Có nên mua cổ phiếu acb

Ngân hàng là 1 trong những ngành được nhà đầu tư chứng khoán quan tâm nhất trên thị trường. Đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ngành ngân hàng là ngành sẽ hồi phục một cách nhanh nhất. Chính vì thế cổ phiếu ngành ngân hàng luôn được chú ý và vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hôm nay hãy cùng chúng tôi dự đoán cổ phiếu ngân hàng ACB và đánh giá xem có nên mua cổ phiếu này không?

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACBđược thành lập năm 1993, ngày 21/05/2021, ACB đang giao dịch với mức giá 38,900 đồng/cổ phiếu (ngày 29/05/2021), khối lượng cổ phiếu là 2,161,558,460 tương ứng với vốn hoá thị trường là 84,084.62 tỷ đồng. Ngân hàng ACB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam niêm yết đầu tiên ở Việt  Nam. Vào tháng 10/2006, ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Hiện tại ngân hàng này đã chuyển sang giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Có nên mua cổ phiếu acb
Đầu tư vào ACB liệu có an toàn và tránh được mọi rủi ro?

1. Chất lượng tài sản ngân hàng ACB tốt nhất Việt  Nam

Ngân hàng ACB là ngân hàng lớn thứ 8 trên toàn hệ thống và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 4 xét về mức độ tổng tài sản. Cả năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2019. Nhiều mảng kinh doanh có tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm qua: lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 121% đạt 166 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 13,5 lần đạt 732 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 60% đạt 687 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động năm 2020 giảm 8% so với năm trước xuống còn 7.624 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) được cải thiện từ 51,6% giảm xuống còn 42%. ACB đã trích 941 tỷ đồng cho chi phí dự phòng năm 2020, tăng tới 243% so với năm 2019.

2. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ACB rất vững

ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng của toàn hệ thống trong năm 2020 và có đủ năng lực tài chính giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.

Cho vay khách hàng Quý 1/2021 của ACB tăng trưởng 4,1% YoY lên 324,300 tỷ (so với hạn mức tín dụng ban đầu 9,5%), chủ yếu thúc đẩy bởi tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tốt là 4,9% YoY, trong khi cho vay doanh nghiệp lớn có mức tăng trưởng thấp hơn.

Có nên mua cổ phiếu acb
Vị thế của ACB vững chắc niêm yết trên sàn HOSE

Trong dư nợ cho vay cá nhân Quý 1/2021, cho vay mục đích kinh doanh chiếm khoảng 48%, cho vay mua nhà chiếm khoảng 33%, trong khi phần còn lại đến từ các khoản vay mục đích tiêu dùng, với một ít tỷ trọng đối với phân khúc tín chấp. Do đó, tỷ trọng cho vay cá nhân và DNVVN tăng nhẹ lên 93% so với 92% trong Quý 1/2020.

Điều này tái khẳng định trọng tâm chiến lược của ACB vào ngân hàng bán lẻ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận (có suất sinh lời cao hơn).

3. CASA của ACB tiếp tục mang lại hiệu quả

Với việc mở rộng cơ sở khách hàng của ngân hàng ACB đã giúp họ tăng trưởng mạnh lên 3,3 triệu tài khoản vào cuối Quý 1/2021, trong đó khách hàng cá nhân là 3,1 triệu, chiếm 82% tiền gửi của khách hàng; trong khi 0,2 triệu còn lại là khách hàng doanh nghiệp.

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cuối Quý 1/2021 tiếp tục gia tăng ở mức 18%, trong khi CASA từ doanh nghiệp là hơn 40%. Ngân hàng ACB đang kỳ vọng trong những năm tới sẽ đạt mục tiêu CASA đạt 25%. Giúp ACB huy động vốn nhanh hơn.

Có nên mua cổ phiếu acb

4. Biên lợi nhuận NIM ổn định, nợ xấu gia tăng

Xu hướng biên lợi nhuận NIM ổn định ở mức cao trong Quý 1/2021 nhờ bối cảnh môi trường lãi suất thấp như hiện nay, các chỉ số thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tốt.  Đến cuối Quý 1/2021, tỷ lệ LDR theo quy định đã tăng lên 83,6% so với mức trần 85% nhờ vào cơ chế quản lý linh hoạt, khả năng huy động nhanh của ACB.

Nợ xấu của ngân hàng ở mức 2.954 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với cuối năm 2020. Trong đó, nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ tăng mạnh 94% lên 799 tỷ đồng, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn tăng 53% lên 1.858 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ACB tăng từ 0,6% hồi đầu năm lên 0,92% vào cuối tháng 3/2021.

DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ACB 2021

Có nên mua cổ phiếu acb

Nền tảng vốn tốt và thế mạnh bảng cân đối kế toán vượt trội, duy trì tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong hệ thống ngành; ROAE đầu ngành; Vị thế vững chắc là ngân hàng phục hồi nhanh sau hậu COVID-19 và niêm yết trên HOSE và thêm thương vụ Ngân hàng ACB và Sun Life Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm với giá trị 8.500 tỷ đồng vào mô hình định giá. Những điều kiện này giúp ngân hàng ACB duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững và lợi nhuận lớn.

KHUYẾN NGHỊ CÓ NÊN MUA CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG ACB, GIÁ MỤC TIÊU CỦA ACB LÀ BAO NHIÊU

ACB có khả năng quản trị rủi ro tốt, nhờ đó ngân hàng có thể duy trì cơ cấu tài sản và mức sinh lời tốt ngay cả khi không có những lợi thế đặc biệt. Chúng tôi ước tính ACB có thể vượt mức mục tiêu 10.602 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2021. P/B mục tiêu 2,x, và P/E 20, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu ACB với giá mục tiêu trong năm 2021 là khoảng 45,000 đồng/cổ phiếu.