Đánh giá tình hình cháy nổ hiện nay năm 2024

An ninh - Quốc phòng Thứ 6, Ngày 30/07/2021, 08:05

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH NHỮNG NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (30/07/2021)

Tình hình cháy, nổ đối với loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh những năm trở lại đây; đâu là nguyên nhân xảy ra cháy, nổ và thực trạng hiện nay của loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh?

  1. Tình hình cháy: Trong năm 2020, cả nước xảy ra 5.354 vụ cháy, trong đó: 2.764 vụ cháy nhà dân (chiếm 51,62% tổng số vụ cháy). Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021, toàn quốc đã xảy ra 958 vụ cháy, thiệt hại: Làm 44 người chết, 64 người bị thương, về tài sản uớc tính khoảng 265 tỷ đồng và 273,5 ha rừng. Trong đó có 352 vụ cháy nhà dân (chiếm 36,74%), 83 vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (chiếm 8,7%); đặc biệt gần đây, đã liên tiếp xảy ra một số vụ cháy tại các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Qua số liệu trên cho thấy tình hình cháy, nổ xảy ra tại khu dân cư, nhà ở hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao về số vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và có diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm, trong các ngày nghỉ, lễ, người dân thường chủ quan trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như thắp nhang, sử dụng thiết bị điện, sản xuất, kinh doanh hàng dễ cháy trong gia đình nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC làm phát sinh sự cố cháy, nổ và không phát hiện kịp thời dẫn đến cháy lan, cháy lớn.

Đánh giá tình hình cháy nổ hiện nay năm 2024

Cháy nhà dân tại phường 10

  1. Về nguyên nhân xảy ra cháy, tập trung chủ yếu gồm: - Ý thức chấp hành các quy định và trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh chưa cao; người dân vẫn còn chủ quan, lơ là với công tác PCCC, chưa thực sự coi công tác PCCC là một công việc phải được thực hiện hàng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, lúng túng trong xử lý các tình huống cháy, nổ; không duy trì các điều kiện an toàn về PCCC trong quá trình hoạt động; không trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC tối thiểu (thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, dụng cụ phá rỡ…) hoặc có trang bị nhưng thiếu về số lượng và không bảo đảm chất lượng do không được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, không biết thao tác, sử dụng phương tiện chữa cháy nên không kịp thời phát hiện khi có cháy xảy ra dẫn đến cháy lớn, cháy lan, nạn nhân dễ bị ngạt khói gây bất tỉnh và tử vong. - Vi phạm các quy định an toàn trong sử dụng điện như: sử dụng dây dẫn điện, thiết bị tiêu thụ điện kém chất lượng; không kiểm tra, tắt thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng; tùy tiện câu mắc điện trong nhà để sử dụng, đấu nối không đúng kỹ thuật; lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn dẫn đến quá tải. Sơ xuất, bất cẩn trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: thắp nhang thờ cúng, đun nấu, đốt vàng mã không đảm bảo an toàn về PCCC… - Vi phạm trong việc tồn chứa, sắp xếp hàng hóa, chất dễ cháy với khối lượng lớn ở khu vực kinh doanh không có giải pháp ngăn cháy lan, trên các lối đi lại gây cản trở lối thoát nạn, không có lối thoát nạn dự phòng, chống tụ khói; tồn chứa, bảo quản, sử dụng chất khí, chất lỏng dễ cháy, hóa chất tác dụng với chất khác gây cháy, nổ… (ví dụ: tồn chứa bình gas, bếp gas, tồn chứa can, phuy, bồn chứa xăng dầu, axít, kim loại kiềm).
  2. Về thực trạng PCCC của khu dân cư, hộ gia đình Theo thống kê, hiện cả nước có trên 26,87 triệu nhà ở hộ gia đình, trong đó các nhà ở kết hợp kinh doanh được chuyển đổi từ nhà ở hiện hữu hoặc xây dựng mới có nhiều yếu tố chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn cháy nên có nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao… - Các khu dân cư hiện hữu không được quy hoạch xây dựng đồng bộ chưa đáp ứng về điều kiện an toàn PCCC như: Bố trí đường giao thông trong khu dân cư chật hẹp, hệ thống đường dây điện gây cản trở xe chữa cháy hoạt động; không có hoặc không duy trì nguồn nước dự trữ chữa cháy; các nhà ở trong khu dân cư được xây dựng liền kề với nhau tạo thành ngõ sâu, đường đi nhỏ nên khó triển khai hoạt động chữa cháy, CNCH….; các làng nghề sản xuất kinh doanh ngoài các đặc điểm nêu trên còn tồn chứa lượng chất cháy lớn, công tác quản lý trong sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, hệ thống, thiết bị điện… còn lỏng lẻo, đồng thời trong các khu dân cư tồn tại nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tồn chứa lượng lớn chất, hàng dễ cháy luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. - Hệ thống điện của các hộ gia đình theo thiết kế ban đầu phục vụ đủ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở của người dân, tuy nhiên khi đời sống phát triển sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện; khi kết hợp với kinh doanh, buôn bán thì việc gia tăng phụ tải điện ít được quan tâm, cải tạo, nâng cấp để bảo đảm an toàn; hệ thống điện sử dụng lâu ngày bị xuống cấp, đường dây điện không bảo đảm an toàn và thiếu việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ như aptomat…Trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến sự cố quá tải, chập điện… gây ra cháy, nổ. - Nhà ở hộ gia đình thường được xây dựng liền kề với nhau, ba mặt đều có nhà tiếp giáp, chỉ có 01 lối thoát nạn là cửa chính ra vào, lắp đặt nhiều lớp cửa; tại lô gia, ban công các tầng lắp đặt thêm chuồng cọp, lồng sắt, biển quảng cáo; nhiều nhà nằm trong ngõ, hẻm sâu nên việc thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra rất khó khăn, thậm chí không thể thoát được ra ngoài. - Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, do kết hợp giữa sinh hoạt và kinh doanh nên trong nhà thường chứa rất nhiều hàng hóa, vật dụng, chất dễ cháy; các khoảng trống trong nhà được tận dụng tối đa cho việc chứa hàng hóa, máy móc, thiết bị sản xuất và cả thiết bị phục vụ sinh hoạt hằng ngày, lấn chiếm lối ra thoát nạn, không bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC nên khi xảy ra cháy, nổ dẫn đến cháy lan, cháy lớn./.

Thạch Lai Châu

Số lượt người xem: Bản in Quay lại

Đánh giá tình hình cháy nổ hiện nay năm 2024