Công thức tính khoảng cách Vật lý 7

Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay, có đáp án

Trang trước Trang sau

Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:

  v = S : t ⇒ s = v.t ⇒ t = S : v

Trong đó: s là quãng đường truyền âm [m]

  t là thời gian truyền âm [s]

  v là vận tốc truyền âm [m/s].

Quảng cáo

Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta cần tính vận tốc truyền âm. Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường theo bảng trong sgk để biết đó là môi trường nào.

Ví dụ 1: Khi ở xa, ta nhìn thấy một người đánh trống và sau hai giây mới nghe thấy tiếng trống. Khoảng cách từ trống đến ta là:

 A. 480m

 B. 580m

 C. 680m

 D. 780m

Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ cái trống đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ cái trống đến ta là:

S = v.t = 340.2 = 680 m

Chọn C

Ví dụ 2: Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:

 A. 920m

 B. 410m

 C. 610m

 D. 850m

Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ tia sét đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:

S = v.t = 340.2,5 = 850 m

Chọn D

Quảng cáo

Ví dụ 3: Trong một cơn giông, sau khi nhìn thấy tia chớp 5 giây người ta mới nghe được tiếng sấm. Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa? Biết rằng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/s.

Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ tia sét đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:

S = v.t = 340.5 = 1700 m

Đáp án: 1700 m.

Câu 1: Một người gõ búa mạnh xuống đường ray xe lửa tại M làm âm truyền đến điểm N cách M 1590 m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu? Nếu:

a] Âm truyền qua đường ray.

b] Âm truyền trong không khí.

Cho tốc độ truyền âm trong đường ray là 5 300 m/s, tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Hiển thị đáp án

a] Thời gian âm truyền qua đường ray là: t1 = S : v1 = 1590 : 5300 = 0,3 [giây]

b] Thời gian âm truyền qua không khí là: t2 = S : v2 = 1590 : 340 = 4,68 [giây]

Đáp án: a] 0,3 giây; b] 4,68 giây.

Quảng cáo

Câu 2: Bạn Tài đang đứng bên bờ sông, thấy một người đang ở trên một chiếc thuyền đánh cá. Người đó dùng tay chèo gõ vào mạn thuyền, bạn Tài dùng đồng hồ bấm giây thì thấy khoảng thời gian kể từ khi người đánh cá gõ tay chèo vào mạn thuyền đến khi nghe được tiếng gõ là 0,5 giây. Hỏi khoảng cách từ bạn Tài đến người đánh cá là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm truyền trong không khí là 340 m/s.

Hiển thị đáp án

Ta có thể xem thời gian ánh sáng truyền từ người đánh cá đến bạn Tài là rất nhỏ không đáng kể. Nên khoảng cách từ bạn Tài đến người đánh cá được tính theo công thức:

  S = v.t = 340.0,5 = 170 m

Đáp án: 170 m.

Câu 3: Trong một môi trường, cứ 5 giây thì âm thanh truyền đi được 7,5 km. Hỏi âm thanh đó đã truyền đi trong môi trường nào?

Hiển thị đáp án

  Đổi 7,5 km = 7500 m

Vận tốc truyền âm của môi trường đó là:

  V = S: t = 7500 : 5 = 1500 [m/s]

So sánh với bảng số liệu sách giáo khoa thì ta thấy đó là vận tốc truyền âm trong nước. Vậy môi trường đó là nước.

Câu 4: Lúc 7 giờ tại một nhà ga A có một đoàn tàu bắt đầu khởi hành. Có một người ở cách nhà ga 18,3 km áp sát tai vào đường ray thì sau bao lâu người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu? Biết vận tốc truyền âm trên đường ray là 6100 m/s

Hiển thị đáp án

  Đổi 18,3 km = 18300 m.

Thời gian kể từ khi đoàn tàu xuất phát đến khi người đó nghe thấy tiếng của đoàn tàu qua đường ray là:

  t = S: v = 18300 : 6100 = 3 [giây]

Đáp án: 3 giây.

Câu 5: Trong một cơn giông, khi nhìn thấy tia chớp, 3 giây sau người ta mới nghe được tiếng sét. Hỏi khoảng cách từ nơi sét xảy ra đến nơi người quan sát là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Hiển thị đáp án

Ta có thể coi thời gian ánh sáng truyền từ tia sét đến mắt ta là rất nhỏ. Vậy khoảng cách từ nơi sét xảy ra đến nơi người quan sát là:

  S = v.t = 340.3 = 1020 [m]

Đáp án: 1020 m

Câu 6: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Lấy một ống thép dài 30,5 m, bạn An dùng búa gõ vào một đầu ống còn bạn Bình áp sát tai của mình vào đầu kia của ống.

a] Bạn Bình sẽ nghe được hai tiếng gõ kế tiếp nhau. Hãy giải thích tại sao bạn An chỉ gõ một lần nhưng bạn Bình lại nghe được hai tiếng gõ.

b] Tính khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy hai tiếng gõ đó. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong thép là 6100 m/s.

Hiển thị đáp án

a] Vì tốc độ truyền âm trong không khí và trong thép khác nhau, nên khi bạn An gõ một lần, âm thanh truyền qua không khí đến tai bạn Bình và âm thanh truyền qua thép đến tai bạn Bình trong thời gian khác nhau. Vì vậy bạn Bình nghe thấy hai tiếng gõ.

b] Thời gian âm thanh truyền qua thép đến tai bạn Bình là:

  T1 = S: v1 = 30,5 : 6100 = 0,005 [giây]

Thời gian âm thanh truyền qua không khí đến tai bạn Bình là:

  T2 = S: v2 = 30,5 : 340 = 0,09 [giây]

Vậy thời gian giữa hai lần bạn Bình nghe thấy tiếng gõ là:

  ∆t = T2 – T1 = 0,09 – 0,005 = 0,0085 [giây]

Đáp án: b] 0,0085 giây

Câu 7: Đặt một nguồn âm ngay trên mặt nước, một người đứng trên bờ cách nguồn âm 1,5 km và một người ở dưới nước cách nguồn âm 1,5 km. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s.

a] Hỏi người nào nghe thấy âm thanh trước? Vì sao?

b] Tính thời gian âm thanh đi từ nguồn âm tới tai từng người?

Hiển thị đáp án

Đổi 1,5 km = 1500 m.

a] Người ở dưới nước sẽ nghe thấy âm thanh trước vì âm thanh truyền đi trong nước với vận tốc lớn hơn vận tốc âm truyền trong không khí.

b] Thời gian âm thanh đi trong không khí đến tai người nghe là:

  Tkk = S: vkk = 1500 : 340 = 4,41 [giây]

Thời gian âm thanh đi trong nước đến tai người nghe là:

  Tnc = S : vnc = 1500 : 1500 = 1 [giây]

Câu 8: Thời gian kể từ lúc thấy được ánh chớp cho đến khi nghe được tiếng sấm là 1,5 giây. Khoảng cách từ vị trí tia chớp đến mắt ta là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Hiển thị đáp án

Có thể coi thời gian ánh sáng truyền đến mắt ta là nhỏ không đáng kể. Khoảng cách từ vị trí tia chớp đến mắt ta là : S = v.t = 340.1,5 = 510 m.

Đáp án: 510 m

Câu 9: Một công nhân gõ mạnh búa xuống đường ray. Cách đó 880 m, một người quan sát áp tai vào đường ray và nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray đến tai mình. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong thép là 5100 m/s.

Hỏi bao nhiêu lâu sau từ khi nghe thấy tiếng búa truyền qua đường ray thì người đó nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình?

Hiển thị đáp án

Thời gian âm thanh truyền trong đường ray là

  T1 = S: v1 = 880 : 5100 = 0,173 [giây]

Thời gian âm thanh truyền trong không khí là

  T2 = S : v2 = 880 : 340 = 2,588 [giây]

Vậy khoảng thời gian từ sau khi nghe được âm thanh truyền qua đường ray đến khi nghe được âm thanh truyền qua không khí là

  ∆t = T2 – T1 = 2,588 – 0,173 = 2,415 [giây]

Đáp án: 2,415 giây.

Câu 10: Một người dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa, cách chỗ đó 1500m, người khác áp tai vào đường ray xe lửa thì nghe được hai tiếng gõ cách nhau 4 s.

a] Tại sao người đó lại nghe được hai tiếng gõ như vậy? Và nghe được tiếng gõ nào trước?

b] Tính vận tốc truyền âm trong đường ray?

Hiển thị đáp án

a] Người đó nghe được hai tiếng gõ là do âm thanh truyền trong không khí và trong đường ray với vận tốc khác nhau nên âm thanh đến tai người nghe cách nhau một khoảng thời gian. Người đó sẽ nghe thấy âm thanh truyền qua đường ray trước vì vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn vận tốc âm truyền trong không khí.

b] Thời gian âm thanh truyền qua không khí là:

  Tkk = S : vkk = 1500 : 340 = 4,41 [giây]

Thời gian âm truyền qua đường ray là:

  Tr = Tkk – 4 = 0,41 [giây]

Vận tốc truyền âm trong đường ray là:

  Vr = S : Tr = 1500 : 0,41 = 3658 [m/s]

Đáp án: b] 3658 m/s.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 7 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

Chương 1. Quang học

1. Tia sáng truyền tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng

2. Tia sáng truyền gặp gương phẳng truyền tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

3. Góc phản xạ bằng góc tới:i = i’

Trong đó:

i là góc tới

i’ là góc phản xạ

NN’ là đường pháp tuyến

SI là tia tới

IR là tia phản xạ

Ví dụ:

Cho tia tới hợp với phương nằm ngang 1 góc 300. Hỏi góc tới và góc phản xạ bằng bao nhiêu ?

Góc tới bằng:

Mà góc phản xạ bằng góc tới nên:

Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng

I – NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

a. Các trường hợp mắt nhận biết được có ánh sáng:

  • Ban đêm, đứng trong phòng kín cửa, mở mắt, bật đèn, …
  • Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.

b. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống như là ánh sáng truyền vào mắt.

c.Kết luận:Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

II – NHÌN THẤY MỘT VẬT

– Có đèn tạo ra ánh sáng

nhìn thấy vật. Chứng tỏ ánh sáng chiếu tới mảnh giấy trắngánh sáng từ mảnh giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy mảnh giấy trắng.

Kết luận:Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

III – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

– Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.

– Dây tóc bóng đèn phát sáng từ vật khác chiếu vào gọi chung là vật sáng.

Kết luận:

Nguồn sánglà vật tự nó phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta.

Vật đenlà vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Vật sánggồmnguồn sángvà những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ 1:Ánh sáng Mặt Trời, Mặt Trăng, bóng đèn điện, ….

Ví dụ 2:Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy những đồ vật màu đen để trên bàn. Vì sao?

Hướng dẫn:

Vì ta nhìn thấy các vật sáng xung quanh đồ vật màu đen do đó mắt ta phân biệt được đồ màu đen với các đồ vật có màu sắc khác có trên bàn.

Ví dụ 3:Ta có thể dùng gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Vì sao?

Hướng dẫn

Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ 4:Vì sao trong phòng bằng gỗ đóng kín, không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

Hướng dẫn

Trong phòng bằng gỗ đóng kín, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Vật sánggồmnguồn sángvà những vậthắt lại ánh sángchiều vào nó.

Chú ý:

+ Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.

+ Ta có thể nhận biết vật đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.

🔭 GIA SƯ LÝ

Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng

I – ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG

Định luật truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

II – TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG

a. Tia sáng

  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi làtia sáng
  • Biểu diễn tia sáng

b. Chùm sáng

– Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

– Ba loại chùm sáng:

+Chùm sáng song song[hình a]: gồm các tia sángkhông giao nhautrên đường truyền của chúng.

+Chùm sáng hội tụ[hình b]: gồm các tia sánggiao nhau tại cùng một điểmtrên đường truyền của chúng.

+Chùm sáng phân kì[hình c]: gồm các tia sángloe rộng ratrên đường truyền của chúng.

Chú ý:

– Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc rất lớn gần bằng.

– Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

Ví dụ:Tìm hiểu ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là chùm sáng gì? Vì sao khẳng định là chùm sáng đó?

Hướng dẫn

Mặt Trời là nguồn sáng phân kì nhưng do Trái Đất quá nhỏ và qua xa với Mặt Trời nên khi chiếu xuống Trái Đất thành chùm sáng song song

Ví dụ:Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh xếp thành hàng dọc, theo lớp, theo tổ. Tại sao khi các bạn đã đứng trên đúng một đường thẳng thì người tổ trưởng không nhìn thấy huy hiệu trước ngực của các bạn phía sau người đứng đầu?

A. Vì ánh sáng từ mắt bạn tổ trưởng không chiếu đến phù hiệu của các bạn đứng sau.

B. Vì bạn đứng đầu hàng che khuất.

C. Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng.

D. Vì ánh sáng không truyền theo đường cong.

Hướng dẫn

Chọn đáp án C và D: Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng và ánh sáng không truyền theo đường cong.

Vật lí lớp 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

I – BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI

1. Bóng tối

Thí nghiệm:Đặt một nguồn sáng nhỏ trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.

[1] – Vùng tối

[2] – Vùng nửa tối

[3] – Màn chiếu

Vùng tốilà các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chặn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới gọi là vùng tối.

Vùng sáng:Vì có tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.

Nhận xét:

– Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng gặp vật cản ánh sáng không truyền qua được.

– Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

2. Bóng nửa tối

Thí nghiệm:

Vùng nửa tối:vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ đèn điện truyền tới

Nhận xét:

– Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.

– Vùng ngoài cùng là vùng sáng.

– Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối.

Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng được gọi là bóng nửa tối.

II – NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC

1. Hiện tượng nhật thực

– Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy rahiện tượng nhật thực.

– Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó cónhật thực toàn phần.

– Nếu ta đứng ở chỗ nửa bóng tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượngnhật thực một phần.

2. Hiện tượng nguyệt thực

Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy rahiện tượng nguyệt thực.

Nguyệt thực toàn phầnxảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất.

Nguyệt thực nửa tốixảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.

Nguyệt thực một phầnchỉ xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Vật li lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

I – GƯƠNG PHẲNG

– Hình của một vật quan sát được trong gương gọi làảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

– Gương phẳng tạo ra bởi ảnh của vật trước gương.

– Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: Tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng, ….

II – ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

Hiện tượng phản xạ ánh sáng:Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ

Các tia và góc trong hiện tượng phản xạ toàn phần:

– tia tới

– tia phản xạ

– pháp tuyến

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

+ Góc phản xạ bằng góc tới

III – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

1. Dạng 1: Biết góc tớihoặc góc phản xạ

, tìm góc còn lại

Phương pháp:

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:

2. Dạng 2: Cho góc tạo bởi tia tới[hoặc tia phản xạ] và mặt phẳng gương là. Tính góc tớivà góc phản xạ

Phương pháp:

Ta có, pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng gương

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:

gương để tia phản xạ theo phương thẳng đứng.

Hướng dẫn

Theo đề bài ra ta sẽ có 2 trường hợp

TH1:Tia phản xạ chiếu theo phương thẳng đứng và có chiều hướng lên trên:

Theo trường hợp này thì mặt phản xạ của gương phải hợp với phương thẳng đứng một góc bằng 67,50

TH2:Tia phản xạ chiếu theo phương thẳng đứng và có chiều hướng đi xuống:

Như vây, theo trường hợp này thì mặt phản xạ của gương phải hợp với phương thẳng đứng một góc bằng450.

Ví dụ:Vì sao trên ô tô, để quan sát được những vật phía sau mình, người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi?

Hướng dẫn

Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

I – TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

– Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Chú ý:

– Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

– Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảo ảnh S’.

* Kính tiềm vọng:Là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật đặt ở trên mặt nước

II – GIẢI THÍCH SỰ TẠO ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG

III – CÁC DẠNG BÀI TẬP

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định ảnh của điểm sáng qua gương.

Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh của điểm sáng và điểm cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới.

Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng tới điểm tới.

Bước 4: Hoàn chỉnh tia phản xạ từ điểm tới đến điểm cho trước.

4. Dạng 4: Bài toán tính khoảng cách từ vật tới ảnh của vật.

– Trong mọi trường hợp khoảng cách từ vật tới ảnh luôn luôn bằng hai lần khoảng cách từ vật tới gương.

– Cần chú ý phân biệt về khoảng cách dịch chuyển của vật hay của gương với khoảng cách từ vật tới gương.

Ví dụ:Ví dụ Minh cách gương 1,5 m để soi gương. Do không nhìn rõ, Minh tiến lại gần gương một khoảng 0,6 m. Tính khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh trong gương lúc đó.

Hướng dẫn

Khi Minh tiến lại gần gương một đoạn 0,6 m thì khoảng cách giữa Minh và gương là: 1,5 – 0,6 = 0,9 m

Khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh là 2 . 0,9 = 1,8 m

Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LỒI

Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía nguồn sáng.

II – ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỖI

– Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi làảnh ảo[không hứng được trên màn], nhỏ hơn vật

II – VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

III. ỨNG DỤNG

– Làm gương chiếu hậu ôtô, xe máy.

– Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ GƯƠNG CẦU LỒI

Dạng 1: Phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng

Gương phẳngGương cầu lồi
Mô tảMặt phẳng, nhẵn bóngMặt lồi, nhẵn, bóng
Kích thước ảnh ảoBằng vậtNhỏ hơn vật
Vùng nhìn thấy khi đặt mắt trước gươngTrung bìnhLớn nhất
Chùm tia tới song song, cho chùm phản xạSong songPhân kì
Mặt phản xạMặt phẳngMặt lồi

Dạng 2: Vẽ ảnh của một điểm hoặc của một vật đặt trước gương cầu lồi

Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

Lưu ý:Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu như trên hình vẽ.

Dạng 3: Giải thích một số ứng dụng của gương cầu lồi.

– Dựa vàò đặc điểm vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

Ví dụ:Gương cầu lồi có bề rộng vùng nhìn thấy lớn nhất so với các gương loại khác có cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt nên được dung làm kính chiếu hậu hoặc đặt ở chỗ đường gấp khúc để quan sát xe đi ngược chiều.

Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LÕM

– Gương cầu lõm là gương có bề mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu và hướng về phía nguồn sáng.

– Gương cầu lõm ứng dụng trong: nung nóng vật, trong y tế, đèn pha, chế tạo kính thiên văn, …

II – ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM

– Không giống như gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm và tâm của gương.

– Đặt mộtvật gần sát gươngcầu lõm, nhìn vào gương thấy mộtảnh ảo[không hứng được trên màn],lớn hơn vật.

Chú ý:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

+Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

+ Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này làảnh thật, ngược chiều với vật

III – SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM

– Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùmtia tới song songthành một chùmtia phản xạ hội tụvào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùmtia tới phân kì thích hợpthành một chùmtia phản xạ song song.

– Để tập trung ánh sáng Mặt Trời, người ta dùng các gương phẳng chiếu ánh sáng vào một gương cầu lõm. Gương cầu lõm này sẽ tập trung ánh sáng, đốt nóng lò và như thế người ta thu được năng lượng Mặt Trời.

IV. ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG CẦU LÕM

– Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm vật dụng thiết bị y tế, làm gương trang điểm, làm các pha đèn pin, đèn ô tô, chế tạo kính thiên văn, …

– Tận dụng năng lượng Mặt Trời bằng cách: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm để đun nước, nấu chảy kim loại, làm pin, ….

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 2:

Tìm khoảng cách khi có thời gian và vân tốc trung bình

  1. 1

    Tìm thời gian và vận tốc trung bình. Khi muốn tìm khoảng cách mà một vật thể đã di chuyển, có hai giá trị bạn cần phải biết là vận tốcthời gian chuyển động của nó. Sau đó bạn có thể tìm ra khoảng cách bằng công thức d = savg × t.

    • Để hiểu hơn về phương pháp tính khoảng cách, ta xem xét ví dụ sau đây: giả sử chúng ta đang chạy trên đường với vận tốc 193 km/giờ và muốn biết đi được bao xa trong nửa giờ. Sử dụng 193 km/giờ làm giá trị vận tốc trung bình và 0,5 giờ làm giá trị thời gian, bước tiếp theo là giải bài toán tìm khoảng cách.

  2. 2

    Nhân vận tốc trung bình với thời gian. Một khi biết được vận tốc trung bình và thời gian di chuyển của vật thể, việc tính khoảng cách đi được trở nên rất đơn giản bằng cách nhân hai giá trị đó với nhau.

    • Lưu ý rằng nếu đơn vị đo thời gian trong vận tốc khác với đơn vị thời gian chuyển động, bạn phải chuyển một trong hai giá trị đó ra cùng đơn vị đo về thời gian. Ví dụ, nếu chúng ta có giá trị vận tốc trung bình theo km/h và thời gian chuyển động theo phút, khi đó bạn phải chia thời gian cho 60 để chuyển thành đơn vị theo giờ.
    • Chúng ta cùng giải bài toán như sau. 193 km/giờ × 0,5 giờ = 96,5 km. Lưu ý là đơn vị trong giá trị thời gian [giờ] triệt tiêu với đơn vị thời gian của vận tốc trung bình trong phần mẫu số [giờ] nên chỉ còn đơn vị khoảng cách là km.

  3. 3

    Chuyển vế phương trình để tìm các biến số khác. Vì phương trình tìm khoảng cách [d = savg × t] rất đơn giản nên ta dễ dàng chuyển vế để tìm các biến số khác ngoài khoảng cách. Giữ cố định biến số muốn tìm và chuyển các biến còn lại về một vế của phương trình theo nguyên tắc đại số, sau đó lồng giá trị vào hai biến đã biết để tìm ra biến số thứ ba. Nói một cách khác, để tìm vận tốc trung bình của một vật, ta dùng phương trình savg = d/t và tìm thời gian di chuyển bằng phương trình t = d/savg.

    • Ví dụ, giả sử một chiếc xe ôtô đã chạy được 60 km trong 50 phút, nhưng chúng ta chưa biết vận tốc trung bình xe chạy. Như vậy ta giữ cố định biến savg trong phương trình tính khoảng cách để nhận được phương trình savg = d/t, sau đó chia 60 km/50 phút để tìm ra 1,2 km/phút.
    • Chú ý là vận tốc tìm được trong bài toán trên có đơn vị tính không phổ biến [km/phút]. Để có vận tốc thường dùng là km/giờ ta nhân nó cho 60 phút/giờ và nhận được 72 km/giờ.

  4. 4

    Biến số "savg" trong công thức tính khoảng cách chính là vận tốc trung bình. Bạn nên biết công thức tính khoảng cách cơ bản nói trên chỉ cho chúng ta cái nhìn đơn giản về chuyển động của một vật. Công thức này giả định rằng vật thể chuyển động với vận tốc không đổi, nghĩa là nó chạy ở một vận tốc duy nhất trên suốt khoảng cách cần tính. Đối với các bài toán mang tính lý thuyết thường gặp trong nhà trường, đôi khi bạn vẫn có thể mô phỏng chuyển động của một vật bằng giả định này. Tuy nhiên trong thực tế, cách mô phỏng chuyển động như vậy không chính xác vì vật thể sẽ tăng và giảm tốc độ, đôi khi dừng hay lùi lại.

    • Ví dụ, trong bài toán trên đây, chúng ta cho rằng để đi được quãng đường 60 km trong 50 phút thì xe phải chạy ở vận tốc 72 km/giờ. Điều này chỉ đúng khi xe giữ được vận tốc 72 km/giờ trên suốt hành trình. Tuy nhiên, nếu ta chạy 80 km/giờ trên nửa hành trình và 64 km/giờ trên nửa còn lại, bạn vẫn đi được 60 km trong 50 phút, vậy 72 km/giờ không phải là kết quả duy nhất!
    • Các phương pháp giải bằng đạo hàm đúc kết từ tính toán thực tế là giải pháp chính xác hơn để tìm vận tốc di chuyển của vật thể trong thế giới thực, vì thực tế vận tốc rất dễ thay đổi.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 2:

Tìm khoảng cách giữa hai điểm

  1. 1

    Tìm tọa độ không gian của hai điểm. Thay vì tìm khoảng cách mà một vật di chuyển được, bạn sẽ tìm khoảng cách giữa hai điểm cố định bằng cách nào? Với trường hợp này công thức tìm khoảng cách dựa trên vận tốc không giúp ích gì được. May thay chúng ta có một công thức riêng để tìm chiều dài đường thẳng nối hai điểm. Tuy nhiên bạn phải biết tọa độ của hai điểm đó. Nếu cần tìm khoảng cách trên đường thẳng một chiều duy nhất [như trên một trục tọa độ], thì tọa độ của hai điểm đó chỉ là x1 và x2. Nếu cần tìm khoảng cách trên mặt phẳng hai chiều, bạn cần có tọa độ [x,y] cho từng điểm, nghĩa là [x1,y1] và [x2,y2]. Trong không gian ba chiều, tọa độ cần có cho mỗi điểm là [x1,y1,z1] và [x2,y2,z2].

  2. 2

    Tìm khoảng cách trên đường thẳng một chiều bằng cách trừ tọa độ của hai điểm. Tính khoảng cách nằm trên đường thẳng nối hai điểm khi biết tọa độ của chúng bằng công thức đơn giản sau d = |x2 - x1|. Trong công thức này, bạn trừ x1 cho x2, sau đó lấy giá trị tuyệt đối là có kết quả khoảng cách giữa x1 và x2. Tính khoảng cách trên đường thẳng một chiều thường xảy ra khi hai điểm nằm trên một trục số hay một trục tọa độ.

    • Lưu ý là công thức này dùng giá trị tuyệt đối [ký hiệu "| |"]. Giá trị tuyệt đối nghĩa là con số nằm trong ký hiệu trên sẽ trở thành số dương nếu trước đó là số âm.
    • Giả sử chúng ta dừng xe trên một con đường cao tốc thẳng tuyệt đối. Nếu có một thị trấn nhỏ nằm ở phía trước chúng ta 5 km và một thị trấn nằm phía sau 1 km, vậy hai thị trấn đó cách nhau bao xa? Nếu chúng ta đặt tọa độ cho thị trấn 1 là x1 = 5 và thị trấn 2 là x1 = -1, ta có khoảng cách d giữa hai thị trấn như sau:
      • d = |x2 - x1|
      • =|-1 - 5|
      • =|-6| = 6 km.

  3. 3

    Tìm khoảng cách trên mặt phẳng hai chiều bằng định lý Pytago. Tìm khoảng cách giữa hai điểm nằm trong mặt phẳng hai chiều phức tạp hơn đường thẳng một chiều, nhưng cũng không khó. Sử dụng công thức d = √[[x2 - x1]2 + [y2 - y1]2]. Trong công thức này, bạn lấy hai tọa độ x trừ cho nhau rồi lấy bình phương kết quả, lấy hai tọa độ y trừ cho nhau rồi lấy bình phương kết quả, sau đó cộng hai kết quả lại và lấy căn bậc hai để có khoảng cách giữa hai điểm. Công thức trên áp dụng cho mặt phẳng hai chiều, ví dụ trên đồ thị x/y.

    • Công thức tính khoảng cách trên mặt phẳng 2 chiều ứng dụng định lý Pytago, theo đó cạnh huyền của một tam giác vuông bằng với căn bậc hai của tổng bình phương hai cạnh còn lại.
    • Giả sử chúng ta có hai điểm trên mặt phẳng x-y có tọa độ: [3, -10] và [11, 7] tương ứng với tâm của đường tròn và một điểm nằm trên đường tròn. Để tìm khoảng cách thẳng giữa hai điểm này, chúng ta giải như sau:
    • d = √[[x2 - x1]2 + [y2 - y1]2]
    • d = √[[11 - 3]2 + [7 - -10]2]
    • d = √[64 + 289]
    • d = √[353] = 18,79

  4. 4

    Tìm khoảng cách trong không gian 3 chiều bằng cách phát triển công thức dùng cho mặt phẳng 2 chiều. Trong không gian 3 chiều, ngoài hai tọa độ x và y, các điểm còn có thêm tọa độ z. Sử dụng công thức sau để tìm khoảng cách giữa hai điểm trong không gian: d = √[[x2 - x1]2 + [y2 - y1]2 + [z2 - z1]2]. Công thức này được suy ra từ công thức dùng cho mặt phẳng bằng cách bổ sung thêm tọa độ z. Trừ hai tọa độ z cho nhau rồi lấy bình phương, tiếp tục làm như vậy với hai tọa độ còn lại, chắc chắn bạn sẽ có khoảng cách giữa hai điểm trong không gian.

    • Giả sử bạn là nhà du hành vũ trụ bay trong không gian, gần với hai thiên thể. Một thiên thể nằm phía trước bạn 8 km, lệch sang phải 2 km và lệch xuống dưới 5 km, cái còn lại nằm phía sau bạn 3 km, 3 km về bên trái và 4 km hướng lên trên. Tọa độ tương ứng của hai thiên thể như sau [8,2,-5] và [-3,-3,4], khoảng cách giữa chúng sẽ là:
    • d = √[[-3 - 8]2 + [-3 - 2]2 + [4 - -5]2]
    • d = √[[-11]2 + [-5]2 + [9]2]
    • d = √[121 + 25 + 81]
    • d = √[227] = 15,07 km

Công thức vật lý lớp 7

THPT Sóc Trăng Send an email

0 40 phút

Nội dung

  • 1 Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 7 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết
    • 1.1 Chương 1. Quang học
    • 1.2 Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng
    • 1.3 Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
    • 1.4 Vật lí lớp 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
    • 1.5 Vật li lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
      • 1.5.1 Định luật phản xạ ánh sáng:
    • 1.6 Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
    • 1.7 Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi
    • 1.8 Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm
  • 2 Chương 2: Âm học
    • 2.1 Vật lí lớp 7 bài 10 Nguồn âm
    • 2.2 Vật lí lớp 7 bài 11 Độ cao của âm
    • 2.3 I – TẦN SỐ
    • 2.4 II – ÂM CAO [ÂM BỔNG] – ÂM THẤP [ÂM TRẦM]
    • 2.5 III – ĐỌC THÊM
    • 2.6 Vật lí lớp 7 bài 12 Độ to của âm
    • 2.7 Vật lí lớp 7 bài 13 Môi trường truyền âm
    • 2.8 Vật lý lớp 7 Bài 14 Phản xạ âm, Tiếng vang
    • 2.9 Vật lý lớp 7 bài 15 Chống ô nhiễm môi trường
    • 2.10 Học kì 2 – Chương 3. Điện học
    • 2.11 Vật lý lớp 7 bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát
    • 2.12 Vật lý lớp 7 bài 18 Hai loại điện tích
    • 2.13 Vật lý lớp 7 bài 19 Dòng điện, Nguồn điện
    • 2.14 Vật lý lớp 7 bài 20 Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại
    • 2.15 Vật lý lớp 7 bài 21 Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện
    • 2.16 Vật lý lớp 7 bài 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
    • 2.17 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 24: Cường độ dòng điện
    • 2.18 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
    • 2.19 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 25: Hiệu điện thế
    • 2.20 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
    • 2.21 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 27: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song
    • 2.22 Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Video liên quan

Chủ Đề