Cồn y tế mua ở đâu tây an, thiểm tây

Dịch cúm A[H7N9] bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với 541 trường hợp mắc

Dịch cúm A[H7N9] bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với 541 trường hợp mắc. Dịch đạt đỉnh vào tháng 2/2017 với khoảng 50-60 trường hợp mắc mới/tuần, sau đó từ tháng 3 đến nay có xu hướng giảm dần với khoảng 18-34 trường hợp mắc mới/tuần. Từ 3/2017 đến nay đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp bệnh mới. Như vậy trong đợt dịch thứ 5 đã ghi nhận các trường hợp mắc cúm A[H7N9] tại 17 tỉnh tại Trung Quốc. Gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh. Tại tỉnh Quảng Tây, riêng trong tuần từ 8/2 – 9/3/2017 ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc cúm A[H7N9] trên người với 14 trường hợp trong khi năm 2015 -1016 tỉnh này không ghi nhận trường hợp mắc. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc [FAO], sự gia tăng này có thể là do gia cầm đã được vận chuyển từ tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây sau khi tỉnh Quảng Đông công bố đóng cửa chợ gia cầm. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013 do lo ngại Quảng Tây cũng sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm nên gia cầm sẽ được vận chuyển vào Việt Nam nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ. Theo thông báo của WHO, FAO, đã ghi nhận sự thay đổi của vi rút cúm A[H7N9] từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gen vi rút cúm ở người cũng như ở gia cầm. Trên người, đã phát hiện gen độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A[H7N9] tại Quảng Đông và một bệnh nhân mắc cúm A[H7N9] ở Đài Loan [theo Thông báo ngày 25/02/2017 của WHO]. Ở gia cầm, FAO cũng ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường [30 mẫu ở gà, 1 ở vịt và 10 mẫu môi trường] được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam.  Kết quả nghiên cứu cho thấy vi rút cúm A[H7N9] độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc [trong thí nghiệm] và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1000 lần so với vi rút có độc lực thấp. Sự liên tục thay đổi này như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A[H7N9] làm lây truyền dễ dàng từ người sang người và WHO cũng chưa khuyến cáo về các thay đổi quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A [H7N9] ở người. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A[H7N9] tại Trung Quốc và những biến đổi độc lực của vi rút, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ rất cao vi rút cúm A[H7N9] có thể xâm nhập vào nước ta. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các công điện, công văn chỉ đạo tập trung việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường. Công tác giám sát phát hiện sớm dịch bệnh cũng đã được triển khai mạnh mẽ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu. Bộ Y tế đã cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tại các tỉnh biên giới về công tác giám sát, xét nghiệm và xử lý ổ dịch. Các buổi diễn tập có sự phối hợp giữa hai ngành y tế - nông nghiệp cũng đã được triển khai tại các địa phương, nhất là các tỉnh trọng điểm như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, ... Bộ Y tế cũng đã thành lập 5 đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra việc triển khai hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm A[H7N9] xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. 2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. 4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm A[H7N9] tại Trung Quốc, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Admin

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa covid-19 là rửa tay sạch sẽ. Chính vì vậy, mọi người nên sát khuẩn tay bằng cồn với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường.

Sát khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Rửa tay không dùng nước với dung dịch chứa cồn chỉ nên được áp dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng nhưng chỉ khi tay không thấy rõ vết dơ. Nếu tay có vết dơ thấy rõ thì nên rửa tay thường quy [dùng xà phòng thường [nước hoặc bánh] để rửa tay].

Cồn 70 độ có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn

Cồn 70 độ cho tác dụng diệt khuẩn tốt hơn cồn 90 độ. Bởi vì cồn 90 độ vừa thoa lên tay đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian tồn tại trên tay để diệt vi khuẩn. Còn những loại cồn dưới 60 độ lại không đảm bảo để sát khuẩn. Cồn 70 độ là độ cồn có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn. Tóm lại, không dùng cồn ở nồng độ cao 90% vì bốc hơi nhanh, không đảm bảo thời gian tiếp xúc và độ an toàn.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC] cũng đã khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch, đây là lựa chọn đầu tiên vì phương pháp này giúp làm giảm được tất cả các loại vi trùng. Chỉ trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng sản phẩm sát khuẩn tay nhanh có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc sử dụng cồn để rửa tay nhanh, bạn cần thực hiện trong ít nhất 30 giây, chà xát và đảm bảo tất cả vị trí trên da tay đều được tiếp xúc với chất khử trùng và để khô tự nhiên. Virus sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3-4 phút sử dụng dung dịch này. Do đó, cần chú ý trong vòng 3-4 phút sau khi thực hiện rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt hoàn toàn nên vẫn có thể lây sang người khác.

Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc và lượng chất khử khuẩn cũng quyết định rất lớn đến khả năng diệt khuẩn. Do đó việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại dung dịch là thực sự cần thiết. Ví dụ cùng một thành phần chính là Ethanol [cồn] nhưng các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng khác nhau. Các sản phẩm thường dùng trong bệnh viện như: Aniosgel 85 NPC có thể diệt được các chủng virus như Herpes Virus, Rotavirus, Coronavirus trong vòng 30 giây [ở điều kiện tiêu chuẩn] với hướng dẫn sử dụng là 3ml/30 giây, với Asirub dạng dung dịch được hướng dẫn sử dụng 3-4 ml trong 1 phút, Alphasept handrub nên dùng 3ml với thời gian tối thiểu tiếp xúc trên tay 30 giây... Đồng thời, để tính toán được liều lượng dùng, nhà sản xuất cần thiết kế các vòi bơm định lượng cho mỗi sản phẩm mà theo đó, mỗi lần bơm sẽ bơm ra một lượng vừa đủ cho một lần rửa tay.

Sử dụng nước rửa tay khô có kèm chất dưỡng da giúp dưỡng ẩm cho da

  • Dung dịch rửa tay sát khuẩn: chứa 2-4% chlorhexidine hoặc 5-7% povidone iodine hoặc 1% triclosan... dùng trong rửa tay phẫu thuật. Các loại dung dịch sát khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4% [dùng trong phòng mổ].
  • Dung dịch khử khuẩn không dùng nước có thể chứa một trong các hóa chất sau: Alcohol [cồn], Chlorhexidine, Chlorine, Hexachlorophene, Iodine, Para Chloro Meta Xylenol, hợp chất amoni bậc 4 và Triclosan, thường có kèm chất dưỡng da.

Trên thực tế, thành phần chính của các loại nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng hiện nay thường bao gồm: Dung dịch ethanol [cồn], nước tinh khiết, sodium lactate [một loại chất hút ẩm], fragrance [hương liệu tạo mùi hoặc các loại tinh dầu làm thơm], benzalkonium chloride [chất diệt khuẩn]... Theo các bác sĩ, nước sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có khả năng diệt nhanh các loại vi khuẩn, virus, các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, khiến chúng không thể phát triển và bảo vệ bàn tay sạch sẽ. Một số loại nước rửa tay, nước sát khuẩn tay bằng cồn còn có thể chứa một số thành phần dưỡng chất, vitamin giúp bàn tay mềm mại hơn.

  • Bước 1: Lấy 3-5 ml dung dịch rửa tay cho vào lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà xát mạnh tay trong 1 phút, chà hai lòng bàn tay vào nhau và chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón. Chà xát mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và tiếp tục thực hiện ngược lại [mu tay để khum sao cho khớp với lòng bàn tay].
  • Bước 4: Chà xát ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái]. Chà xát các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Chú ý: Khi hoàn thành bước 4 mà tay vẫn chưa khô thì tiến hành lại từ bước 2 đến 4 cho đến khi tay khô.

Mặt khác, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lựa chọn những sản phẩm nước rửa tay nhanh không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường vì không đảm bảo độ an toàn và khả năng diệt khuẩn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Lý do trẻ em có khả năng đề kháng với virus Corona tốt hơn người lớn

Virus corona có thể lây từ mẹ sang con không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề