Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không

Sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 là người dân buôn bán và sinh sống trên địa bàn huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), các khu công nghiệp trên địa bàn 2 huyện, thị này đã kích hoạt đồng bộ các biện pháp chống dịch.

Quyết không để dịch xâm nhập vào KCN

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, riêng trong ngày 31.8, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận thêm 3 ca mắc mới trong cộng đồng tại huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn, đều là người bán hàng tại chợ Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du. Tính đến 6h ngày 1.9.2021, đã truy vết, rà soát được 129 F1 liên quan đến ổ dịch tại chợ Đại Thượng, xã Đại Đồng; thực hiện lấy 18.239 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2…

Ngay sau khi phát hiện ca mắc mới, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định thiết lập vùng cách ly y tế với xã Đại Đồng (huyện Tiên Du) từ 21h ngày 31.8, thời gian 14 ngày (tùy theo diễn biến dịch có thể điều chỉnh) và thực hiện biện pháp giãn cách xã hội toàn bộ TX.Từ Sơn theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 2.9 cho đến khi có thông báo mới.

Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không
 95 nghìn công nhân trong 3 KCN   Vsip, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn  đã được xét nghiệm COVID-19 trong 2 ngày 31.8 và 1.9. 

Trước tính chất phức tạp là địa bàn liền kề các khu công nghiệp (KCN) lớn như Vsip, Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, rất đông công nhân thuê trọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã chỉ đạo các địa phương kích hoạt các biện pháp chống dịch ở mức cao nhất theo phương châm “cao hơn 1 mức và nhanh hơn 1 bước”, quyết tâm không để dịch xâm nhập vào các KCN.

Kích hoạt các biện pháp chống dịch trong KCN

Ngay sau khi có thông báo của BQL KCN tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp trong các KCN Vsip, Đại Đồng – Hoàn Sơn, KCN Tiên Sơn đã triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch tại doanh nghiệp.

Là nhà cung cấp cấp 1 của Samsung Display Việt Nam, công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh thịnh vượng đóng tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh). Trong số 130 lao động của doanh nghiệp thì có 11 công nhân đang thuê trọ tại xã Đại Đồng.

Ngay trong đêm 31.8 khi nhận được thông tin địa phương này có ca mắc COVID-19, các tổ COVID an toàn doanh nghiệp đã chủ động kích hoạt các điều kiện cơ sở vật chất, bố trí chỗ ăn nghỉ. Yêu cầu số công nhân trong khu vực bị phong tỏa đang làm ca thì ở lại doanh nghiệp, không trở về nhà trọ.

Anh Trần Văn Hùng (công nhân công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh thịnh vượng) cho biết: “Trước đây ở trọ bên ngoài nhưng tình hình dịch phức tạp đã được công ty bố trí ăn ở tại công ty, ăn uống đầy đủ các bữa sáng trưa, chiều, tối”.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết đã bố trí một khu làm việc riêng cho 11 công nhân đang thuê trọ tại xã Đại Đồng, để đảm bảo an toàn phòng dịch và cũng để không đứt gãy chuỗi sản xuất.

Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không
Doanh nghiệp kích hoạt lại phương án “3 tại chỗ” khi có ca mắc COVID-19 mới gần khu vực. Ảnh: PV.

Bà Bế Thu Hoài, công ty TNHH  Yang san (KCN Tiên Sơn)  cho biết, đơn vị này đã lập tức đã thực hiện phương án 3 tại chỗ, cho công nhân ăn ở tại công ty đồng thời tạo những điều kiện tốt nhất cho nhân viên của công ty ở lại làm việc.

Quyết tâm không để dịch tấn công vào KCN, trong 2 ngày 31.8 và 1.9, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai xét nghiệm mẫu gộp và PCR cho toàn bộ 95 nghìn công nhân trong 3 KCN Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn và Vsip.

Không chỉ thực hiện xét nghiệm mẫu gộp cho 100% toàn bộ công nhân, người lao động trên địa bàn huyện Tiên Du và TX.Từ Sơn. Phó chủ tịch thường trực UBDN tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cũng chỉ đạo, đối với các doanh nghiệp khu vực huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài là địa bàn nguy cơ, cần thực hiện xét nghiệm 50% số công nhân trong vòng 2 tuần tới. Các địa bàn khác thực hiện xét nghiệm 20% số công nhân.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch, khuyến cáo các doanh nghiệp xét nghiệm 100% nếu có điều kiện để sàng lọc tốt nhất các trường hợp mắc COVID-19.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-BCĐ về thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.

Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không
Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không

Một chốt kiểm chặn trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Quyết định do Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn ký, nêu rõ: Bắt đầu từ 21h ngày 31/8, thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, gồm 4 thôn, tổng số 4.082 hộ gia đình với 30.410 nhân khẩu. Việc tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Thời gian áp dụng 14 ngày, tùy theo diễn biến tình hình dịch có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.

Cũng tại văn bản, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh giao UBND huyện Tiên Du chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập ngay chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ toàn bộ xã Đại Đồng và thực hiện cách ly y tế theo đúng các quy định hiện hành.

Sở Y tế, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Tiên Du tổ chức triển khai thực hiện việc thiết lập vùng cách ly y tế đảm bảo đúng quy định pháp luật và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện tại, huyện Tiên Du đã truy vết được 42 trường hợp F1; tiến hành khử khuẩn, lập chốt phong tỏa 2 thôn Đại Thượng, Đại Vi; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch cho người dân.

Đồng thời, tiếp tục truy vết nhanh những người tiếp xúc gần hoặc liên quan đến lịch trình di chuyển của ca bệnh. Trong đêm 31/8, sẽ tiến hành xét nghiệm diện rộng cho khoảng 30.000 người sinh sống trên địa bàn./.

Đại Đồng là một xã thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Đại Đồng

Xã Đại Đồng
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
HuyệnTiên Du
Địa lý
Tọa độ: 21°5′18″B 105°59′17″Đ / 21,08833°B 105,98806°Đ / 21.08833; 105.98806

Đại Đồng Tiên Du Bắc Ninh có dịch không

Nghè Xóm Nối, Đại Đồng thờ Bạch Đa, vị tướng nhà Đinh tham gia dẹp 12 sứ quân

Các làng xã ở xứ Kinh Bắc xưa đa phần được tạo ra từ thời Hùng Vương, cách đây hơn 2000 năm. Thời phong kiến trung đại, vùng là xã Đại Đồng ngày nay là đất của 4 xã (tương đương với làng) Dương Húc, Đại Vi, Đại Vi Trung và Đại Vi Thượng thuộc tổng Đại Vi, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm 1946, sau Cách mạng tháng Tám, đơn vị hành chính cấp tổng và phủ bị bãi bỏ, 4 xã trên gộp vào nhau thành xã mới mang tên xã Đại Đồng thuộc huyện Tiên Du.

Dân cưSửa đổi

Dân số năm 1999 là 9555 người, chủ yếu là người Kinh.

Năm 2018, dân số cư trú trên địa bàn xã đạt 20.000 người. Trong đó có hơn 6000 người là lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN trên địa bàn xã.

Kinh tếSửa đổi

Kinh tế xã Đại Đồng trước đây chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ, nghề truyền thống, có nghề mộc nổi tiếng ở Đại Vi, đã tham gia xây dựng nhiều công trình có giá trị trên cả nước và ra cả nước ngoài.

Công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2005, với sự hiện diện của 2 KCN lớn là Đại Đồng Hoàn Sơn và Việt Nam - Singapore, kéo theo sự biến động lớn trong thành phần dân cư, an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ, bán lẻ hàng hóa.

Năm 2017, xã Đại Đồng cùng huyện Tiên Du đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau 15 năm công nghiệp hóa, xã Đại Đồng cơ bản chuyển dịch theo hướng kinh doanh dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người lao động ở khu công nghiệp. Tỉ lệ dân cư làm nông nghiệp giảm mạnh.

Di tích lịch sửSửa đổi

Đình làng Đại Vi thờ 3 vị tướng nhà Đinh Trương Ngọ, Trương Mai, Bạch Đa có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân

Xã Đại Đồng có làng cổ Đại Vi với bề dày lịch sử hình thành từ thời Đinh mà bằng chứng là sự hiện hữu của các di tích lịch sử từ thế kỷ X. Đó là quần thể đình Đại Vi - Nghè xóm Nối - Nghè xóm Gạ thờ các vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân, họ đã đóng đồn, chiêu dân chiến đấu và hi sinh tại làng Đại Vi. Cụ thể các di tích:

  • Đình làng Đại Vi thờ tam vị đại vương tướng nhà Đinh là Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa. 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh. Hàng năm vào dịp lễ hội làng Đại Vi có rước kiệu từ các di tích trong làng như Nghè Gạ thờ Trương Ngọ và Nghè Nối thờ Bạch Đa về đình làm lễ.
  • Nghè Gạ hay miếu xóm Gạ là nơi thờ người anh cả Trương Ngọ, tương truyền đây cũng là nơi ông đóng đồn chiêu dân dẹp loạn.
  • Nghè Nối hay miếu xóm Nối thờ tướng Bạch Đa, là em họ của Trương Ngọ và Trương Mai. Vị trí Nghè xóm Nối là nơi các ông chiến đấu anh dũng và hy sinh tại đây.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảoSửa đổi