Covid có thể ủ bệnh trong bao lâu

Virus gây bệnh Covid-19 lây lan dễ dàng từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn hoặc hạt nhỏ hô hấp, như trong các hạt khí dung. Một người nhiễm Covid thường dễ lây cho thành viên trong gia đình hoặc thông qua tiếp xúc gần với người khác.

Thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng được gọi là thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 2 đến 14 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 4 – 5 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus. Trong thời gian này, virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, khả năng người mắc Covid-19 lây bệnh cho người khác còn sớm hơn nữa, từ khi chưa hề có các triệu chứng. Người nhiễm Covid-19 có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác trong vòng 48 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng, nghĩa là chỉ 2 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sẽ có một số ít trường hợp thời gian ủ bệnh Sars-Cov 2 có thể kéo dài hơn 14 ngày. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau 14 ngày. Do đó, các chuyên gia cho rằng việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn. Nói cách khác, Covid-19 có thể lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Đó là một trong những lý do khiến nhiều nước trên thế giới khuyến khích người dân cẩn thận, vì họ có thể bị nhiễm virus và vô tình lây lan cho người khác trước khi các triệu chứng phát triển. Các tổ chức y tế cũng khuyên mọi người nên cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với người khác và đặc biệt thực hiện các biện pháp phòng dịch để giữ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Covid có thể ủ bệnh trong bao lâu

Giữ an toàn cho những người chung quanh

Những trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng có thể được cơ quan y tế yêu cầu phải cách ly tại nhà nên thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ cho những người chung quanh bao gồm:

Tính đến sáng 31/1, chưa có bệnh nhân nào tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục, trong khi khoảng 100 ca đã được xác nhận mắc bệnh tại hơn 20 nước, từ châu Á cho đến châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông. Ở giai đoạn này, chưa thể biết tỷ lệ tử vong cụ thể do virus 2019-nCoV gây ra, vì không biết được số người bị lây nhiễm thực sự.

Ngày 28/1, Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn cho rằng tỷ lệ tử vong “dưới 5%”. Tỷ lệ này có thể giảm từng ngày do có nhiều ca nhiễm bệnh mới hơn là ca tử vong.

Trước đó, chỉ có hai đại dịch gây chết nhiều người là dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch SARS năm 2002-2003 đã làm 774 người chết trên thế giới trong số 8.096 ca mắc bệnh (tỷ lệ tử vong 9,5%). Còn dịch MERS thì vẫn chưa kết thúc, với 858 bệnh nhân chết trong tổng số 2.494 trường hợp bị lây nhiễm (tỷ lệ tử vong 34,5%).

Theo bà Buzyn, virus 2019-nCoV “làm chết người ít hơn SARS và MERS, nhưng lây nhiễm nhiều hơn”.

Mức độ lây nhiễm như thế nào?

Nhiều chuyên gia đã cố gắng ước lượng số người bị lây nhiễm từ cùng một bệnh nhân. Được gọi là “tỷ lệ tái sinh căn bản” (R0), thông số này rất quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh.

Có nhiều tỷ lệ được đưa ra từ 1,4 đến 3,8, mà theo giải thích của giáo sư David Fisman (Đại học Toronto) thì như vậy khá thấp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc lại ước tính cao hơn, theo đó một người bệnh có thể lây nhiễm sang hơn 5 người khác. J.Stephen Morrison, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận định: “Nếu tỷ lệ này được xác định, có thể giải thích một phần vì sao số trường hợp lây nhiễm gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc”.

Một bệnh nhân có thể lây cho người khác vào thời điểm nào?

Câu hỏi quan trọng này hiện vẫn chưa có câu trả lời.

Ngày 26/1, chính quyền Trung Quốc nói rằng việc lây nhiễm có thể diễn ra ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện (đây là trường hợp của dịch cúm, nhưng SARS thì không). Dù sao đi nữa, giả thiết này dựa trên việc quan sát vài trường hợp và chưa được khẳng định.

Giáo sư Mark Woolhouse, Đại học Edimbourg (Scotland) nhấn mạnh: “Cần khẩn cấp tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Hy vọng chính của chúng ta là kiểm soát được dịch bệnh và nhanh chóng nhận diện những người bị bệnh để cách ly, tránh lây lan. Nếu việc lây nhiễm virus diễn ra trước khi xuất hiện các triệu chứng được xác nhận rộng rãi, thì hiệu quả của biện pháp cách ly sẽ không còn bao nhiêu”.

Mức độ lây từ người sang người như thế nào?

Hầu hết trường hợp lây trực tiếp từ người sang người được nhận thấy ở Trung Quốc đại lục. Ba trường hợp khác là ở Việt Nam, Đức và Nhật Bản. Theo ông J.Stephen Morrison, nguy cơ lây như vậy “rất thấp tại các nước phát triển”.

Tuy nhiên, nếu có những trường hợp “lây sang một số nước châu Phi hay các lục địa mà phương tiện an toàn vệ sinh hạn chế, thì các ổ dịch lớn có thể bùng phát bên ngoài Trung Quốc. Đó có thể là khúc dạo đầu cho một nạn dịch toàn cầu”. Ông cũng nói thêm rằng hiện nay một kịch bản như thế chỉ mới trên lý thuyết.

Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Những yếu tố mới nhất cho thấy thời gian từ lúc bị nhiễm virus cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gọi là thời kỳ ủ bệnh, dường như ngắn hơn người ta tưởng.

WHO cho rằng thời gian ủ bệnh là từ 2-10 ngày. Nhưng đối với một số trường hợp thì nhanh hơn: trong số 34 bệnh nhân Trung Quốc được các chuyên gia Hà Lan nghiên cứu, thời gian ủ bệnh trung bình là 5,8 ngày.

Theo một lá thư đăng trên tạp chí y học Mỹ NEJM ngày 28/1, khi một thanh niên 27 tuổi bị lây nhiễm từ người cha từ Vũ Hán đến Việt Nam, các triệu chứng chỉ 3 ngày sau đã xuất hiện. Pháp chọn mức cao nhất là 14 ngày để ấn định thời gian cách ly đối với các công dân hồi hương từ Vũ Hán.

Những triệu chứng có khác biệt so với SARS?

Căn bệnh về đường hô hấp do virus 2019-nCoV gây ra có một số triệu chứng giống như SARS, theo như 41 trường hợp đầu tiên được theo dõi tại Trung Quốc. Tất cả các bệnh nhân này đều bị viêm phổi, hầu như đều bị sốt, 3/4 bị ho, và hơn phân nửa bị khó thở.

Tuy nhiên, theo phân tích của giáo sư Bin Cao, tác giả chính của các nghiên cứu đăng trên The Lancet, “có những khác biệt quan trọng so với SARS. Chẳng hạn không có các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, hắt hơi”.

Tuổi trung bình của 41 bệnh nhân trên là 49, và gần 1/3 đã bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim…1/3 trong số những người này cảm thấy rất khó thở, và 6 người đã chết.

Hiện nay, chưa có vaccine cũng như thuốc chữa đối với virus 2019-nCoV, các bác sĩ chỉ khắc phục những triệu chứng, trong đó có việc hạ sốt.

Tác giả: Nguồn:https://baoquocte.vn/virus-corona-chung-moi-nhung-dieu-can-biet-va-chua-biet-108647.html

Thời gian ủ bệnh và phát bệnh Covid là bao lâu?

Thông thường, các trường hợp sau khi phơi nhiễm Covid-19 thì sau thời gian từ 2 - 14 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Trung bình thường sau 5 ngày đối với các trường hợp cơ thể bình thường, không có bệnh này hay những vấn đề sức khoẻ khác.

Tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh?

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào việc tiêm vắc xin Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu như bạn chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất để cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 tiếng, còn trong trường hợp đã tiêm vắc xin thì thời gian này kéo dài hơn, từ 5 đến 7 ngày.

Thời gian nhiệm Covid kéo dài bao lâu?

Thông thường, đối với nhiều người mắc Covid thể nhẹ, không có triệu chứng và không kèm theo tình trạng viêm phổi, bệnh nhân sẽ hồi phục trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần.

FO âm tính bao nhiêu ngày thì an toàn?

F0 không triệu chứng chỉ cần cách ly 5 ngày. Kể cả đã khỏi bệnh, F0 vẫn nên đeo khẩu trang cho đến hết ngày thứ 10. Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus.