Công chức văn phòng thống kê cán bằng gì năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Tôi xin hỏi, việc chuyển đổi chức danh công chức cấp xã thực hiện như thế nào? Một công chức đang làm Văn phòng-Thống kê cấp xã (có bằng trung cấp Luật), nay học xong bằng đại học chuyên ngành Công tác xã hội thì có thể chuyển sang chức danh công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã được không và thực hiện như thế nào?

Trả lời

Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:

Thẩm quyền chuyển đổi chức danh công chức đối với công chức cấp xã được quy định tại Điều 32 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định thẩm quyền quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Theo đó, Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã; trong đó có thẩm quyền chuyển công tác và quản lý công chức cấp xã (bao gồm cả thẩm quyền về chuyển đổi chức danh đối với công chức cấp xã); thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo, tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP đã quy định trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị ông Dương Đức Hùng trình bày nguyện vọng với UBND cấp xã nơi ông đang công tác để báo cáo UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp xem xét, quyết định theo phạm vi, thẩm quyền được giao.

Khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn cụ thể như sau:

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Nhiệm vụ của công chức văn phòng – thống kê từ 1.8.2023 được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Công chức văn phòng thống kê cán bằng gì năm 2024
Ảnh minh họa: Quế Chi

Theo đó, công chức Văn phòng - thống kê cấp xã có những nhiệm vụ cụ thể sau:

  1. Tham mưu xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  1. Phối hợp với công chức khác trong việc chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật để tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân và các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
  1. Tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp công dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết theo thẩm quyền;
  1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng chính quyền điện tử, công nghệ thông tin, chuyển đổi số; công tác kiểm soát thủ tục hành chính;

đ) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập các biểu mẫu thống kê, tổ chức thực hiện điều tra thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; tổng hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn (trong đó có cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố); thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thi đua, khen thưởng;

  1. Chủ trì, phối hợp với công chức khác theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã theo quy định của pháp luật;
  1. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.