Đại ý của đoạn thơ trên là gì chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên

Rất nhiều bạn vẫn đang băn khoăn gửi câu hỏi tới cho chúng tôi liên quan đến kiến thức về môn Ngữ Văn như ẩn dụ là gì? Hình thức ẩn dụ là gì? Ví dụ về phép ẩn dụ,… Nội dung bài viết ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý bạn đọc kiến thức về phép ẩn dụ là gì và giúp các bạn đi sâu hiểu hơn về biện pháp tu từ ẩn dụ này.

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

Theo tiếng La-tinh, ẩn dụ có nghĩa là Metaphoria. Đây là một biện pháp tu từ dùng trong văn học.

Khái niệm ẩn dụ được hiểu là gọi hiện tượng – sự vật này có nét tương đồng bằng tên của hiện tượng, sự vật khác. Nhờ đó, giúp việc diễn đạt của người dùng tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.

Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng thường hay sử dụng biện pháp, hình ảnh ẩn dụ để trình bày, giảng dạy, diễn đạt một vấn đề gì đó. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ ẩn dụ là gì và những thông tin liên quan đến biện pháp tu từ này.

Như vậy, qua các phân tích trên đã giúp bạn đọc hiểu được ẩn dụ là gì rồi.

Ví dụ về ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong rất nhiều câu ca dao – tục ngữ hay trong thơ văn,… Sau đây người viết sẽ đưa ra một số ví dụ để bạn đọc hiểu rõ hơn ẩn dụ là gì.

Ví dụ 1:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Ví dụ 2: Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

Ví dụ 3: Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Ví dụ 4: Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về. Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

Ẩn dụ có mấy hình thức?

Vậy hình thức của phép ẩn dụ là gì? Ẩn dụ được phân thành 4 loại, hay còn gọi là 4 hình thức. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ẩn dụ hình thức

Hiểu đơn giản thì loại ẩn dụ này nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.

Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” [hoa râm bụt đang nở].

Ẩn dụ phẩm chất

Phép ẩn dụ này theo đúng tên gọi sẽ thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ ẩn dụ phẩm chất: Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng… Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chính là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sử dụng từ ngữ cho giác quan khác.

Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Trời hôm nay nắng giòn tan. Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt [thị giác] để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan” – tức vị giác.

Ẩn dụ cách thức

Đây là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ ẩn dụ cách thức: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây: Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng,

Phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ

Người viết muốn đưa ra nội dung này bởi lẽ có rất nhiều người không phân biệt được giữa phép ẩn dụ và phép hoán dụ. Vậy điểm giống và điểm khác nhau giữa phép hoán dụ và phép ẩn dụ là gì?

Thứ nhất: Điểm giống nhau ấn dụ và hoán dụ

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Thứ hai: Điểm khác nhau ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

– Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

– Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Như vậy, nội dung bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến Quý bạn đọc các kiến thức về ẩn dụ là gì. Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến và có nhiều chức năng khác nhau. Nếu kết hợp nhuần nhuyễn với các biện pháp khác như hoán dụ thì hiệu quả biểu đạt sẽ được tăng cao.

Điệp ngữ là một trong các biện pháp tu từ mà chúng ta được học trong bộ môn Ngữ văn, điệp ngữ thường được dùng nhiều trong văn học đặc biệt là trong thơ ca.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến điệp ngữ cũng như lấy Ví dụ về điệp ngữ nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Điệp ngữ là gì?

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ mà ở đó tác giả lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn.

Điệp ngữ được sử dụng nhằm mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng.

Phân loại điệp ngữ

– Điệp ngữ có ba loại như sau: Điệp ngữ nối tiếp; Điệp ngữ ngắt quãng; Điệp ngữ vòng [hay còn gọi là điệp chuyển tiếp]. Cụ thể hơn về các loại điệp ngữ như sau:

+ Điệp ngữ nối tiếp: Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Để hiểu rõ hơn về điệp ngữ nối chúng ta lấy ví dụ về hai câu thơ sau của nhà thơ Phạm Thận Duật như sau:

“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu

Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”

Hai câu thơ trên có dùng phép điệp ngữ nối: “rất lâu” lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai. Với việc sử dụng phép điệp nối tiếp tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ nhung của tác giả đối với nhân vật “em” rất cồn cào, da diết.

+ Điệp ngữ ngắt quãng: Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.

Để hiểu rõ hơn về loại điệp ngữ này chúng ta sẽ lấy một ví dụ của nhà thơ Thanh Hải như sau:

“Ta làm một con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy một khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình vào những âm thanh, giai điệu của cuộc sống, hòa vào bản nhạc của những âm thanh của chim ca.

+ Điệp ngữ vòng [hay còn gọi là điệp ngữ chuyển tiếp]

Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Để hiểu rõ hơn về điệp ngữ vòng chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ như sau:

“Khói Tiêu Tương thì cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương lại cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại rồi cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.

Hai từ “Thấy” và “ngàn dâu” là từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, có vẻ trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ ở màu xanh của dâu mà đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng phải đi xa của người chinh phụ.

Để hiểu rõ về khái niệm điệp ngữ chúng ta sẽ phân tích qua một ví dụ được trích từ bài thơ “sóng” của nhà thơ Quân Quỳnh.

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”

[Trích Sóng – Xuân Quỳnh]

Trong khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là lặp lại từ “Em nghĩ” nhằm nhấn mạnh những suy nghĩ được tác giả nhắc tới. Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh những suy nghĩ của nhân vật “em” cũng như thể hiện rõ hơn nỗi nhớ da diết, cồn cào của người con gái trong tình yêu.

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ

Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng nhiều trong văn học đặc biệt là trong ca dao. Điệp ngữ được sử dụng nhằm mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng. Cụ thể như sau:

– Điệp ngữ dùng để sự nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng.

Để hiểu được tác dụng này của biện pháp điệp ngữ thì chúng ta hãy cùng phân tích đoạn thơ sau nhằm nắm rõ.

 “… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

– Điệp ngữ dùng để sự tạo sự liệt kê

Để hiểu được ý nghĩa của điệp ngữ đối với việc tạo nên sự liệt kê chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ như sau:

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.

– Điệp ngữ dùng để tạo nên sự khẳng định trong câu thơ, câu văn

Ví dụ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Ở ví dụ trên tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ nhằm lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Ví dụ về điệp ngữ. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ về điệp ngữ. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề