Còn trái có nên uống nước dừa

Nước dừa tươi được nhiều người yêu thích vì giải khát tốt và dễ mua. Đây là một loại nước uống rất tốt vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà lại ít có tác dụng phụ. Vậy cụ thể uống nước dừa có tác dụng gì?

1. Tác dụng của nước dừa: Cung cấp dưỡng chất

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Uống nước dừa có tác dụng gì? Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Nước dừa chứa bao nhiêu calo? Mỗi 240g nước dừa tươi có chứa 46 calo và các dưỡng chất sau:

  • Carbohydrate: 9g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 2g
  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

2. Công dụng của nước dừa: Giúp làm đẹp da

Uống nước dừa có tác dụng gì? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

3. Uống nước dừa có tác dụng gì? Tăng cường năng lượng

Uống nước dừa mỗi ngày có tác dụng gì? Đây là loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt. Lợi ích của nước dừa chính là giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào.

Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao. Hơn nữa, nước dừa lại chứa nhiều kali, canxi và clorua hơn. Trong mỗi 100ml nước dừa có chứa xấp xỉ 294mg kali, 118mg clorua nhưng chỉ có 25mg muối và 5mg dường. Trong khi đó, các loại nước uống tăng cường năng lượng khác chỉ chứa 117mg kali và 39mg clorua mà có tới 200 mg muối, 20–25 mg đường.

Tác dụng uống nước dừa tươi so với các đồ uống giải khát

  • Ít đường và natri thấp, chỉ chứa 5mg đường và 25mg muối trong 100ml nước.
  • Nhiều dinh dưỡng hơn. Giàu khoáng chất kali, canxi và clorua và các vitamin.

4. Tác dụng nước dừa giúp cải thiện tim mạch

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Trong khi đó, tác dụng của nước dừa tươi giúp điều hòa huyết áp. Vì thế, nước dừa tươi với nhiều kali và axit lauric rất tốt cho người cao huyết áp.

5. Tác dụng của nước dừa giúp chống mất nước

Còn trái có nên uống nước dừa
Còn trái có nên uống nước dừa

Nước dừa được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính giải nhiệt mà còn cung cấp nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể. Thế nhưng, uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Nhiều người cho rằng nước dừa vừa bổ dưỡng vừa vô trùng, không có hóa chất độc hại nên có thể dùng thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên, liệu uống nước dừa nhiều có tốt không? Thực tế, các chuyên gia đã chứng minh những trường hợp lạm dụng nước dừa sẽ đem lại kết quả không tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi uống nước dừa.

1. Uống nước dừa khi đi nắng về dễ ngã bệnh

Tuy nước dừa thường được dùng để giải nhiệt, nhưng đây không phải là loại thức uống có thể giải khát sau khi đi nắng về. Các triệu chứng thường gặp sau khi uống nước dừa trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, phát sốt, thậm chí là sốt cao.

Nếu vội vã uống nước dừa sau khi vừa thi đấu thể thao hoặc lao động nặng ngoài trời thì chân tay của bạn có thể bủn rủn, giảm sức dẻo dai và sự phản xạ nhanh nhẹn. Trong trường hợp muốn giải khát bằng nước dừa, bạn cần ngồi nghỉ ngơi trước để cơ thể hồi phục lại năng lượng, sau đó mới uống nước dừa và không nên uống quá nhiều.

2. Uống nước dừa thường xuyên có tốt không: Gây dị ứng

Uống nước dừa nhiều có tốt không còn tùy vào cơ địa mỗi người. Một số người sẽ xảy ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với quả dừa. Do đó, bạn cần tránh sử dụng dừa cũng như các sản phẩm khác liên quan đến dừa như nước dừa tươi, nước cốt dừa, cơm dừa… nếu bạn dễ bị dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Uống nước dừa có tác dụng gì? 10 công dụng nghe là muốn uống liền mỗi ngày!

3. Uống nước dừa nhiều có hại không: Lợi tiểu

Nước dừa là một trong những loại đồ uống tốt cho thận vì nó rất lợi tiểu, có khả năng làm sạch đường tiết niệu và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận hiệu quả. Tuy nhiên, uống nước dừa nhiều không phải là lựa chọn tốt, vì bạn có thể sẽ phải liên tục ghé thăm toilet.

Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất như kali và glucose, giúp bạn đảm bảo lượng nước ổn định trong cơ thể. Tuy nhiên, nước dừa thậm chí có thể gây tử vong nếu như người dùng tiêu thụ chúng quá mức. Nguyên nhân là do sau khi uống nhiều nước dừa, nồng độ kali trong máu sẽ đột ngột tăng cao, khiến cơ thể suy yếu, choáng váng và chỉ trong vài phút sau đó, bạn có thể sẽ mất dần ý thức và chìm vào hôn mê.

5. Nước dừa là một loại “thuốc nhuận tràng” tự nhiên

Một trong những lợi ích mà nước dừa đem lại là nhuận tràng. Do đó, người có vấn đề với nhu động ruột nên cân nhắc vấn đề uống nước dừa nhiều có tốt không nhằm tránh gây nguy hiểm cho đường ruột.

6. Nước dừa làm tăng lượng đường trong máu

Nước dừa dù không phải là thức uống có nhiều đường nhưng trong thành phần của nó có chứa carbohydrate và calo. Do đó, những người có lượng đường trong máu cao không nên uống nhiều nước dừa thường xuyên để tránh những rủi ro về huyết áp và tim mạch.

Có thể bạn quan tâm: Hỏi đáp chuyên gia: Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tốt không?

7. Nước dừa không hợp với người thể chất âm

Nước dừa chắc chắn sẽ không phù hợp với những người có thể chất âm, vì họ rất dễ bị nhiễm lạnh và mắc phải các bệnh như cảm cúm. Vì vậy, uống nước dừa có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn và làm sức khỏe yếu dần đi.

8. Phụ nữ mang thai uống nước dừa nhiều có tốt không?

Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với bào thai trong giai đoạn đầu. Vì vậy, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu tốt nhất không nên uống nước dừa.

9. Nước dừa uống vào buổi tối rất có hại

Buổi tối là thời điểm cơ thể con người đã mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi, nếu uống nước dừa vào thời điểm này sẽ dễ khiến cơ thể bị lạnh. Đặc biệt, nếu uống nước dừa ướp lạnh hoặc bỏ đá vào buổi tối sẽ làm người bạn dễ mắc bệnh, khiến gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.

Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.

Nước dừa là loại thức uống tươi mát cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc uống nước dừa nhiều có tốt không để tránh những tác hại không mong muốn nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.