Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Cà gai leo được biết đến là thảo dược phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh về gan. Tuy nhiên, cà gai leo giải độc gan có thực sự hiệu quả không vẫn là băn khoăn của không ít người bệnh. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về công dụng của dược liệu này, tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Cà gai leo là cây gì?

Tên khoa học: Solanum procumbers Lour, Solanum hainanense Hance.

Tên gọi khác: Cà quýnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù…

Họ: Cà

Cà gai leo thuộc cây leo nhỡ, có chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm. Lá cây màu xanh, mọc so le, có hình thuôn dài. Dưới gốc, lá hình lưỡi rìu hoặc hơi tròn, mặt dưới nhiều lông trắng, mặt trên nhiều gai.

Hoa của cây Cà gai leo màu trắng, ra từ tháng 9 đến tháng 12. Quả mọng, bóng, màu đỏ, kích thước đường kính dao động khoảng 7 – 9mm.

Thảo dược mọc hoang này có khắp nơi, từ vùng núi thấp đến trung du hoặc đồng bằng. Phổ biến nhất là các tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Một số nước phân bố dược liệu này như: Lào, Campuchia, Trung Quốc…

Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Cà gai leo

2. Phân loại

Cà gai leo được phân loại như sau:

2.1. Dựa vào màu sắc của hoa

Theo màu sắc của hoa, dược liệu này được phân chia thành 2 loại: Cà gai leo hoa trắng và hoa tím.

Với loại hoa trắng, thân dây nhỏ hơn, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc.

Cà gai leo hoa tím là loại thân dây lớn, được sử dụng ít hơn hoa trắng, chủ yếu là người dân trồng làm hàng rào.

2.2. Dựa theo vùng miền

Theo vùng miền, người ta chia Cà gai leo thành 2 loại: Loại miền Trung và miền Bắc, Nam.

Cà gai leo miền Trung: Thân cây cằn cỗi, màu nâu đất, trông rất cứng cáp.

Cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, thân cây to, mập mạp hơn nên cũng dễ trồng và chăm sóc.

2.3. Dựa theo tính chất

Ngoài ra, để sử dụng làm thuốc, người ta còn phân theo tính chất Cà gai leo khô hoặc tươi.

3. Thành phần hóa học

Toàn thân và đặc biệt là rễ dược liệu có chứa ancaloid. Trong đó, rễ còn chứa tinh bột, saponozit, flavonoid solasodin, solasodinon, glycoalcaloid…

4. Mùi vị

Theo Đông y, Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu đờm, trừ ho, cầm máu.

5. Thu hoạch và bảo quản

Rễ và cành lá dược liệu có thể thu hái quanh năm.

Cách sơ chế rất đơn giản, rửa sạch, thái lát, phơi khô hoặc sấy làm thuốc. Ngoài ra, chúng ta còn dùng dược liệu này để nấu cao nước, cao mềm hoặc làm cao khô đều được.

Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Cà gai leo đã sấy khô

6. Cà gai leo có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, dược liệu Cà gai leo được biết đến với nhiều công dụng như:

  • Trị rắn cắn
  • Chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương
  • Chữa ho, ho gà, dị ứng
  • Giúp giải rượu
  • Điều trị viêm quanh răng, đau răng
  • Chữa các bệnh về gan

7. Cà gai leo – Thảo dược quý chữa trị bệnh về gan

Dược liệu họ cà này được các nhà khoa học quan tâm từ năm 1980, cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng Cà gai leo rất tốt trong điều trị bệnh về gan, cụ thể:

7.1. Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B

Hoạt chất trong dược liệu này, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Đồng thời, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm gan gây ra.

Năm 1999, luận án tiến sĩ Y học “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo” của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da… sau 2 tháng. Đặc biệt, nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt sau 3 tháng.

Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Cà gai leo – Thảo dược quý điều trị bệnh về gan

7.2. Làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Hoạt chất glycoalcaloid trong Cà gai leo, ngoài công dụng điều trị viêm gan virus còn làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.

Nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương “Tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” đã công bố tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt của dược liệu này.

7.3. Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư

Ngoài ra, Cà gai leo còn có tác dụng chất chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, khả năng chống viêm, giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan.

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng các cộng sự về Cà gai leo đã công bố. Dịch chiết của dược liệu này và glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, dịch chiết dược liệu họ cà cũng được chứng minh tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus gây ra như: Tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung…

8. Cà gai leo giải độc gan có đúng không?

Ngoài những công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh gan kể trên. Hoạt chất trong dịch chiết của dược liệu họ cà này còn có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan.

Năm 1998, luận án tiến sĩ Y học của Nguyễn Phúc Thái nghiên cứu cho thấy: Dịch chiết trong Cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT (Trinitrotoluen). Điều này được thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế gan nhiễm độc TNT. Đồng thời, cải thiện triệu chứng tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.

Bên cạnh đó, Cà gai leo còn được biết đến là thảo dược có tính ưu việt tuyệt đối về giải độc rượu. Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi có ghi lại về tác dụng chống say rượu của dược liệu này. Trước khi uống rượu chỉ cần ngậm hoặc nhai rễ Cà gai leo là có thể uống được nhiều rượu. Sau khi uống rượu xong chỉ cần lấy Cà gai leo khô sắc uống sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng nhức đầu, chóng mặt do say rượu. Điều này chứng minh, Cà gai leo có thể giải độc cồn trong gan hiệu quả.

Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Cà gai leo có thực sự giải độc gan không?

9. Đối tượng không nên sử dụng cà gai leo

Mặc dù thảo dược này được đánh giá là mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được. Dưới đây là những trường hợp tuyệt đối không nên uống Cà gai leo:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi;
  • Những người huyết áp thấp;
  • Người mắc các bệnh về thận;
  • Những người đang điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

10. Các bài thuốc từ Cà gai leo

Từ xa xưa, dân gian ta đã biết áp dụng dược liệu quý này vào các bài thuốc chữa bệnh như:

10.1. Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan

Nguyên liệu: 30g Cà gai leo, cây chó đẻ (Diệp hạ châu), cây dừa cạn mỗi loại 10g.

Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng một thang, rửa sạch, sao vàng rồi sắc với 500ml nước cho tới khi còn 250ml thì dừng lại. Sử dụng hết trong ngày.

10.2. Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể

Nguyên liệu: Cà gai leo, dây gấm, Thổ phục linh, Kê huyết đằng, lá lốt, mỗi loại 10g.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên rửa sạch, sao vàng.
  • Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục từ 10 – 30 thang sẽ thấy tiến triển.

10.3. Bài thuốc điều trị cảm cúm, ho gà, thấp khớp

Nguyên liệu: Cà gai leo, Thiên môn, Mạch môn, mỗi loại 10g.

Sắc mỗi ngày một thang, chia thành 3 phần uống hết trong ngày.

10.4. Bài thuốc giải rượu

Theo kinh nghiệm dân gian, Cà gai leo được biết đến là thảo dược chữa ngộ độc rượu rất tốt. Để áp dụng bài thuốc này, cần chuẩn bị 100g dược liệu khô.

Cách thực hiện:

Cho 100g Cà gai leo khô sắc với 400ml nước cho tới khi còn 150ml thì dừng lại. Uống hết trong ngày, sử dụng ngay khi còn ấm. Dùng cho đến khi tỉnh rượu mới thôi.

Đánh giá cà gai leo tên khoa học

Bài thuốc giải rượu từ Cà gai leo

10.5. Bài thuốc Cà gai leo bổ gan, giải độc gan

Nguyên liệu: 35g rễ hoặc thân Cà gai leo

Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu trên với 1 lít nước cho tới khi còn 300ml thì dừng lại, chia thành 3 phần đều dùng, uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng sẽ giúp giải độc gan, hạ men gan.

11. Cà gai leo bán ở đâu? Giá bao nhiêu?

Với những tác dụng mà dược liệu này mang lại cho sức khỏe, không ít người tìm mua và có nhu cầu sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều Cà gai leo nhưng không phải nơi nào cũng bán sản phẩm tốt, có chất lượng.

Thực trạng hiện nay, Cà gai leo bị tận diệt do sự thu hái ồ ạt của người dân. Vì vậy, người bệnh dễ mua phải những sản phẩm kém chất lượng. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh nên tìm đến các cơ sở bán thuốc Đông y uy tín.

Hiện nay, dược liệu này trên thị trường được bán với giá như sau:

  • Cà gai leo tươi: 5.000 – 15.000 đồng/kg
  • Cà gai leo khô: 100.000 – 200.0000 đồng/kg
  • Rễ Cà gai leo khô: 300.000 – 500.000 đồng/kg
  • Cà gai leo dạng bào chế: 50.000 – 300.000 đồng/sản phẩm

12. Lưu ý khi sử dụng

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, trước khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng bởi có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Nếu sử dụng thêm thuốc tây, tốt nhất nên uống cách 2 tiếng.
  • Đối với những người đang điều trị bệnh viêm gan B, không nên ngâm Cà gai leo với rượu vì rượu không tốt cho gan và ảnh hưởng tới sức đề kháng.
  • Cần nhận biết Cà gai leo chuẩn, tránh bị nhầm lẫn với cây cà độc hoặc cây khác có hình dáng tương tự.
  • Lựa chọn mua dược liệu ở địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.

Như đã phân tích ở trên, Cà gai leo giải độc gan là công dụng đã được khoa học chứng minh và ứng dụng lâm sàng. Chính vì vậy, người bệnh có thể an tâm khi lựa chọn dược liệu này để cải thiện bệnh về gan. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bền vững, nên tìm các sản phẩm hỗ trợ bổ gan, giải độc gan có sự tổng hợp của nhiều loại thảo dược khác. Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.

XEM THÊM:

  • Viêm gan B lây qua đường nào? – Lưu ý để phòng chống lây nhiễm
  • Viêm gan C lây qua đường nào ? – Cảnh giác với 3 mối nguy hiểm