Công thức tính huyết áp tâm trương

Biểu đồ chỉ số huyết áp này có thể giúp bạn biết được kết quả đo huyết áp của bạn nằm trong mức nào, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp hiệu quả hơn.

Biểu đồ huyết áp chuẩn quốc tế

Huyết áp được chia thành 5 mức khác nhau, từ huyết áp thấp đến bình thường đến tăng huyết áp giai đoạn 2 (cao huyết áp). Mức độ huyết áp của bạn xác định loại điều trị bạn có thể cần. Để có được một phép đo huyết áp chính xác, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số huyết áp của bạn dựa trên mức trung bình của các lần đo.

Công thức tính huyết áp tâm trương

Chỉ số huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp của một người thường được đo từ tâm thu đến tâm trương. Chỉ số huyết áp tâm thu thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng co bóp lại. Lúc này áp lực máu tác động vào thành mạch đang ở mức cao nhất nên mức huyết áp thường ở mức cao nhất, hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đó huyết áp, chỉ số này thường được hiển thị ở trên và cao hơn so với chỉ số bên dưới. Còn chỉ số huyết áp tâm trương thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng giãn ra. Ngược lại với chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp này gọi là huyết áp tối thiểu.

Chỉ số huyết áp bình thường của một người?

Để biết được tình trạng sức khỏe của một người, người ta có thể sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra. Một người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg và huyết áp tâm trương cũng không vượt ngưỡng 80 mmHg. Huyết áp tối ưu nhất của một người thường có chỉ số huyết áp tâm thu 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Huyết áp thấp dẫn tới việc máu không được cung cấp đến những cơ quan khác như não bộ, dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…

Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau thường sẽ có mức huyết áp khác nhau. Chỉ số huyết áp trên chỉ là chỉ số huyết áp bình thường của một người trưởng thành, vì thế bạn cần biết cách tính chỉ số huyết áp tùy theo độ tuổi của bạn là bao nhiêu để xác định tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, bạn có thể biết được những nguy cơ mắc bệnh để sớm đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Sau đây là bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận và sử dụng. Vì thế, bạn cần thực hiện đo huyết áp trên cơ thể rồi so sánh với bảng thống kê này. Huyết áp trung bình là phạm vi huyết áp một người bình thường khỏe mạnh có được.

Độ tuổi (Tuổi)

Huyết áp trung bình (mmHg)

Huyết áp tối đa (mmHg)

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng

75/50 mmHg

100/70

Từ 1 đến 4 tuổi

80/50

110/80

Từ 3 đến 5 tuổi

80/50

110/80

Từ 6 đến 13 tuổi

85/55

120/80

Từ 13 đến 15 tuổi

95/60

140/90

Từ 15 đến 19 tuổi

117/77

120/81

Từ 20 đến 24 tuổi

120/79

132/83

Từ 25 đến 29 tuổi

121/80

133/84

Từ 30 đến 34 tuổi

122/81

134/85

Từ 35 đến 39 tuổi

123/82

135/86

Từ 40 đến 44 tuổi

125/83

137/87

Từ 45 đến 49 tuổi

127/64

139/88

Từ 50 đến 59 tuổi

129/95

142/89

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết được tình trạng huyết áp của bản thân. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi và có được những phương pháp để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. 

Huyết áp tâm trương thấp là gì?

Chỉ số huyết áp sử dụng 2 số được tính bằng milimét thủy ngân (mm Hg) thông qua hai số đo:

  • Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số hơn cả hai biểu thị áp lực của máu đối với thành động mạch khi tim đập.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số thấp hơn, cho thấy áp lực tác động lên các thành động mạch lúc tim nghỉ.

Chỉ số huyết áp sẽ cho thấy số huyết áp tâm thu trước và huyết áp tâm trương sau. Bác sĩ sẽ đánh giá huyết áp bằng cách xem xét cả hai số. Ở hầu hết người lớn, chỉ số huyết áp bình thường dưới 120/80 mm Hg. huyết áp thấp, hay hạ huyết áp là huyết áp dưới 90/60 mm Hg.

Huyết áp tâm trương thấp, hoặc hạ huyết áp tâm trương đơn độc, là khi huyết áp tâm trương xuống dưới 60 mm Hg, trong khi huyết áp tâm thu vẫn ở mức bình thường.

Thời gian tim nghỉ ngơi nằm giữa các nhịp đập, các động mạch vành sẽ nhận và cung cấp cho tim máu giàu oxy. Nếu áp suất tâm trương quá thấp, tim sẽ không nhận được lượng máu và oxy cần thiết dẫn đến chức năng suy giảm theo thời gian.

Nguyên nhân

Lão hóa có thể làm tăng nguy cơ huyết áp tâm trương thấp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc để điều trị rối loạn cương dương.

Những người lớn tuổi dùng thuốc điều trị huyết áp cao có nhiều nguy cơ bị huyết áp tâm trương thấp hơn. Một số người cơ địa có huyết áp thấp khiến họ không gặp vấn đề về sức khỏe. Những người khác có thể bị tụt huyết áp do một số bệnh lý khác bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tim mạch;
  • Bệnh Parkinson;
  • Nhiễm trùng nặng;
  • Thiếu máu;
  • Dị ứng.

Một số người cũng có thể bị hạ huyết áp qua trung gian thần kinh, trong đó huyết áp giảm sau khi đứng trong thời gian dài. Ngoài ra, huyết áp thấp cũng có thể là do:

  • Thai kỳ;
  • Nghỉ ngơi trong thời gian dài;
  • Chảy máu;
  • Mất nước;
  • Lượng muối cao;
  • Uống nhiều rượu.

Việc thay đổi tư thế có thể dẫn đến giảm huyết áp nhưng thường chỉ kéo dài trong vài giây.

Theo báo cáo của Tạp chí Tim mạch Lão khoa, tình trạng này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, những người bị huyết áp cao hoặc những người mắc bệnh Parkinson.

Triệu chứng

Người có huyết áp tâm trương thấp có thể cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi dẫn đến té ngã thường xuyên hơn. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm ở người lớn tuổi.

Thông thường, huyết áp thấp sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Trong một số giới hạn nhất định, người mắc chứng huyết áp thấp vẫn có thể khỏe mạnh bình thường. Một số trường hợp huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy lâng lâng;
  • Ngất xỉu;
  • Buồn nôn;
  • Khát nước thường xuyên;
  • Lú lẫn, mệt mỏi;
  • Mờ mắt;
  • Hạ thân nhiệt, da nhợt nhạt;
  • Thở nhanh, nông;
  • Đánh trống ngực;
  • Đau đầu.

Các triệu chứng có thể giảm khi ngồi xuống hoặc nghỉ ngơi. Nếu huyết áp xuống quá thấp, các cơ quan trọng yếu của cơ thể sẽ không có đủ chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động hiệu quả khiến cơ thể bị sốc và cần có sự hỗ trợ về mặt y tế.

Chẩn đoán

Để xác định xem một người có huyết áp tâm trương thấp hay không có thể sử dụng máy đo huyết áp. Chỉ số tâm trương dưới 60 mmHg là quá thấp.

Ngoài ra, có thể thực hiện các xét nghiệm, kỹ thuật chuyên sâu hơn để xác định nguyên nhân gây ra huyết áp thấp bao gồm:

  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu;
  • Đo điện tâm đồ ghi lại tín hiệu điện tim của tim để phát hiện nhịp và bất thường;
  • Siêu âm tim;
  • Điện tâm đồ gắng sức.

Nếu bệnh nhân bị ngất thường xuyên, bác sĩ có thể sử dụng nghiệm pháp bàn nghiêng để xem cơ thể có các phản ứng như thế nào.

Điều trị

Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện huyết áp tâm trương thấp, chẳng hạn như:

  • Nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi một số loại thuốc đang sử dụng;
  • Mang vớ điều chỉnh huyết áp giúp cải thiện lưu thông;
  • Điều chỉnh lượng muối trong thức ăn hoặc uống nhiều caffeine để tạm thời tăng huyết áp;
  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc như fludrocortison và midodrine để điều trị một số trường hợp huyết áp thấp. Tuy nhiên, hiện tại không có thuốc nào điều trị huyết áp tâm trương thấp.

Công thức tính huyết áp tâm trương

Phòng ngừa

Tuổi tác có thể là một nguyên nhân chính gây ra huyết áp tâm trương thấp, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giữ cho huyết áp ổn định cũng như giúp tim khỏe mạnh hơn.

Kiểm soát huyết áp tâm trương thấp

Một số thay đổi lối sống đối với người huyết áp tâm trương thấp có thể thực hiện bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc;
  • Hạn chế sử dụng rượu;
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ;
  • Uống nhiều nước;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Không ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài;
  • Thay đổi tư thế một cách chậm rãi.

Tổng kết

Nói chung, huyết áp thấp sẽ không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ té ngã rất nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Những người có huyết áp tâm trương thấp cũng có thể tăng nguy cơ suy tim, vì vậy cần có biện pháp kiểm soát tốt nhất có thể. Các triệu chứng của suy tim bao gồm:

  • Thở gấp;
  • Ho dai dẳng;
  • Sưng phù ở phần dưới cơ thể;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Lú lẫn;
  • Tim đập nhanh.

Nếu có nhiều hơn một trong những triệu chứng này cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng về nguy cơ tổn thương tim ở những người trên 60 tuổi có huyết áp tâm trương là rất thấp.

Những thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục và lối sống đều có thể giúp tăng huyết áp tâm trương thấp. Những người có huyết áp tâm trương thấp nên đi khám bác sĩ thường xuyên nhằm phát hiện sớm những vấn đề do huyết áp thấp gây ra một cách nhanh chóng, kịp thời.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Công thức tính huyết áp tâm trương
facebook.com/BVNTP

Công thức tính huyết áp tâm trương
youtube.com/bvntp