên một chiếc Vios 2010 cũng có thể có mức phí khoảng 5-6 triệu đồng vì xe cũ dễ hỏng, chi phí sửa chữa cao nên hệ số bảo hiểm cao hơn, có thể 1,5-2%.

Hai mẫu xe cùng đời mới, giá ngang nhau chưa chắc đã có hệ số bảo hiểm giống nhau. Ví dụ, chiếc Suzuki Ciaz giá tương đương Vios nhưng phí bảo hiểm tới 8-10 triệu vì xe Ciaz không phổ biến, giá phụ tùng, linh kiện thay thế đắt hơn.

Quy trình giám định thanh toán bảo hiểm thân vỏ ôtô

Trước khi tiến hành thanh toán bảo hiểm, phía công ty bảo hiểm sẽ cử người đại diện thực hiện giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Nếu công ty và chủ xe không có thống nhất chung, hai bên cần trưng cầu giám định viên độc lập. Nếu giám định viên độc lập vẫn không thể giải quyết ổn thỏa, một trong 2 bên phải yêu cầu Tòa án chỉ định giám định viên độc lập khác.

Nếu giám định viên có kết quả khác với kết quả giám định của công ty, công ty sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí giám định. Nếu kết quả của giám định viên trùng với kết quả giám định của công ty, chủ xe phải thanh toán mức phí giám định.

Ngoài ra, giá trị của bảo hiểm thân vỏ ôtô vẫn được thanh toán theo đúng với điều khoản có trong hợp đồng.

Thanh Thư