Đánh giá quy trình nhập khẩu năm 2024

Bạn có biết để nhập khẩu một mặt hàng vào nước ta cần phải trải qua bao nhiêu bước hay không? Quy trình nhập khẩu hàng hóa được hiểu như thế nào? Hãy cùng Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Nội dung bài viết

I. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu hàng hóa được hiểu đơn giản là đưa hàng hóa từ nước ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc từ những khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo pháp luật quy định.

2. Quy định về nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ theo Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa nhập khẩu như sau:

- Đối tượng hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm có:

  • Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63, 64 của Luật Quản lý ngoại thương
  • Hàng hóa nhập khẩu có tiềm ẩn hoặc có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực và nước ngoài phải được kiểm tra nghiêm ngặt
  • Hàng hóa nhập khẩu bị cơ quan phát hiện là không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo pháp luật quy định

- Căn cứ theo quy định tại Điều 5, những hàng hóa bị cấm nhập khẩu gồm có: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng; các loại hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm theo quy định của pháp luật; pháo các loại, đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông; phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole; thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam; các mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên bị nhập khẩu vì mục đích thương mại;...

II. Quy trình nhập khẩu hàng hóa

Đánh giá quy trình nhập khẩu năm 2024

1. Quy trình nhập khẩu hàng hóa - 9 Bước chi tiết

Một quy trình nhập khẩu hàng hóa thường được thực hiện đầy đủ các bước như sau:

- Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu. Ở bước này bạn cần phải xác định được loại hàng hóa mình định nhập thuộc vào nhóm ngành hàng nào, có phải là loại hàng bị cấm hay không hoặc là mặt hàng đó có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không, hay là mặt hàng cần công bố chuẩn hợp quy hoặc hàng cần kiểm tra chuyên ngành?

Sau khi đã xác định được thì bạn phải thực hiện theo các yêu cầu mà mặt hàng đó đưa ra, nếu là hàng thương mại bình thường thì không cần.

- Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương. Bước này nhằm hợp thức hóa giao dịch giữa hai bên. Hợp đồng ngoại thương thường sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Nội dung trong hợp đồng phải được ghi chép rõ ràng, chi tiết, tuân theo quy định của pháp luật và thường bao gồm có nội dung như: Tên mặt hàng, số lượng, trọng lượng, giá thành, quy cách đóng gói,...

- Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Sale contract: Hợp đồng thương mại
  • Bill of lading: Vận đơn lô hàng
  • Commercial invoice: Hóa đơn thương mại
  • Packing list: Phiếu đóng gói hàng hóa
  • C/O: giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
  • Cùng các giấy tờ khác có liên quan

- Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Nếu hàng hóa nhập khẩu của bạn nằm trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra thì đây là một thủ tục bắt buộc.

Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng đến (arrival notice) thì doanh nghiệp phải đi đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường hãng vận chuyển sẽ gửi giấy này cho doanh nghiệp khoảng hai ngày trước khi tàu đến cảng.

- Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan. Đây cũng là một bước bắt buộc sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng đến. Và điều kiện cần và đủ để khai hải quan đó là chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.

Bạn có thể khai tờ khai hải quan tại Tổng Cục Hải Quan Việt Nam hoặc thực hiện trên hệ thống VNACCS của Cục Hải quan. Doanh nghiệp phải điền đầy đủ thông tin trên tờ khai, nếu chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể thuê một bên thứ ba để họ thực hiện giúp, tránh xảy ra sai sót không đáng có.

Sau khi đã khai xong, doanh nghiệp tiến hành gửi tờ khai, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp chờ đến khi có kết quả trả về mới được tiến hành bước tiếp theo.

- Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order). Lệnh giao hàng là một loại chứng từ mà hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành. Nó được dùng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở kho hoặc cảng chứa hàng cho chủ hàng. Doanh nghiệp muốn có được lệnh giao hàng thì phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau và đưa đến cho hãng vận chuyển.

  • Bản sao CMND/CCCD
  • Bản sao vận đơn
  • Bản gốc vận đơn đã được lãnh đạo công ty đóng dấu xác nhận
  • Tiền phí

- Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan.

Đánh giá quy trình nhập khẩu năm 2024

- Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan. Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp 2 loại thuế chính đó là thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với một số mặt hàng có tính đặc thù thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản. Khi này doanh nghiệp phải lưu ý hai vấn đề sau:

  • Phương tiện chuyên chở để đưa hàng về
  • Nhà kho và bến bãi để bảo quản hàng hóa

*Lưu ý: Doanh nghiệp phải đảm bảo hiệu lực của lệnh giao hàng, nếu không thì doanh nghiệp phải làm việc lại với bên hãng tàu để gia hạn thêm.

Sau đó, người đại diện của doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng nhập hàng để trình một số loại giấy tờ như: Giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan, D/O,...

Nhân viên sẽ lên hóa đơn cho bạn để bạn thanh toán những khoản phí cần thiết. Người đại diện chỉ cần nộp phí và nhận phiếu giao nhận (ER) rồi bốc hàng lên xe và đưa về nơi bảo quản.

2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Bước 1. Xin giấy phép nhập khẩu(nếu có)- áp dụng cho nhập khẩu hàng bằng đường biển, đường hàng không,...

Bước 2. Xác nhận thanh toán.

Bước 3: Đôn đốc thực hiện hợp đồng.

Bước 4: Thuê tàu (nếu có) khi nhập khẩu hàng bằng đường biển.

Bước 5: Mua bảo hiểm (nếu có)

Bước 6: Chấp nhận thanh toán tiền hàng (nếu có).

Bước 7: Làm thủ tục hải quan để nhận hàng (hàng kinh doanh, hàng tạm nhập tái xuất, nhập hàng quá cảnh, nhập hàng gia công).

Bước 8: Nhận hàng.

Bước 9: Kiểm tra hàng nhập khẩu.

Bước 10: Khiếu nại (nếu có).

Xem chi tiết: Quy trình nhập khẩu lô hàng bằng đường biển

3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Đánh giá quy trình nhập khẩu năm 2024

4. Quy trình làm hàng nhập khẩu của Forwarder

Đánh giá quy trình nhập khẩu năm 2024

Xem thêm:

  • Quy Trình Nhập Khẩu Xe Nâng
  • Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu
  • Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
  • Quy Trình Nhận Hàng Làm Thủ Tục Hải Quan Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất
  • Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan - Kinh Nghiệm Thực Tế
  • Quy Trình Công Bố Hợp Chuẩn Hợp Quy
  • Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết!

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing (mua hàng thực chiến)... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904848855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Quy trình nhập khẩu gồm những gì?

Một quy trình nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện đầy đủ các bước như sau:.

Bước 1: Xác định loại hàng hoá nhập khẩu..

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương..

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa và theo dõi đóng hàng..

Bước 4: Nhận giấy báo hàng đến & Đăng ký kiểm tra chuyên ngành..

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan..

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cần những giấy tờ gì?

Giấy tờ bắt buộc.

Hợp đồng thương mại (Sales Contract) ... .

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ... .

Phiếu chi tiết hàng hóa (Packing List) ... .

Vận đơn (Bill of Lading).

Tờ khai hải quan (Customs Declaration) ... .

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) ... .

Thư tín dụng (Letter of Credit) ... .

Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate).

Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là gì?

Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một loạt các hoạt động của doanh nghiệp để tiến hành nhập khẩu hàng hoá vào một quốc gia theo những quy định và thủ tục của quốc gia bao gồm việc xin giấy phép nhập khẩu, tiến hành làm thủ tục thanh toán, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá, giám định và kiểm tra chất lượng.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là gì?

Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu là quá trình xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa bởi các cơ quan chức năng theo các quy chuẩn kỹ thuật chất lượng tương ứng mà Nhà nước đã quy định trước khi lưu thông trên thị trường.