Ctnr là gì


► Hàng nhập

1. O/F [Ocean Freight]  chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.

2. Phí THC [Terminal Handling Charge]: Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

3. Phí Handling [Handling fee] là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

4. Phí D/O [Delivery Order fee]: Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho [hàng lẻ] / làm phiếu EIR [hàng container FCL] thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.

5. Phí CFS [Container Freight Station fee]: Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

6. Phí CIC [Container Imbalance Charge] hay “Equipment Imbalance Surcharge”: là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

7. CCF[ Cleaning Container Fee]: là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các deport.  

    ► Hàng xuất

1. O/F [Ocean Freight]: chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.

2. Phí THC [Terminal Handling Charge]: Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

3. Phí AMS [Advanced Manifest System fee]: Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

4.  Phí B/L [ Bill of Lading fee]: Phí chứng từ [Documentation fee]. Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading.

5. Phí CFS [Container Freight Station fee]: Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

6. Phí EBS [Emergency Bunker Surcharge]: là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge.

7. ENS [ Entry Summary Declaration]: là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu [EU]. Đây là phụ phí kê khai sợ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.

8. AMS [Automatic Manifest System]: là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu [thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc]. Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.

9. AFR [ Advance Filing Rules]: là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.

   ► Phí khác

1. PCS [Port Congestion Surcharge]: là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu [vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn].

2. PSS [Peak Season Surcharge]: là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

3.  SCS [Suez Canal Surcharge]: là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

4. BAF [Bunker Adjustment Factor]: là khoản phụ phí [ngoài cước biển] hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF[ Fuel Adjustment Factor].

5. CAF [Currency Adjustment Factor]:  là khoản phụ phí [ngoài cước biển] hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

6.  COD [Change of Destination]: là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

7.  DDC [Destination Delivery Charge]: Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng [terminal] và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

8. ISF [Import Security Kiling]: là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

9. Phí GRI [General Rate Increase]: Phụ phí của cước vận chuyển [chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm].

10. Phí LSS [Low Sulfur Surcharge]: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu các tuyến vận tải đường biển.

     Để biết rõ hơn về các loại phí và phụ phí đường biển, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn và báo giá của Knight Logistics.

Phòng Dịch Vụ Khách Hàng

KNIGHT LOGISTICS CO., LTD.

Tầng 7, Tòa nhà KICOTRANS – Số 46, Bạch Đằng, P.02, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email:   

Hotline: 1900 98 98 02     

Hình ảnh Container chính là biểu tượng nổi bật nhất khi nhắc đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển đều phải đóng vào container, đưa lên tàu và vận chuyển. Vì vậy, với những người làm nghề xuất nhập khẩu hay logistics đều cần am hiểu các ký hiệu trên container và thông số kỹ thuật của từng loại container.

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn container phù hợp để đóng hàng

1.Container là gì?

Container thường được viết tắt là Cont, là một thùng lớn bằng thép, thông thường có hình hộp chữ nhật, ruột rỗng, có cửa mở gồm 2 cánh tại một mặt, có chốt để đóng kín. Vỏ ngoài Container thường phủ một màu xanh dương hoặc màu đỏ. Tuy nhiên vẫn có những màu khác tùy thuộc vào nhà sản xuất, người sử dụng, đặc tính của từng loại container.

Thời điểm trước thế kỷ XVIII các thùng chứa tương tự như Container đã được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa. Nhưng chúng chủ được làm từ các nguyên liệu như gỗ và kích thước không theo một tiêu chuẩn nào. Đến những năm 1930, Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container với ý tưởng “Container intermodal” - Thùng chứa hàng có thể sử dụng cho nhiều phương tiện vận tải khác nhau như Tàu hỏa, Xe tải, Tàu thủy, Máy bay,... mà không cần tháo rỡ hàng hóa.

Nhiều năm sau, những chiếc thùng Container đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các nhà sản xuất đã thống nhất kích thước container theo tiêu chuẩn ISO. Tiêu chuẩn này được thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với kích thước và tải trọng của các loại xe vận tải đường bộ.

2.Ký hiệu trên container và ý nghĩa của các ký hiệu

Trên container có rất nhiều loại ký hiệu khác nhau, chúng ta sẽ đi vào từng loại ký hiệu để dễ dàng nhận biết các loại container, nhận biết các thông số, trọng lượng, kích thước container,...

2.1.Ký hiệu phân biệt các loại container

DC - Dry container

DC là viết tắt của Dry container tức là container khô là loại cơ bản nhất, viết tắt là 20’DC hoặc 40’DC. Loại này sử dụng để đóng gói hàng hoá khô, nặng, thể tích nhỏ như: gạo, bột, xi măng, sắt, thép...

HC [High cube]

Chuyên để đóng hàng có kích cỡ và khối lượng lớn. Loại này phù hợp với làm văn phòng, nhà ở container.

RE [Reefer]

Container thiết kế chuyên dành cho kho lạnh, xe đông lạnh. Container lạnh chia làm 2 loại là: nhôm và sắt. Lớp bên trong container được làm bằng inox để chống chịu nhiệt độ lạnh khắc nghiệt. Loại container này có chi phí lưu kho tốn kém.

HR [Hi - cube reefer]

Loại này cũng là dạng container lạnh nhưng cao, dùng để chuyên chở hàng hóa có sức chứa lớn.

OT [Open top]

Đây là loại container mở nóc, có thể đóng hàng và rút hàng qua nóc. Sau đó nóc container sẽ được phủ bạt để che chắn mưa. Loại này chuyên để chở máy móc, thiết bị.

FR [Flat rack]

Là container không vách, không mái, chỉ có sàn, chuyên để vận chuyển các loại hàng hóa nặng. Container loại này có vách hai đầu trước sau, có thể cố định, gập xuống hoặc tháo rời.

Kẹp chì [Seal container]

Seal container là khóa niêm phong container, sử dụng để niêm phong container trước khi xuất hàng để đảm bảo hàng hóa bên trong đủ số lượng, hạn chế ảnh hưởng chất lượng. Trong ký hiệu các loại container, loại kẹp chì này còn bao gồm 1 dãy serial gồm 6 chữ số. Mỗi container niêm phong 1 số chì duy nhất, sau đó sẽ được khai báo hải quan qua các kí hiệu: P/L, B/L, C/O.

2.2.Kí hiệu container theo kích thước

- Chiều dài : Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của container là 20 feet [ 6.1m], 40 feet [ 12.2 m], 45 feet [ 13.7m].

- Chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch [8’6”], loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch [9’6”].

- Chiều rộng bên ngoài [20'DC, 40'DC, 40'HC] : 8 feet [2,438m]

2.3.Ký hiệu trên vỏ thùng container cơ bản

Trên container có rất nhiều ký hiệu, mã hiệu ở phía trước, sau, bên trong, bên ngoài, trên nóc. Hệ thống nhận biết gồm các thành phần:

*Mã chủ sở hữu [owner code]

*Ký hiệu loại thiết bị [equipment category identifier/product group code]

- U: Container chở hàng [freight container]- J: Thiết bị có thể tháo rời [detachable freight container-related equipment]

- Z: Đầu kéo [trailer] hoặc mooc [chassis]

Video liên quan

Chủ Đề