Coơ cấu tổ chức của vinamilk là gì năm 2024

  • 1. TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK MÃ TÀI LIỆU : 0028 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com
  • 2. THÀNH VIÊN.........................................Error! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................3 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:....................................................................................................5 1. Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức:.........................................................5 a) Khái niệm:..............................................................................................................5 b) Mục đích:................................................................................................................5 c) Vai trò:....................................................................................................................5 2. Cấu trúc tổ chức:.......................................................................................................6 a) Khái niệm:..............................................................................................................6 b) Đặc điểm: ...............................................................................................................6 3. Phân quyền trong công tác tổ chức:........................................................................6 a) Khái niệm và các hình thức phân quyền: ...........................................................6 b) Các yêu cầu khi phân quyền: ...............................................................................6 c) Quá trình phân quyền: ..........................................................................................7 4. Hệ thống tổ chức không chính thức: ......................................................................7 a) Khái niệm và đặc điểm:........................................................................................7 b) Những lưu ý khi sử dụng hệ thống tổ chức không chính thức: .......................7 II. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK:..............8 1. Giới thiệu về công ty Vinamilk: .............................................................................8 2. Sơ đồ tổ chức của công ty:.......................................................................................9 a) Sơ lược về tổ chức và nhân sự của công ty:.......................................................9 b) Các yếu tố tác động cơ cấu tổ chức của công ty: ........................................... 13 c) Đánh giá: ............................................................................................................. 13 d) Nguyên tắc quản trị:........................................................................................... 14 3. Chức năng và nhiệm vụ các cấp, phòng ban, tiểu ban:..................................... 14
  • 3. cổ đông:.............................................................................................. 14 b) Hội đồng quản trị: .............................................................................................. 15 c) Ban kiểm soát(BKS):......................................................................................... 17 c) Tổng Giám đốc:.................................................................................................. 17 d) Phòng Kinh doanh:............................................................................................. 18 e) Phòng Marketing:............................................................................................... 18 f) Phòng nhân sự: ................................................................................................... 18 g) Phòng dự án: ....................................................................................................... 19 h) Phòng cung ứng điều vận:................................................................................. 19 i) Phòng tài chính kế toán: .................................................................................... 19 j) Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm: ......................... 20 k) Phòng kiểm soát nội bộ: .................................................................................... 20 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 22
  • 4. thời kì mở cửa nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh và cơ cấu công tác tổ chức của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển và có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài. Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì vai trò chủ đạo của mình trên thị trường. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam 8 năm liền. Để đạt được những thành tựu trên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn công ty đã có một cơ cấu tổ chức tốt, đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường suốt 30 năm qua.
  • 5. LÝ THUYẾT: 1. Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức: a) Khái niệm: Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.  Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt mục tiêu.  Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu.  Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là phân chia tổ chức ra thành các bộ phận; hai là, xác lập mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận. b) Mục đích: Tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:  Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu.  Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực.  Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức.  Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức.  Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức.  Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức.  Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường. c) Vai trò: Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng. Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được tổ chức so cho phù hợp và hiệu quả.
  • 6. hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ. Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị. 2. Cấu trúc tổ chức: a) Khái niệm: Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đợn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định. b) Đặc điểm: Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận. Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại. Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc hoạt động, hành vi của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức. 3. Phân quyền trong công tác tổ chức: a) Khái niệm và các hình thức phân quyền: Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhệm vụ đó. Các hình thức phân quyền:  Phân quyền theo chức năng: Là hình thức phân quyền theo các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.  Phân quyền theo chiến lược: Là hình thức phân quyền cho các cấp bậc trung gian phía dưới để thực hiện các chiến lược để thực hiện các chiến lược. b) Các yêu cầu khi phân quyền:
  • 7. rãi với cấp dưới, tạo cơ hội cho họ tự thể hiện mình. Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền ra quyết định. Phải biết tin tưởng ở cấp dưới. Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới. Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi tình hình nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn của cấp dưới. c) Quá trình phân quyền: Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền. Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ. Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ và chỉ rõ cho người đó thấy được trách nhiệm của mình. Bước 4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm. 4. Hệ thống tổ chức không chính thức: a) Khái niệm và đặc điểm: Hệ thống tổ chức không chính thức là hệ thống tổ chức bao gồm các nhóm và các mối quan hệ không chính thức được hình thành một cách tự phát, tự nguyện, không theo kế hoạch và ý muốn của nhà quản trị.  Đặc điểm:  Có mục tiêu mang tính chất tự phát, do các thành viên trong nhóm tự đề ra.  Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm.  Sự kiểm soát mang tính xã hội.  Có những yếu tố chống đối những đổi mới.  Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức không chính thức:  Do nhu cầu về hội nhập của mỗi thành viên trong tổ chức.  Do nhu cầu bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau.  Do nhu cầu về trao đổi thông tin.  Do tình cảm cá nhân. b) Những lưu ý khi sử dụng hệ thống tổ chức không chính thức: Thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tổ chức không chính thức.
  • 8. thống tổ chức không chính thức tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Thường xuyên thu thập thông tin từ phía hệ thống tổ chức không chính thức, đồng thời cũng phải cung cấp những thông tin của hệ thống tổ chức chính thức cho chúng. Cần có những biện pháp thích hợp để đối phó với những tác động tiêu cực từ phía hệ thống tổ chức không chính thức. Quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những sự thay đổi từ phía hệ thống tổ chức không chính thức. II. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAMILK: 1. Giới thiệuvề công ty Vinamilk: Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ. Năm 1978, Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên Hòa. Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I. Năm 1989, Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lầnlượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng). Đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,…
  • 9. thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, công ty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. 2. Sơ đồ tổ chức của công ty: a) Sơ lược về tổ chức và nhân sự của công ty:  Sau đây chính là sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Vinamilk: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY VINAMILK
  • 10. mô hình trực tuyến chức năng.  Ưu điểm: - Các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên. - Phát huy đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn ngành theo chức năng của từng đơn vị. - Giữ sức mạnh và uy tín các chức năng chủ yếu. - Đơn giản hóa việc đào tạo. - Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên. - Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. - Hiệu quả tác nghiệp cao đối với nhiệm vụ làm đi làm lại hàng ngày.  Nhược điểm: - Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu hay chi phí chiến lược. - Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.
  • 11. hóa cao cán bộ nhân viên có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ giỏi chuyên môn của mình , không biết không quan tâm đến chuyên môn khác. - Hạn chế phát triển đội ngũ quản lý chung. - Trách nhiệm thực hiện vấn đề mục tiêu chung của tổ chức thường được gán cho cấp lãnh đạo cao : Tổng giám đốc.  Sơ lược về nhân sự công ty Vinamilk: Vinamilk có đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, với đội ngũ lao động trên 5.000 người với nhiều trình độ chuyên môn khác nhau.  Trong đó, ban lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm: Hội đồng quản trị: Bà Mai Kiều Liên: chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Ông Lê Song Lai: Thành viên HĐQT không điều hành Ông Lê Anh Minh: Thành viên HĐQT không điều hành Ông Ng Jui Sia: Thành viên HĐQT không điều hành Bà Lê Thị Băng Tâm: Thành viên HĐQT độc lập Bà Ngô Thị Thu Trang: Thành viên HĐQT, kiêm Giám đốc Điều hành Tài chính Ban kiểm soát Ông Nguyễn Trung Kiên: Trưởng ban Ông Nguyễn Đình An: Thành viên Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai: Thành viên Ông Vũ Trí Thức: Thành viên Ban điều hành Bà Mai Kiều Liên: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc. Ông Mai Hoài Anh: Giám đốc Điều hành Kinh doanh. Ông Trịnh Quốc Dũng: Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa:Giám đốc Điều hành Chuỗi cung ứng. Bà Bùi Thị Hương: Giám đốc Điều hành, kiêm Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại. Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc Điều hành Sản xuất. Ông Phan Minh Tiên: Giám đốc Điều hành Marketing. Bà Ngô Thị Thu Trang: Thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Điều hành Tài chính. Ông Trần Minh Văn: Giám đốc Điều hành Dự án.  Sơ lược nhân sự:
  • 12. 2014 Số lao động bình quân 4510 5570 5738 Giới tính Nam 3.605 4.143 4.267 74,3% 74,4% 74,5% Nữ 1.248 1.427 1.462 25,7% 25,6% 26,5% Ngành nghề Sản xuất – chế biến 1.703 1.813 1.812 35,1% 28,7% 31,58% Bán hàng trực tiếp 307 334 351 6,3% 6,00% 6,12% Hoạt động nông nghiệp 235 251 314 4,8% 4,51% 5,47% Các hoạt động hộ trợ (mua hàng, kế toán, nhân sự…) 2.608 3.172 3.261 53,7% 60,75% 56,83% Độ tuổi < 30 1.448 1.835 1.727 29,8% 32,94% 31,1% 30 -> 40 2.046 2.263 2.428 42,2% 40,63% 42,31% 40 -> 50 1.009 1.100 1.241 20,8% 19,75% 21,63% >50 350 372 342 7,2% 6,68% 5,96% Trình độ học vấn Bằng nghề 2.322 2.469 2.462 47,9% 44,33% 42,91% Cao đẳng 396 505 487 8,2% 9,07% 8,49% Đại học 2.075 2.515 2.694 42,8% 45,15% 46,95% Trên đại học 60 81 95 1,1% 1,45% 1,66%
  • 13. tố tác động cơ cấu tổ chức của công ty: Các yếu tố tác động cơ cấu tổ chức của công ty vinamilk bao gồm đặc điểm hoạt động, mục tiêu chiến lược phát triển, quy mô hoạt động, khả năng về nguồn lực và môi trường hoạt động.  Đặc điểm hoạt động: - Chuyên cung cấp sữa, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm, dịch vụ khác.  Mục tiêu chiến lược phát triển: - Trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. - Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận. - Trở thành một trong những doanh nghiệp nhân viên đánh giá lý tưởng để làm việc. - Xây dựng được nhiều nhà máy trong cả nước. - Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. - Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm mới.  Quy mô hoạt động: - Quy mô sản xuất lớn và nhiều hệ thống nhà máy sản xuất sữa trên cả nước. - Có 3 chi nhánh bán hàng, 16 đơn vị trực thuộc, 6 công ty con, 2 công ty liên kết. Trong đó có 13 nhà máy sản xuất sữa đáp ứng nhu cầu 3 miền.  Khả năng về nguồn lực: - Máy móc trang bị hiện đại hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Nguồn vốn ổn định ( 80% cổ phần nhà nước ). - Nhân sự năm 2014 là 5738 nhân viên  Môi trường hoạt động - Trong hoàn cảnh có nhiều sản phẩm sữa trên thị trường đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước như sữa abbott, sữa cô gái hà lan, sữa nutifood,… - Lượng khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng cùng với sự mở rộng và phát triển của công ty. c) Đánh giá: Vinamilk là công ty sản xuất và kinh doanh về mặt hàng sữa làm trọng tâm chính, ngoài ra còn có thêm các phòng ban, phòng nghiên cứu hỗ trợ nghiên cứu và
  • 14. các thị trường tiềm năng khác nhưng vẫn không lơ là với sản phẩm chính của công ty, chính vì vậy đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong công tác tổ chức cao. Không những thế với quy mô lớn ở cả 3 miền, số lượng lao động lớn gồm nhiều trình độ, độ tuổi, giới tính… đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn so với quy mô hoạt động của các công ty nhỏ. Các sản phẩm và cơ sở, điều kiện sản xuất của công ty không ngừng hoàn thiện và đổi mới, các phòng ban được tổ chức phân công theo chức năng, nhiệm vụ và có liên hệ với nhau nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của người tiêu dùng. Trên thị trường hiện tại đa dạng các sản phẩm từ sữa, để tạo vi thế cho công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài, các ban, phòng ban phải có sự chuyên môn hóa công việc và hoạt động liên kết với nhau nhằm đưa ra những phương án tối ưu hóa cho công ty. Từ những tác động trên nhằm tối ưu hóa nhất về sự linh hoạt, tính kinh tế và tin cậy nhất, công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức trực tuyến – chức năng. d) Nguyên tắc quản trị: Nguyên tắc Quản trị công ty bao gồm: - Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật - Tôn trọng đạo đức kinh doanh, có trách nhiệm đối với xã hội - Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả - Đảm bảo quyền lợi của cổ đông - Đối xử công bằng giữa các cổ đông - Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan đến Công ty - Minh bạch trong hoạt động của Công ty - Hội đồng quản trị định hướng và giám sát và Ban kiểm soát kiểm soát Công ty có hiệu quả 3. Chức năng và nhiệm vụ các cấp, phòng ban, tiểuban: a) Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ chương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
  • 15. đông: Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ 45,06%, cổ đông nước ngoài nắm giữ 49% và cổ đông trong nước nắm giữ 5,94% vốn điều lệ của công ty. b) Hội đồng quản trị:  Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thành viên HĐQT gồm 6 người: 1. Bà Mai Kiều Liên: chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc. 2. Ông Lê Song Lai: thành viên HĐQT không điều hành. 3. Ông Lê Anh Minh: thành viên HĐQT không điều hành. 4. Ông Ng Jui Sia: thành viên HĐQT không điều hành. 5. Bà Ngô Thị Thu Trang: thành viên HĐQT, kiêm Giám đốc Điều hành Tài chính. 6. Bà Lê Thị Băng Tâm: thành viên HĐQT độc lập.  Chủ tịch hội đồng quản trị: - Do hội đồng quản trị bầu ra.
  • 16. lập chương trình, kế hoạch hoạt động cho hội đồng quản trị. Là chủ tọa các cuộc họp đại hội đồng cổ đông. - Nhiệm vụ: chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng cổ đông. Tổ chức thông quan quyết đinh hội đồng quản trị dưới hình thức khác. Theo dõi quá trình thực hiện quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức họp mỗi quý ít nhất 1 lần.  Hoạt động của các Tiểu ban trong HĐQT: Tiểu ban Chính sách phát triển Thực hiện soát xét các nội dung liên quan đến tấm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và mục tiêu. Theo đó, các công việc liên quan đến xem xét phạm vi lĩnh vực hoạt động, mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, năng lực cạnh tranh đã được xúc tiến. Các hướng đi như tích hợp dọc, M&A, đầu tư phát triển cùng với các nguyên tắc của nó được đưa ra thảo luận. Ngoài ra, các nội dung liên quan đến việc sửa đổi điều lệ, quy chế quản trị nội bộ nhằm phù hợp với luật doanh nghiệp mới đã được lập kế hoạch, chính sách cổ tức đã được bước đầu xây dựng. Tiểu ban quản trị rủi ro Tiểu ban quản trị rủi ro đã làm việc chặt chẽ với phòng Kiểm soát Nội bộ và quản lý rủi ro và đơn vị tư vấn (công ty KPMG) về các công tác Quản lý rủi ro đã triển khai cũng như chuẩn bị cho hoạt động Quản lý rủi ro trong quý kế tiếp, với những vấn đề như: triển khai hướng dẫn xây dựng bảng CSA cho 2 rủi ro: rủi ro sản phẩm bị nhiễm bẩn và rủi ro thực hiện chiến lược kinh doanh, chuẩn bị cho việc xây dựng các CSA cho các Top Risk còn lại, xây dựng chỉ số đo lường cho các rủi ro, đề nghị bộ phận quản lý rủi ro tiến hành rà soát, cụ thể hóa và đề xuất các mô tả, mức độ rủi ro mục tiêu tương ứng với từng Top Risk để tiểu ban QLRR và Hội đồng Quản trị xem xét, chú trọng vào các rủi ro thuộc nhóm chiến lược (cạnh tranh, nhân sự chủ chốt, thực hiện kế hoạch/chiến lược), và việc đánh giá phải đi kèm với việc rà soát chính
  • 17. sự Chú trọng giám sát các chương trình đào tạo nhân sự kế thừa. Đồng thời, Tiểu ban đã định hướng chỉ đạo các chương trình khác như quản trị nhân tài, quản trị viên tập sự nhằm đảo bảo cho Công ty có một lực lượng nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Tiểu ban lương thưởng Tiểu ban đã xem xét và thiết lập cơ chế thù lao cho HĐQT. Chính sách lương thưởng với các quản lý cấp cao cũng được xem xét, nhận sự tư vấn của các Nhà tư vấn chuyên nghiệp để có sự điều chỉnh phù hợp. Tiểu ban cũng phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban nhân sự để hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu suất công việc của các cấp quản lý. c) Ban kiểm soát(BKS): Do ĐHĐCĐ bầu thay nặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động king doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Bao gồm 4 thành viên do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra để thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Trong năm 2014, được sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành (BĐH), BKS tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và khuyến nghị thực hiện những thay đổi cần thiết tại Vinamilk để góp phần tăng hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thành viên ban kiểm soát gồm 4 người: 1. Ông Nguyễn Trung Kiên: trưởng Ban Kiểm soát. 2. Ông Nguyễn Đình An: thành viên BKS. 3. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai: thành viên BKS. 4. Ông Vũ Trí Thức: thành viên BKS. c) Tổng Giám đốc: Do hội đông quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là ngườiđại diện theo pháp luật của Công ty, chụi trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
  • 18. Kiều Liên hiện đang là tổng giám đốc của công ty. d) Phòng Kinh doanh: Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sánh phân phối, chính sách giá cả. Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm. Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu thị trường.  Ông Mai Hoài Anh: giám đốc điều hành Kinh doanh e) Phòng Marketing: Hoạch định xây dựng các nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối khuyến mãi... Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu. Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp cho nhu cầu của thị trường. Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh.  Ông Phan Minh Tiên: giám đốc Điều hành Marketing. f) Phòng nhân sự: Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự toàn của toàn Công ty. Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực. Tư vấn cho ban giám đốc điều hành các hoạt động tài chính và nhân sự. Làm chặt chẽ với bộ phận hành chính và nhân sự của các chi nhánh,nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính nhân sự như một cách tốt nhất. Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn Công ty. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế,chính sách về hành chính,nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty và với chế độ điều hành của Nhà nuớc.
  • 19. nhân viên Công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên trong Công ty.  Bà Bùi Thị Hương: giám đốc Điều hành Nhân sự - Hành chính & Đối ngoại. g) Phòng dự án: - Lập, triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các nhà máy. - Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định. - Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn Công ty. - Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật. - Nghiên cứu và đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án,giam sát chất lượng xây dựng công trình và theo dõi tiến độ của nhà máy. - Theo dõi lập công tác quản lý kỹ thuật. - Lập công tác tổ chức đấu thầu,để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn của Công ty đề ra cho từng dự án.  Ông Trần Minh Văn: giám đốc Điều hành Dự án. h) Phòng cung ứng điều vận: - Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận. - Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật. - Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho toàn công ty, cập nhật và vận dụng chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do nhà nước ban hành. - Dự báo nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa, và xuất khẩu hiệu quả. - Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho xí nghiệp kho vận. Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.  Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: giám đốc điều hành chuỗi cung ứng. i) Phòng tài chính kế toán: - Quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán. - Tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược tài chính. - Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
  • 20. án ngân sách phân bố và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán. - Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.  Bà Ngô Thị Thu Trang: giám đốc điều hành tài chính j) Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triểnsản phẩm: - Nghiên cứu, quản lý và điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới,sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm. - Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký các công bố sản phẩm, công tác đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước. - Xây dựng và giám sát hệ thống đảm bảo chất lượng, theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước (ISO, HACCP). - Thiết lập,giám sát,quản lý các quy trình công nghệ,quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng. - Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường,nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để phát triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.  Ông Nguyễn Quốc Khánh: giám đốc Điều hành sản xuất. k) Phòng kiểm soát nội bộ: - Kiểm soát việc thực hiện quy chế, chính sách, thủ tục của Công ty đề ra tại các bộ phận trong Công ty nhằm phát hiện, ngăn chặn, và khắc phục, giảm thiểu các rủi ro, cải tiến và nâng cao hiệu quả của Công ty. - Kiểm tra, giám sát các bộ phận chức năng trong Công ty (Phòng kinh doanh ngành hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng cung ứng điều vận, phòng tài chính kế toán, Xí nghiệp kho vận, các Nhà máy, Chi nhánh). - Tham khảo và đề ra các chính sách xây dựng chương trình kiểm soát và lựa chọn và phương pháp kiểm soát. - Tổng hợp các báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ và đột suất cho Giám đốc. - Tư vấn cho ban giám đốc điều hành những phương án giải quyết những khó khăn của các Phòng ban, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Phòng ban.
  • 21. phân tích nói trên ta có thể nhận thấy rằng công tác tổ chức của công ty vinamilk rất khoa học và hợp lý với một sơ đồ tổ chức chuyên nghiệp. Mỗi phòng ban, mỗi thành viên trong công ty đều được phân bổ trách nhiệm rõ ràng và phù hợp ở từng lĩnh vực khác nhau. Chính điều đó đã giúp cho vinamilk hoạt động có hiệu quả trong suốt một thời gian dài. Một trong số những lý do tạo nên sự thành công như bây giờ của vinamilk đó chính là sở hữu những nhà quản trị giỏi, họ biết cách tổ chức, phân bổ, quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhân viên và xây dựng tính lien kết giữa các phòng ban trong công ty để cùng nhau hướng tới mục đích lợi nhuận cao. Từng thành viên trong công ty đều hiểu rõ mình cần làm gì, sẽ làm gì để đạt được thành công và chính điều đó đã giúp cho vinamilk có một vị trí nhất định trên thị trường trong nước cũng như toàn thế giới. Đây chính là một trong số những cách tạo nên sự thành công mà những công ty khác đặc biệt là các công ty chưa phát triển cần phải học hỏi của vinamilk cụ thể hơn là mỗi công ty cần phải xây dựng một bộ máy tổ chức hợp lý, từng nhiệm vụ phù hợp với từng phòng ban và từng nhân viên. Nhờ sự phân bố sắp xếp cấu trúc tổ chức hợp lý theo mô hình cơ cấu tổng hợp Vinamilk đã có những bước phát triển vững mạnh trên thị trường VIỆT NAM cũng như trên trường quốc tế. Đảm bảo các nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc kiểm soát, nguyên tắc hiệu quả với những nhiệm vụ được đặt ra. Thật vậy, việc xác định xác định các cơ cấu tổ chức vẫn luôn là một phần rất quan trọng trong việc hình thành tổ chức. Để là một nhà quản trị thì bao hàm nhiều yếu tố. Nhưng vai trò của “ Xác định cơ cấu tổ chức quản trị” là một yếu tố không thể thiếu của nhà quản trị. Là một kiến thức cơ bản nhưng không kém phần quan trọng. Qua việc phân tích cấu trúc tổ chức VINAMILK chúng tôi muốn nhận định rằng để một công ty bất kì có thể phát triển vững mạnh thì cần phải đặc biệt chú ý tới xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty.
  • 22. KHẢO https://www.vinamilk.com.vn/ http://www.slideshare.net/RinLeo146/phn-tich-c-cu-cua-vinamilk http://123doc.org/document/1384492-mo-hinh-bo-may-to-chuc-cong-ty-vinamilk.htm http://vinamilk.com.vn/static/uploads/download_file/VNM_Bao_cao_Phat_trien_ben_ vung_2014.pdf